Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm

Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm khó nhất vì thế cần lưu ý một số điểm sau:

- Đánh số đơn vị trên tung phải cách đều nhau và đầy đủ, tránh ghi lung tung.

- Vẽ đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp lên cao hay ngược lại, trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.

- Không nên vạch chấm hay vạch ngang từ trục tung vào đầu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ.

- Cột đầu tiên phải cách trục thẳng ( trục tung) từ 1 đến 2 ô tập ( không vẽ dính trục như dạng biểu đồ đồ thị).

- Độ rộng ( bề ngang) các cột phải bằng nhau, tương đương 1 ô hoặc ½ ô tập ( không vẽ cột to lẫn cột nhỏ).

- Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét. Số ghi phải rõ ràng ngay ngắn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c số liệu, thông tin được cập nhật mới. Phần thực hành rất được coi trọng, chiếm 25% tổng số bài trong suốt năm học, tăng cường các kĩ năng thực hành địa lí trong đó có kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ.
Trên thực tế, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong dạy học Địa lí ở nhà trường trung học cơ sở chưa được giáo viên và học sinh quan tâm mà chỉ chú trọng nhiều về kiến thức lí thuyết có trong nội dung bài học. Không riêng kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ mà kĩ năng khác như: kĩ năng giải thích bản đồ, bảng số liệu cũng như thế….chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh giỏi của môn còn thấp, đặc biệt là ở trường chưa có học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh ở môn này.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
 1. Nguyên nhân
Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ không được thực hiện đúng và đầy đủ, theo tôi nghiên cứu phát hiện là do:
- Lượng kiến thức bài học nhiều nhưng thời lượng tiết học ít.
- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên đề cập chưa sâu kĩ năng này trong giảng dạy.
- Học sinh ngán ngại khi gặp các bài tập về kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ .
- Một số học sinh có tâm lí cho đây là môn học phụ nên không đầu tư trong quá trình học, số khác cho rằng: chỉ cần học lí thuyết là đủ vì thế không chú ý đến các bài tập ở cuối bài.
* Thực tế khi chưa khảo sát ở học sinh:
- Không xác định được yêu cầu của đề bài.
- Không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì.
- Chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ và nhận xét biểu đồ. Cho nên tỉ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với yêu cầu thấp, số lượng học sinh xác định ngay được cách vẽ biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao.
- Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 + Đối với học sinh khối 6 thì mức độ làm việc với biểu đồ của các em còn ở mức đơn giản như: hiểu biểu đồ, đọc nội dung đơn giản trên biểu đồ, xác định đơn giản vị trí tương đối của đối tượng trên biểu đồ.
 + Đối với học sinh khối 7, 8, 9 thì các em ngoài mức độ đọc biểu đồ ra còn mức độ vẽ biểu đồ. 
Số liệu điều tra trước khi thực hiện ở học sinh khối 7, 8, 9 như sau:
Lớp
Tổng số HS
Biết vẽ và nhận xét đúng biểu đồ
Chưa biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ
Khối 7
140
15
125
Khối 8
96
20
76
Khối 9
87
30
57
Tổng
323
65
258
Tỷ lệ
100%
20.1%
79.9%
Vì vậy mà kết quả làm bài tập trong quá trình điều tra chưa cao.
Lớp
Tổng số HS
Biết vẽ và nhận xét đúng biểu đồ
Chưa biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ
Khối 7
140
25
115
Khối 8
96
30
66
Khối 9
87
40
47
Tổng
323
95
228
Tỷ lệ
100%
29.4%
70.6%
 2. Thuận lợi và khó khăn
 2.1. Thuận lợi
- Được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sâu sắc hoạt động dạy và học trong nhà trường.
- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, đầu tư nhiều cho công tác giảng dạy và trong từng tiết dạy.
- Học sinh ngoan, siêng năng, tích cực, ham thích tìm hiểu và hứng thú học tập Địa lí.
- Trường được trang bị máy chiếu công nghệ thông tin và nhiều đồ dùng dạy học.
