Phiếu bài tập Toán Lớp 5 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020

I. Kiến thức mới:

Để đo diện tích của một hình, ta dùng đơn vị đo diện tích. Vậy để đo thể tích

của một hình, ta dùng đơn vị gì?

Hôm nay, các em sẽ được học các đơn vị đo thể tích thường gặp đó là xăng-timét khối, đề-xi-mét khối và mét khối. Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu về xăng-ti-mét khối

và đề-xi-mét khối.

1. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

a) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.

Xăng-ti-mét khối viết tắt là

b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương

có cạnh dài 1dm.

Đề-xi-mét khối viết tắt là

c) Hình lập phương cạnh 1dm gồm:

10 × 10 × 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.

pdf12 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập Toán Lớp 5 - Tuần 22+23 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHIẾU GIAO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN – MÔN: TOÁN 
TUẦN 22, 23: Từ 31/3-3/4/2020 
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH 
1. Kiến thức mới: 
Như các em đã biết: 
- Để đo chiều dài quãng đường hay chiều cao của một vật, ta dùng đơn vị đo độ dài (km, 
hm, dam, m, dm, cm, mm). 
- Để đo độ rộng của một mảnh đất, ta dùng đơn vị đo diện tích (km2, hm2, dam2, m2, 
dm2, cm2, mm2) 
- Để đo trọng lượng của một vật, ta dùng đơn vị đo khối lượng (tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, 
g) 
- Vậy để đo khoảng không gian mà vật chiếm chỗ, ta dùng đơn vị đo là gì? 
➔ Đó chính là đơn vị đo thể tích mà hôm nay các em sẽ được học. 
- Vậy thể tích của một hình là gì? 
Ví dụ: ta có một chiếc bể cá có dạng hình hộp chữ nhật, ta đổ đầy nước vào chiếc bể 
cá đó. Các em có thể thấy rằng, chiếc bể cá (hay hình hộp chữ nhật) sẽ chiếm một 
khoảng trống trong không gian nhà của chúng ta. Từ đó, ta rút ra được khái niệm về 
thể tích của một hình: 
* Các em đã hiểu thế nào là thể tích của một hình, chúng ta sẽ cùng nhau học cách so sánh 
thể tích của hai hình với nhau thông qua các ví dụ sau: 
a) Ví dụ 1 
Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong 
hình hộp chữ nhật. Ta nói: 
Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ 
nhật. 
Hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập 
phương. 
b) Ví dụ 2 
Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau. 
Hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế. 
Ta nói: 
Thể tích hình C bằng thể tích hình D. 
Thể tích của một hình là khoảng không gian mà vật đó chiếm. 
c) Ví dụ 3 
Hình P gồm 6 hình lập phương như nhau. 
Ta tách hình P thành hai hình M, N. 
Hình M gồm 4 hình lập phương như nhau. 
Hình N gồm 2 hình lập phương như thế. 
Ta nói: 
Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình 
M và N. 
 Các em đã nắm được khái niệm về thể tích của một hình, biết so sánh thể tích của 
hai hình với nhau. Vậy chúng ta sẽ củng cố các kiến thức đã học qua việc thực hiện các 
bài tập nhé. 
2. Luyện tập: 
1. Trong hai hình dưới đây: 
Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ? 
Hình hộp chữ nhật B gồm mấy hình lập phương nhỏ? 
Hình nào có thể tích lớn hơn. 
Hướng dẫn 
 Các em thực hiện bài tập lần lượt qua các bước: 
Bước 1: Đếm số hình lập phương của hình A và hình B, lưu ý tách từng lớp để đếm 
chính xác nhé. 
Bước 2: So sánh thể tích của hai hình. (Hình nào có nhiều hình lập phương hơn thì hình 
đó lớn hơn). 
Lưu ý: Trả lời tròn câu các em nhé. 
Bài làm 
 2. Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ? 
 Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ? 
 So sánh thể tích của hình A và hình B. 
Hướng dẫn: 
 Các em thực hiện các bước tương tự bài 1. 
 Tuy nhiên, các em lưu ý hình B nhé. Các em quan sát, hình B chính là hình lập 
phương được tạo thành từ các hình lập phương nhỏ nhưng hình đã bị khuyết 1 hình lập 
phương nhỏ. 
Lưu ý: Các em trả lời tròn câu nhé. 
Bài làm 
..
.. 
.. 
.. 
.. 
 PHIẾU GIAO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN – MÔN: TOÁN 
TUẦN 22, 23: Từ 31/3-3/4/2020 
XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI. MÉT KHỐI 
I. Kiến thức mới: 
 Để đo diện tích của một hình, ta dùng đơn vị đo diện tích. Vậy để đo thể tích 
