Quan điểm dạy học hướng vào người học là gì? Nêu và phân tích

Sự khác nhau về mục tiêu quy định sự khác nhau về nội dung:

- Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, chương trình học tập được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của các môn học, chú trọng kiến thức lý thuyết, các khái niệm, định luật, nguyên lý được phát triển theo một trình tự nhất định. Giáo viên dạy cái họ có, diễn biến một chiều từ thầy đến trò. Học sinh thiếu cơ hộ để nêu ý tưởng, cách làm riêng.

- Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người ta cho rằng hệ thống lý thuyết chưa đủ để đáp ứng mục tiêu chuẩn bị chi cuộc sống. Cần chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng các kiến thức lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễm đặt ra. Giáo viên dạy cái mà học sinh cần, xã hội đòi hỏi. Học sinh được khuyến khích và được khích lệ nêu ý tưởng, cách làm riêng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4390 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm dạy học hướng vào người học là gì? Nêu và phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm dạy học hướng vào người học là gì? Nêu và phân tích.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với lịch sử giáo dục trong nhà trường trước đây giáo viên quan tâm đầu tiên đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và SGK, cố gắng làm cho mọi học sinh trong lớp hiểu và nhớ những lời thầy giảng. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy học, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm của giáo dục nhà trường. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần quan tâm tới việc dạy học nhằm mục đích phát triển toàn diện học sinh, trong đó nổi trội lên hơn hết là đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Do đó, giáo dục phải lấy trẻ làm chuẩn. Đứa trẻ như mặt trời, giáo dục phải xoay quanh nó. Như vậy đứa trẻ mới có động cơ học tập và tự phát triển. Chính vì thế các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời. Trong quá trình giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo của GV, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được. Nếu có một giai đoạn nào đó trong lịch sử giáo dục người ta đã không đặt đúng vị trí phải có của người học thì nay phải đặt lại cho đúng với quy luật của quá trình giáo dục.
Tư tưởng nhấn mạnh vai tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”.
B. PHẦN NỘI DUNG:
Quan điểm dạy học hướng vào người học là gì?
Một số khái niệm:
Giáo dục: là tổng các tác động mọi thứ xung quanh lên cá thể (người) để hình thành nên con người hay giáo dục là tiến trình xã hội hóa đứa trẻ thành con người.
Dạy học: Dạy học là quá trình tương tác biện chứng giữa giáo viên và học sinh nhằm hoàn thiện nhiệm vụ dạy học.
Nhiệm vụ dạy học : có 3 nhiệm vụ 
+ Giáo dưỡng – dạy nghề
+ Phát triển – dạy chữ
+ Giáo dục – dạy người
Theo I.D Dvene: Dạy học là cách thức hoạt động tương hổ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học”. Hoạt động được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và các thức điều chỉnh quá trình nhận thức của giáo viên.
Theo TS. Đặng Thành Hưng dạy học hướng vào người học có những nguyên tắc chủ yếu là: 
Tương tác: nhà giáo và hoạt động dạy học của họ phải phát động được và tổ chức được các dạng tương tác khác nhau giữa người học và nọi dung dạy học, giữa người học với người học, giữa người học với thầy, giữa hình thức học tập và giao tiếp, hạn chế càng nhiều càng tốt tính chất một chiều trong quan hệ dạy – học, phát huy tốt đa các cơ hội hoạt động của người học.
Tham gia: hoạt động dạy học phải có tác dụng động viên, khuyến khích người học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sao cho nỗ lực của mỗi người đều góp công vào mục tiêu và kết quả học tập chung. Việc đạt được kết quả chung cũng là cái bảo đảm cho mỗi người thành công trong học tập, trí tuệ chung, ý kiến chung, tình cảm chung được vun đắp từ sự tham gia của mỗi người và chính chúng trở thành chỗ dựa thành sức mạnh gấp bội của mỗi người.
Tính vấn đề của dạy học: Tình huống dạy học do nhà giáo tổ chức phải 
Có giá trị đối với người học
 Phải có liên hệ với kinh nghiệm và giá trị cá nhân của họ, từ đó thúc đẩy họ hoạt động trí tuệ và thực hành
è các yếu tố trong tình huống dạy học không được vô tình, trung tính đối với người học trở thành nhàm chán, nhạt nhẽo, làm suy giảm tính tích cực của họ.
Khái niệm “ dạy học hướng vào người học”
Gidds (1992) cho rằng: “dạy học hướng vào người học” cho phép người học có quyền
Tự chủ
Tự do lựa chọn kiến thức lĩnh hội
Tự chọn phương pháp học và tiến đôi học thích hợp với bản thân mình
Do vậy, quan điểm dạy học – giáo dục lấy học sinh làm trung tâm yêu cầu mỗi người học cần biết học cái gì, học như thế nào và học khi nào.
 Bar and Tagg (1995) quan niệm: “dạy học hướng vào người học” đã chuyển quyền làm chủ lớp học từ người dạy sang người học hay nói đúng hơn là nhấn mạnh vai trò của người học.
Theo quan niệm của Barr and Tagg thấy rằng mỗi người hcoj cần trang bị cho mình:
Ý thức cao độ về việc 