- Học sinh lại có ý thức cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng địa lí.
 2.2. Khó khăn
- Đại bộ phận học sinh thuộc vùng sâu, vùng nông thôn, mức độ tiếp thu kiến thức còn chậm, chưa đồng đều ở các lớp. Những hiểu biết về địa lí đôi khi còn mơ hồ, thiếu nhiệt tình khi rèn luyện các kĩ năng trong giờ học. Một số ít lại lười học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của bộ môn.
- Bộ phận nhỏ trong giáo viên còn nặng lối truyền thụ kiến thức theo lối cổ truyền, nặng lý thuyết hoặc chưa đầu tư cho tiết dạy do bận công việc gia đình.
- Thời gian tiết học quá ngắn gây khó khăn lúc giáo viên rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Khả năng hình dung hình dáng và cách nhận của biểu đồ ở học sinh còn chậm.
- Đồ dùng dạy học cho môn Địa lí còn ít.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Mức độ sử dụng biểu đồ có sự khác nhau từ lớp 6 đến lớp 9
Lớp
Các mức độ đọc biểu đồ
Các mức độ vẽ biểu đồ
6
- Hiểu biểu đồ.
- Đọc một nội dung đơn giản trên biểu đồ.
- Xác định đơn giản vị trí tương đối của đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
7
- So sánh và phân tích biểu đồ
- Tính toán trên biểu đồ
- Xác định sự tương ứng giữa nội dung biểu đồ với nội dung địa lí được thể hiện trên ảnh.
- Nhận xét các yếu tố thể hiện trên biểu đồ.
- Xác định vị trí tương đối của biểu đồ.
- Xác định đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ.
- Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ.
- Sắp xếp biểu đồ vào vị trí thích hợp ở trên lược đồ.
- Vẽ biểu đồ cột đơn giản.
- Vẽ biểu đồ hình tròn đơn giản và rút ra nhận xét.
8
- Phân tích biểu đồ, rút ra nhận xét.
- Xác định vị trí của đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột với đường và xác định vị trí của đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ tròn và cột rút ra nhận xét.
- Vẽ biểu đồ đường.
- Vẽ các biểu đồ hình tròn thể hiện xu hướng thay đổi và rút ra nhận xét.
9
- Đọc biểu đồ tròn, rút ra nhận xét.
- Đọc biểu đồ cột, rút ra nhận xét
- So sánh các biểu đồ tròn với nhau, rút ra nhận xét.
- So sánh các biểu đồ cột với nhau, rút ra nhận xét.
- Phân tích biểu đồ tròn
- Vẽ biểu đồ miền, vẽ biểu đồ cột
- Vẽ biểu đồ tròn, rút ra nhận xét.
- Vẽ biểu đồ cột chồng, vẽ biểu đồ đường
- Vẽ biểu đồ cột so sánh theo số liệu tương đối.
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự gia tăng theo % trên cơ sở chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.
 2. Một số điểm cần lưu ý khi vẽ biểu đồ.
- Đọc kĩ yêu cầu.
- Tuyệt đối không dùng màu để tô, kí hiệu trên biểu đồ.
- Bất cứ biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên biểu đồ.
- Đầu trang ghi tên biểu đồ: ( tốt nhất là ghi chữ in hoa, có thể ghi tên ở dưới biểu đồ nhưng thường học sinh dễ quên và dễ bị mất điểm vì để sót).
- Biểu đồ: ( cần đọc kĩ đề để xác định phải vẽ loại biểu đồ nào cho đúng). Kí hiệu trên biểu đồ cần cẩn thận khi vẽ, tránh làm rối hoặc làm xấu biểu đồ.
- Ghi chú: theo thứ tự đề bài cho, dưới biểu đồ.
- Nhận xét: nhớ xuống dòng mỗi ý và phải ngắn gọn, súc tích.
- Giải thích: dựa theo bài học, giải thích trình bày riêng, không gắn liền với phần nhận xét.
