Phiếu thuyết trình sản phẩm: Ứng dụng phần mềm trí việt trong khai thác kiễn thức ở biểu đồ Địa lý lớp 9
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
Bài tập 1 : Vẽ và phân tích biểu đồ hình tròn
1/ Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
2/ Gv nêu các bước vẽ biểu đồ cơ cấu
a. bước 1 : lập bảng số liệu đă xử kí
b. bước 2 : vẽ biểu đồ cơ cấu theo qui tắc theo chiều kim đồng hồ
c. bước 3 : đảm bảo tính chính xác
3/ Gv hướng dẫn, tổ chức Hs tính toán
PHIẾU THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM I.MỤC ĐÍCH Tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí kinh tế Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong đó có các kĩ năng cần thiết như kĩ năng khái thác bản đồ, Atlat, kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Chính vì vậy, trong chương trình địa lí lớp 9 các loại biểu đồ được đưa vào chương trình nhất là các bài thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh, giúp các em hiểu bài dễ hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập. Nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phần mềm Trí Việt + Học hỏi +Vận dụng +Thử nghiệm +Rút kinh nghiệm III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thực hiện trong thời gian giảng dạy của năm học 2014-2015 IV. NỘI DUNG TÓM TẮT Vận dụng phần mềm Trí Việt vào việc khai thác kiến thức trên biểu đồ ở chương trình địa lý lớp 9 Bài 2 : DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ II/ Gia tăng dân số : Giáo viên sử dụng các tương tác trong phần mềm Trí Việt: phần vẽ biểu đồ về dân số Hoạt động của học sinh: nhóm Giáo viên phân lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ : N1: Quan sát và nhận xét sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột ? Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng gì ? N2: Quan sát nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào ?Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó ? Phần hướng dẫn bài tập về nhà bài tập 3 trang 10: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kỳ 1079-1999 Thay cho hình thức vẽ thủ công mất rất nhiều thời gian, giáo viên vào phần vẽ biểu đồ chọn loại biểu đồ phù hợp hướng dẫn học sinh thao tác vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kỳ 1079-1999 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Giáo viên sử dụng các tương tác trong phần mềm Trí Việt: biểu đồ về cơ cấu sử dụng lao động theo ngành Gv hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ: Quan sát biểu đồ hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? Với hai biểu đồ có kích thước khác nhau, học sinh cũng dễ dàng nhận biết được sự thay đổi theo chiều hướng tích cực về lực lượng lao động của nước ta Câu hỏi kiểm tra : Nhìn chung từ năm 1989 đến năm 2003, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đă chuyển theo hướng tích cực, biểu hiện ở : a.Số lượng lao động nông nghiệp tăng b.Tỉ lệ lao động trong 3 ngành đều tăng c.Giảm tỉ lệ lao đông nông nghiệp, tăng tỉ lệ trong lao độngcông nghiệp và dịch vụ. d.Tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp, giảm tỉ lệ trong lao động nông nghiệp và dich vụ. Bài 6 : SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích hình 6.1;Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 đến 2002 Dựa vào biểu đồ hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào? Đây là dạng biểu đồ đường và khi chỉ thực hiện trên phần mềm các em mới nhận biết rõ về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nếu vẽ bằng thủ công giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả không cao bằng sử dụng vễ phần mềm Trí Việt. Bài 10: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM Bài tập 1 : Vẽ và phân tích biểu đồ hình tròn 1/ Gv yêu cầu Hs đọc đề bài 2/ Gv nêu các bước vẽ biểu đồ cơ cấu a. bước 1 : lập bảng số liệu đă xử kí b. bước 2 : vẽ biểu đồ cơ cấu theo qui tắc theo chiều kim đồng hồ c. bước 3 : đảm bảo tính chính xác 3/ Gv hướng dẫn, tổ chức Hs tính toán * Lưu ý : Tổng diên tích gieo trồng là 100% nghĩa là 1,0% ứng với Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600 3,60 góc ở tâm * Cách tính : + Năm 1990 tổng số diện tích gieo trồng là 9040 nghìn ha cơ cấu diện tích là 100% + Tính cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực (X) X = 6474,6 x 100 =71,6% 9040 + Góc ở tâm trên biểu đồ tròn của cây lương thực là 71,6 x 3,6 = 2580 + Tương tự cách tính trên, cho Hs tính cơ cấu diện tích và góc ở tâm trên biểu đồ của các cây trồng còn lại Loại cây Cơ cấu diện tích gieo trồng Góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ) 1990 2002 1990 2002 Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, ăn quả. 71,6 13,3 15,1 64,8 18,2 16,9 258 48 54 233 66 61 4/ Tổ chức cho Hs vẽ biểu đồ - Yêu cầu vẽ : + Biểu đồ năm 1990 có bán kính 20mm + Biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm 5/ Hướng dẫn Hs nhận xét - Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng từ 6474,6 ( năm 1990 ) lên 8320,3 ( năm 2002 ) tăng 1845,7nghìn ha, nhưng tỉ trọng giảm: giảm từ 71,6% ( năm 1990 )xuống 64,8% ( năm 2002 ) - Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% lên 18,2% . - Cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%. Bài tập 2 ( về nhà ) 1/ Gv hướng dẫn Hs các bước tiến hành vẽ biẻu đồ dạng đường * Lưu ý : độ dài khoảng cách năm không đều thì khoảng cách các đoạn biểu diễn trên trục hoành cũng có độ dài không đều tương ứng + Vẽ đồ thị biễu diễn bằng các màu khác nhau + Lấy góc tọa độ là 80% 2/ Nhận xét và giải thích : a/ Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu do : + Nhu cầu về thịt trứng tăng nhanh . + Giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi. + H́nh thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi theo h́nh thức công nghiệp ở hộ gia đ́nh b/ Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng chủ yếu là nhờ cơ giới hóa trong nông nghiẹp nên sức kéo giảm, bò được nuôi để lấy thịt và sữa là chủ yếu. Bài 16: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH Giáo viên hướng dẫn : các em đă làm quen với các loại biểu đồ nào để thể hiện cơ cấu? đó là biểu đồ h́ình tròn, biểu đồ hình cột. Khi ta tưởng tượng các cột chồng trong biểu đồ hình cột thu thật nhỏ bề rộng bằng 1 đường kẻ nhỏ và nối các đoạn cột chồng với nhau thì chính là biểu đồ miền, hay nói cáh khác là biểu đồ miền là một biến thể từ biểu đồ cột chồng. Bài thực hành hôm nay, hướng dẫn các em vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế 1/ Bài tập 1 : vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ GDP thời ḱ 1991 – 2002 theo bảmg 16.1 a/ Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền - Bước 1 : Đọc yêu cầu , nhận biết các số liệu trong đề bài + Trong trường hợp số liệu ít năm thì thường vẽ biểu đồ hình tròn + Trong trường hợp khi chuỗi số liệu là nhiều năm thì dùng biểu đồ miền + Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ biểu diễn năm . - Bước 2 : vẽ biểu đồ miền + Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật . Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100% . Trục hoành là các năm. Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm năm dài ngắn tương ứng với khoảng cách năm . Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm,cách xác định các điểm vẽ giống như khi vẽ biểu đồ cột chồng . Vẽ đến đâu tô màu hay kẻ vạch ngay đến đó. Đồng thời thiết lập bảng chú giải b/ Tổ chức học sinh vẽ biểu đồ miền Gv uốn nắn sai phạm của học sinh : xác định chỉ tiêu cho chính xác Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ năm 1991- 2002 2/ Bài tập 2 : Nhận xét biểu đồ miền: sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong thời ḱỳ 1992 – 2002 a/ Phương pháp chung khi nhận xét biểu đồ - Trả lời các câu hỏi được đặt ra : +Như thế nào đối với hiện tượng xu hướng biến đổi của hiện tượng, diễn biến quá trình + Tại sao nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên + Ý nghĩa của sự biến đổi b/ Nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991 – 2002 (%) - Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên: Nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp . - Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng tăng lên nhanh nhất. Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển * Hoạt động GV: Gv chốt lại toàn bộ cách vẽ, cách nhận biết và nhận xét các biểu đồ tròn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền thể hiện cơ cấu các yếu tố kinh tế. IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG Ứng dụng CNTT trong dạy học địa lý thực sự đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Các phương tiện hiện đại giúp cho giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, khắc phục được một số khó khăn về đồ dùng dạy học: giáo viên có thể sử dụng được các tranh ảnh tư liệu, phim video, các hình vẽ trong sách giáo khoa, tự vẽ được các bản đồ, biểu đồ thích hợp cho từng bài dạy từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học. Qua thực tế thực hiện, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học địa lý là rất cần thiết nhất là việc sử dụng các phần mềm vào việc khai thác kiến thức cho học sinh.Hiêu quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Chất lượng bộ môn năm học 2014-2015 Tổng số học sinh Giỏi Khá 53 38 15 Trên đây là một số vấn đề về thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý lớp 9 mà tôi đã tìm hiểu, vận dụng và đạt được kết quả bước đầu đáng khả quan. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được nhiều năm, nhiều lớp, vì vậy chưa thể hoàn thiện được, tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm học tiếp theo và ở tất cả các khối lớp. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá của các đồng nghiệp để tôi có thể thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- thuyet_minh_bieu_do.doc