Sẵn sàng tham gia hết mình vào các hoạt động học tập và có trách nhiệm đối với việc học của mình.
Bản chất của “dạy học hướng vào người học”.
 Để làm sáng tỏ hơn bản chất của quan điểm dạy học hướng vào người học, ta có thể so sánh quan điểm này với quan điểm lấy giáo viên làm trung tâm.
Về mục tiêu dạy học:
Điểm khác nhau cơ bản nhất của hai quan điểm này là:
Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, mục tiêu đặt ra là giáo viên phải truyền đạt cho hết những nội dung kiến thức trong chương trình và sách giáo khoa mà đề cương môn học đã quy định, chú trọng khả năng và lợi ích của người dạy. Còn học sinh thì phải ghi nhớ được và tái hiện lại những tri thức đã được truyền thụ.
Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, mục tiêu dạy học đặt ra là chuẩn bị cho học sinh sớm có khả năng thích nghi với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, tiềm năng của người học...
Về nội dung dạy học.
Sự khác nhau về mục tiêu quy định sự khác nhau về nội dung:
Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, chương trình học tập được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của các môn học, chú trọng kiến thức lý thuyết, các khái niệm, định luật, nguyên lý được phát triển theo một trình tự nhất định. Giáo viên dạy cái họ có, diễn biến một chiều từ thầy đến trò. Học sinh thiếu cơ hộ để nêu ý tưởng, cách làm riêng.
Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người ta cho rằng hệ thống lý thuyết chưa đủ để đáp ứng mục tiêu chuẩn bị chi cuộc sống. Cần chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng các kiến thức lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễm đặt ra. Giáo viên dạy cái mà học sinh cần, xã hội đòi hỏi. Học sinh được khuyến khích và được khích lệ nêu ý tưởng, cách làm riêng. 
c.Về phương pháp dạy học:
Sự khác nhau về mục tiêu và nội dung quy định sự khác nhau về phương pháp dạy học.
-Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, phương pháp chủ yếu là thuyết trình. Thầy thông báo, giảng dạy nội dung bài học, trò nghe, ghi chép, ghi nhớ. Giáo án được thiết kế theo trình tự 5 bước trên lớp.
-Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên không lấy việc truyền đạt nội dung là chính. Giáo viên thông qua nội dung cụ thể của từng bài học mà dạy học sinh phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy để giải quyết vấn đề. Theo Disterwebg (Người Đức): “Chỉ có loại giáo viên tầm thường mới đem chân lý (nội dung) đến cho học sinh. Cón giáo viên chân chính là giúp cho tự tìm ra chân lý”.
Khi xây dựng bài học, giáo viên không chỉ căn cứ vào nội dung tài liệu mà còn đặc biệt dựa trên vốn hiểu biết va kinh nghiệm sống hiên có của học sinh. Giáo án là một hệ thống các tình huống học tập của học sinh kèm theo hệ thống các chỉ dẫn hoạt động, chỉ dẫn thực hiện thao tác để học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức. Tiến trình bài dạy cũng không theo trìn tự 5 bước lên lớp mà giáo viên phải linh hoạt điều chỉnh theo logic của quá trình hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
d. Về hình thức tổ chức dạy học:
-Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, lớp học được tổ chức chủ yếu trong các phòng học cố định.
- Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, sử dung nhiều hình thức học phong phú như: tự học, học theo nhóm, lên lớp, thảo luận...
e. Về đánh giá:
- Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh, chú ý tới khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông tin giáo viên đã cung cấp. 
- Trong dạy học lấy người học làm trung tâm, học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề trong tình huống thực tế.
Đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học, xem cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội, đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học lấy người học làm trung tâm.
Trong dạy học lấy người học làm trung tâm, vai trò chủ động tích cực của người học được phát huy đồng thời giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, hướng dẫn, động viên, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng.
Có thể so sánh hai phương pháp dạy học trước đây và hiện nay theo sơ đồ sau:
Các phương pháp giáo dục thụ động, lấy thầy làm trung tâm
Các phương pháp giáo dục tích cực lấy trò làm trung tâm
Thầy truyền đạt kiến thức.
Thầy đọc thoại – phát vấn.
Thầy áp đặt kiến thức có sẵn.
Trò học thuộc lòng.
Thầy độc quyền đánh giá, cho điểm cố định
Trò tự tìm kiếm thức bằng hoạt động của chính mình.
Đối thoại trò – trò, trò – thầy, hợp tác với bạn, học bạn.
Hợp tác với thầy khẳng định kiến thức do trò tìm ra.
Học cách học, cách giải quyết vấn đề.
Tự đánh giá, tự điều chỉnh, làm cơ sở để thầy cho điểm động cơ
C.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. giáo trình Lí luận dạy học ở trường trung học cơ sở - TS. Nguyễn Ngọc Bảo.
2. Dạy học lấy người học làm trung tâm- Trần Bá Hoành Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003.
4.

File đính kèm:

  • docxQuan_diem_day_hoc_huong_vao_nguoi_hoc.docx