 3. Giới thiệu cách vẽ
 3.1. Khái niệm
Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng ( chẳng hạn diễn biến của nhiệt độ trung bình các tháng trong năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng( chẳng hạn diện tích các châu lục, các nước), hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ: cơ cấu xuất, nhập khẩu).
 3.2. Các loại biểu đồ
Biểu đồ có nhiều loại nên trước khi vẽ cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài, xác định chủ thể thể hiện trên biểu đồ ( động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu …) để chọn biểu đồ thích hợp.
Có rất nhiều loại biểu đồ như: đồ thị, cột, thang ngang, kết hợp, tròn, ô vuông, miền, tam giác, hình thoi, xuất nhập khẩu. Nhưng đối với cấp trung học cơ sở, các biểu đồ thường gặp là: đồ thị, cột, thang ngang, kết hợp, tròn, miền.
 3.2.1. Biểu đồ cột (thang ngang)
* Cách nhận dạng
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể là “ hãy vẽ biểu đồ cột”….thì ta không được vẽ biểu đồ dạng khác ( đồ thị, tròn…), buộc phải vẽ biểu đồ cột.
- Đề bài muốn ta thể hiện sự hơn, kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
- Ta có thể dựa vào các cụm từ gợi ý có trong đề bài như: “số lượng”, “sản lượng”, “so sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”.
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm, nên trục ngang thay vì đơn vị “năm” lại thay thế là “các vùng”, “các nước”, “ các loại sản phẩm”…
- Đơn vị có dấu “.../…” như: kg/ người, tấn/ ha, USD/ người, người/km2 …
- Khi vẽ về lượng mưa/ năm của một địa phương ( cá biệt có lúc vẽ đường biểu diễn).
* Cách vẽ
Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm khó nhất vì thế cần lưu ý một số điểm sau:
- Đánh số đơn vị trên tung phải cách đều nhau và đầy đủ, tránh ghi lung tung.
- Vẽ đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp lên cao hay ngược lại, trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.
- Không nên vạch chấm hay vạch ngang từ trục tung vào đầu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ.
- Cột đầu tiên phải cách trục thẳng ( trục tung) từ 1 đến 2 ô tập ( không vẽ dính trục như dạng biểu đồ đồ thị).
- Độ rộng ( bề ngang) các cột phải bằng nhau, tương đương 1 ô hoặc ½ ô tập ( không vẽ cột to lẫn cột nhỏ).
- Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét. Số ghi phải rõ ràng ngay ngắn.
* Hướng dẫn nhận xét
A. Trường hợp cột đơn ( chỉ có một yếu tố)
- Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cũng được).
- Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng hay giảm liên tục hay không liên tục?( Lưu ý năm nào không liên tục.)
- Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm, nếu không liên tục : thì năm nào không còn liên tục.
* Ví dụ minh họa: Dựa vào bảng số liệu sau
Năm
Sản lượng ( triệu tấn)
1980
11.6
1985
15.9
1990
19.2
1995
24.9
2002
34.4
Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời kì 
1980-2002 .
* Nhận xét
- Sản lượng xuất lúa gạo của nước ta từ năm 1980-2002 tăng liên tục: từ 11,6 triệu tấn năm 1980 tăng lên 34,4 triệu tấn năm 2002, tăng 22,8 triệu tấn.
- Sản lượng lúa gạo của nước ta tăng nhanh là do: việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại những thành tựu đáng kể, góp phần làm tăng sản lượng lương thực và nâng cao đời sống của người dân.
B. Trường hợp cột là lượng mưa.
- Nhận xét: mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, (ở nhiệt đới : tháng mưa từ 100mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50mm là được xếp vào mùa mưa).
Sau đó, cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu? 
- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất ( có thể có 2 tháng mưa nhiều hay 2 tháng mưa ít).
* Ví dụ minh họa: Vẽ và nhận xét biểu đồ lượng mưa ở điểm A ở Bắc Bán cầu theo bảng sau:
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lương
mưa
120
100
80
60
40
30
10
15
30
90
110
100
 * Vẽ biểu đồ
* Nhận xét biểu đồ
- Điểm A có mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trong đó lượng mưa cao nhất vào tháng 1(120mm) và tháng 11(110mm)- mưa vào mùa thu đông.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó tháng 7 và 8 là khô nhất, lượng mưa chỉ có 10-15mm.
- Mùa hạ ít mưa, mưa lại tập trung vào mùa thu đông, như vậy điểm A thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải Bắc Bán Cầu.
 3.2.2. Biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường, đường biểu diễn).
 * Cách nhận dạng
Khi đề bài yêu cầu: “ Em hãy vẽ đồ thị tả….”, hãy vẽ 3 đường biểu diễn…” học sinh bắt buộc phải vẽ biểu đồ đồ thị mà không được vẽ các loại biểu đồ khác.
Hay trong đề bài xuất hiện các cụm từ: “phát triển”, “ tăng trưởng”, “ tốc độ gia tăng”…..
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhiệt độ từng tháng trong năm ở một địa phương nào đó ( cá biệt có thể vẽ cột).
* Cách vẽ
- Trục tung thể hiện đơn vị.
- Trục hoành thể hiện thời gian ( cần độ chính xác cao).
- Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục đơi vị ( chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B trong toán học
- Chỉ nên chấm nhẹ ( không đậm, không to quá) và trên hoặc dưới các chấm ghi giá trị của năm tương ứng (ghi số).
- Ghi tên biểu đồ: trên hay dưới biểu đồ đều được nhưng nên ghi trên biểu đồ để không bị quên, nên ghi chữ IN HOA.
- Nếu có hai đường biểu đồ trở lên, phải vẽ 2 đường phân biệt ( vẽ khác nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài đã cho.
- Kí hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt: màu sắc ( đen, xanh, đỏ), kí tự riêng ( thường dùng nhiều).
 - Lưu ý: nếu đề bài cho 3 thời điểm, thì ta sẽ vẽ biểu đồ cột hay hơn là vẽ biểu đồ đồ thị.
* Cách nhận xét:
Trường hợp chỉ có một đường
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? Lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có thể liên tục hay không liên tục?
- Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm, nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
*Ví dụ minh họa: Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Năm
Trâu
(nghìn con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
Bò
(nghìn con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
Lợn
(nghìn con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
Gia cầm
(triệu con)
Chỉ số tăng trưởng(%)
1990
2854.1
100.0
3116.9
100.0
12260.5
100.0
107.4
100.0
1995
2962.8
103.8
3638.9
116.7
16306.4
133.0
142.1
132.3
2000
2897.2
101.5
4127.9
132.4
20193.8
164.7
196.1
182.6
2002
2814.4
98.6
4062.9
130.4
23169.5
189.0
233.3
217.2
Hãy vẽ biểu đồ tăng trưởng gia súc, gia cầm của nước ta và cho nhận xét
 * Cách vẽ biểu đồ
* Nhận xét biểu đồ:
Từ năm 1990 đến năm 1995:
 - Tỉ trọng đàn trâu tăng chậm từ 100% năm 1990 lên 103.8% năm 1995,tăng lên 3.8%.
 - Tỉ trọng đàn bò tăng liên tục từ 100% năm 1990 lên 132.4% năm 2000, hay tăng lên 32.4%.
 - Tỉ trọng đàn lợn tăng liên tục từ năm 100% năm 1990 lên 189% năm 2002, hay tăng lên 89%.
 - Tỉ trọng đàn gia cầm tăng liên tục từ 100% năm 1990 lên 217.2% năm 2002, hay tăng lên 117.2%.
Tóm lại, tỉ trọng đàn lợn và đàn gia cầm tăng liên tục đã chứng tỏ nước ta có đủ thực phẩm cung cấp trong nước và xuất khẩu. Còn tỉ trọng đàn trâu, đàn bò có chiều hướng giảm dần do chúng ta tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp nên hạn chế việc sử dụng sức kéo của trâu, bò.
 3.2.3. Biểu đồ kết hợp
* Cách nhận dạng
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp ( đường và cột),
Khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau có thể vẽ cột hoặc vẽ đồ thị đều được, nhưng thường đề bài để tự chọn “ hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất….”
* Cách vẽ
- Biểu đồ có 2 trục đơn vị.
- Tọa độ đường nằm giữa cột vì thế vẽ cột trước, xong mới vẽ đường.
- Ta có thể chọn một cái vẽ biểu đồ cột và một vẽ biểu đồ đồ thị, nhưng chia tỉ lệ sau cho để hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường. Tốt nhất nên vẽ đường cao hơn cột.
* Ví dụ minh họa: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng cà phê
Năm
1980
1985
1990
1995
1997
1998
D tích cây trồng (nghìn ha)
22.5
44.7
119.3
186.4
270
370.6
Sản lượng (nghìn tấn)
8.4
12.3
92
228
400.2
409.3
 * Nhận xét biểu đồ:
	Từ năm 1980 đến năm 1998:
 - Diện tích trồng cây cà phê tăng liên tục, tăng từ 22,5 lên 370,6 nghìn ha( tăng 348,1 nghìn ha, hay tăng 16,47 lần).
 - Sản lượng cà phê tăng liên tục từ 8.4 lên 409.3 nghìn tấn( tăng 400.9 nghìn tấn, hay tăng gấp 48,7 lần).
 - Như vậy, cả diện tích và sản lượng cà phê điều tăng, nhưng sản lượng cà phê tăng nhanh hơn.
3.2.4. Biểu đồ tròn
* Cách nhận dạng
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể“ vẽ biểu đồ tròn…”.
- Trong đề, có các cụm từ: cơ cấu, tỉ lệ, “tỉ trọng so với toàn phần”….
* Cách vẽ
- Chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
- Vẽ theo trình tự đề bài cho, và vẽ theo chiều kim đồng hồ, mỗi % tương ứng 3,60.
- Ghi chú, kí hiệu: không nên ghi chữ, đánh ca-rô, vẽ trái tim, ngoáy giun,…vẽ mũi tên,….sẽ làm rối biểu đồ. Nên dùng các đường thẳng, nghiêng, đan, đậm, nhạt, để trắng….
- Số ghi: ghi ở giữa mỗi phần (trong biểu đồ), số ghi ngay ngắn, rõ ràng, không nghiêng ngã. Ghi số %, không ghi số độ hoặc số thực. Nếu phần ghi quá nhỏ có thể ghi số ở ngay phía ngoài nhưng không vẽ mũi tên hoặc gạch thẳng vào phần đó.
- Tên biểu đồ: nên ghi phía trên hình vẽ hoặc dưới cũng được và ghi chữ IN HOA cho rõ.
- Ghi chú: dưới biểu đồ và ghi đúng trình tự như đề bài cho.
- Lưu ý: nếu đề bài không cho số liệu % ta phải tính %, nếu bảng số liệu có % mà tổng cộng đủ 100% hoặc có vẽ nhỏ quá thì tùy trường hợp mà vẽ cột hay tròn.
* Cách nhận xét biểu đồ:
- Khi chỉ có 1 vòng tròn: ta nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ. Sau đó so sánh.
- Khi có từ 2 vòng tròn trở lên:
+ Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu 3 vòng tròn trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng(giảm) bao nhiêu?
+ Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba…của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi( không nhắc lại 2, 3 lần).
 Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
* Ví dụ minh họa: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 và nêu nhận xét.
Ngành kinh tế
Nông, lâm,ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tỉ lệ lao động
63,5
11,5
25,0
* vẽ biểu đồ
	* Nhận xét biểu đồ
	Năm 1999, ở nước ta:
	- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63.5%.
	- Dịch vụ đứng thứ 2 với 25% lao động.
	- Công nghiệp thấp nhất chỉ có 11.5% lao động.
	- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp, và gấp 2,5 lần dịch vụ.
	Tóm lại, tuy đang có cố gắng tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa nhưng nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp.
 3.2.5. Biểu đồ miền
 * Cách nhận dạng
- Khi đề bài yêu cầu: “ hãy vẽ biểu đồ miền….”.
- Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ như: “thay đổi cơ cấu” , “chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp nhất để chuyển dịch cơ cấu”.
Biểu đồ miền dùng để thể hiện sự thay đổi về cơ cấu (còn gọi là chuyển dịch cơ cấu). Thường dùng để thể hiện cơ cấu về xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu tổng sản phẩm……
 * Cách vẽ
Đây là dạng biểu đồ vừa bao gồm đồ thị vừa bao gồm biểu đồ cột chồng 100% (cột cơ cấu) nhưng thể hiện rõ rệt hơn về tình hình phát triển của từng nhóm, ngành kinh tế.
Lưu ý: biểu đồ miền khác với biểu đồ đồ thị ở những điểm sau:
- Dùng số % vì diễn tả cơ cấu, đôi khi dùng số liệu tuyệt đối.
- Trục đơn vị bằng 100% và được đóng khung chữ nhật.
- Yếu tố đầu tiên vẽ giống như đồ thị, yếu tố thứ 2 thì khác, ta vẽ tiếp lên trên bằng cách cộng số liệu của yếu tố thứ 2 với yếu tố thứ nhất rồi dựa vào kết quả đó ta lấy mức số lượng ở trục tung. Vì thế 2 đường của biểu đồ miền không bao giờ cắt nhau ( ở dạng đồ thị thì có thể cắt nhau).
- Số ghi giống cách ghi ở biểu đồ cột chồng (ghi ở khoảng giữa miền).
 * Cách nhận xét biểu đồ
- Ta nhận xét hàng ngang trước; theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng ( giảm) thế nào, tăng ( giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm….yếu tố C….
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba…và có thay đổi thứ hạng không?
- Tổng kết lại.
 * Ví dụ minh họa: bảng số liệu : Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002 (%)
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Nông, Lâm, ngư nghiệp
40.5
29.9
27.2
25.8
25.4
23.3
23.0
Công nghiệp-xây dựng
23.8
28.9
28.8
32.1
34.5
38.1
38.5
Dịch vụ
35.7
41.2
44.0
42.1
40.1
38.6
38.5
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002
	* Nhận xét biểu đồ
	( Hàng ngang) – Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002 có sự chuyển dịch như sau:
	+ Nông, Lâm, ngư nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh, từ 40,5 % xuống 23,0%, giảm 17,5%.
	+ Công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,8% lên 38,5%, tăng 14,7%.
	+ Dịch vụ tăng từ năm 1991-1995: từ 35,7% lên 44,0% và giảm từ năm 1995-2002: từ 44,0% giảm còn 38,5%, giảm 5,5%.
	( Hàng dọc)- Từ năm 1991 đến năm 1993: dịch vụ dẫn đầu, thứ hai là nông lâm-ngư nghiệp, thứ ba là công nghiệp –xây dựng.
	_ Từ năm 1995- đến năm 1997: dịch vụ dẫn đầu, thứ hai là công nghiệp-xây dựng, thứ ba là nông lâm- ngư nghiệp.
	- Từ năm 1999 đến năm 2002: dịch vụ dẫn đầu, thứ hai là công nghiệp-xây dựng, thứ ba là nông lâm- ngư nghiệp.
	( Kết Luận):- Tóm lại, cơ cấu GDP nước ta thời kì 1999-2002 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm- ngư nghiệp qua công nghiệp-xây dựng, qua dịch vụ, điều này phù hợp với tình hình kinh tế của thế giới, và cũng cho thấy con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đang từng bước phát triển.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
 Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, kết quả đạt được như sau:
- Học sinh biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ theo đúng với yêu cầu đề bài.
- Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm tỉ lệ cao.
- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.
Từ đó tỉ lệ học sinh biết cách vẽ v

File đính kèm:

  • docki nang ve va nhan xet bieu do.doc
Giáo án liên quan