của một hình, ta dùng đơn vị gì? 
 Hôm nay, các em sẽ được học các đơn vị đo thể tích thường gặp đó là xăng-ti-
mét khối, đề-xi-mét khối và mét khối. Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu về xăng-ti-mét khối 
và đề-xi-mét khối. 
1. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối 
Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. 
a) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. 
 Xăng-ti-mét khối viết tắt là 
b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương 
có cạnh dài 1dm. 
 Đề-xi-mét khối viết tắt là 
c) Hình lập phương cạnh 1dm gồm: 
10 × 10 × 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm. 
Ta có: 
2. Mét khối: 
Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối. 
• Mét khối là thể tích của hình lập phương có 
cạnh dài 1m. 
 Mét khối viết tắt là 
• Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập 
phương cạnh 1dm. 
 Ta có: 
b) Nhận xét: 
 Để làm tốt bài tập của bài học ngày hôm nay, các em cần học thuộc những nội dung 
sau nhé: 
cm3 
dm3 
1dm3 = 1000cm3 
m3 
1m3 = 1000dm3 
1m3 = 1 000 000cm3 
 • Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. 
• Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 
𝟏
𝟏𝟎𝟎𝟎
 đơn vị lớn hơn tiếp liền. 
 Các em đã nắm vững kiến thức của bài học, chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức qua 
việc thực hiện các bài tập. 
II. Luyện tập: 
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu): 
Viết số Đọc số 
76cm3 Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối. 
519dm3 
85,08dm3 
4
5
𝑐𝑚3 
 Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối. 
 Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối. 
 Ba phần tám xăng-ti-mét khối. 
Hướng dẫn 
Để thực hiện bài tập này các em lần lượt thực hiện các bước sau: 
Bước 1: Xác định yêu cầu của từng hàng. (Yêu cầu viết số hay đọc số) 
 Bước 2: Thực hiện điền vào bảng trên (đọc số hoặc viết số): 
Cách đọc: Đọc như đọc các số tự nhiên/ số thập phân/ phân số bình thường, rồi kèm thêm 
tên đơn vị đo thể tích. 
Cách viết: Viết như viết số tự nhiên bình thường, từ hàng cao đến hàng thấp, tính theo thứ 
tự từ trái qua phải, rồi thêm kí hiệu thể tích vào sau các số vừa tìm được. 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
1dm3 = . cm3 
5,8 dm3 =  cm3 
375dm3 = ..cm3 
4
5
𝑑𝑚3 = ..cm3 
 Hướng dẫn: 
 Các em sẽ thực hiện từng câu của bài tập này theo các bước: 
Bước 1: Xác định đổi từ đơn vị nào sang đơn vị nào. 
Bước 2: Nhắc lại kiến thức cần nhớ có liên quan đến các đơn vị đó. 
Bước 3: Tiến hành đổi đơn vị, ghi kết quả. 
Ví dụ: 2,8dm3 = ..cm3 
Bước 1: Xác định đổi từ đơn vị dm3 sang cm3 (từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ) 
Bước 2: Nhắc lại kiến thức: 
Theo bảng đơn vị đo thể tích: 
- Đơn vị đo thể tích đứng trước (lớn) sẽ gấp 1000 lần đơn vị đo nhỏ hơn liền kề 
- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị đề-xi-mét khối sang đơn vị xăng-ti-
mét khối, ta chỉ việc lấy số đó nhân với 1000. 
Bước 3: Tiến hành đổi đơn vị: 
 2,8 x 1000 = 2800 
(Đây là kiến thức của bài Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,  Các em ôn lại 
kiến thức bài này để làm bài tốt nhé). 
 Vậy: 2,8dm3 = 2800cm3 
Bài 3: 
a) Đọc các số đo: 
15m3; 205m3 ; 
25
100
m3; 0,911m3. 
15m3: 
205m3:.. 
25
100
m3: 
0,911m3: 
b) Viết các số đo thể tích: 
Bảy nghìn hai trăm mét khối:  
Bốn trăm mét khối:  
Một phần tám mét khối:  
Không phẩy không năm mét khối:  
Hướng dẫn 
 Các em thực hiện bài tập này tương tự bài 1. Lưu ý đơn vị có thay đổi nhé. 
Cách đọc: Đọc như đọc các số tự nhiên/ số thập phân/ phân số bình thường, rồi kèm thêm 
tên đơn vị đo thể tích (mét khối). 
Cách viết: Viết như viết số tự nhiên bình thường, từ hàng cao đến hàng thấp, tính theo thứ 
tự từ trái qua phải, rồi thêm kí hiệu thể tích vào sau các số vừa tìm được. (m3) 
Bài 4 
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối 
 1m3; 5,216 m3; 13,8 m3; 0,22m3 
1m3 = dm3 
5,216m3 = dm3 
13,8m3 = dm3 
0,22m3 = dm3 
 Hướng dẫn 
 Ở bài tập này, các bước tương tự bài tập 2 các em nhé. Tuy nhiên, các em cần lưu ý 
đơn vị thể tích. 
 Ví dụ: 5,63m3 = .dm3 
Bước 1: Xác định đổi đơn vị từ m3 sang dm3 (đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn) 
Bước 2: Nhắc lại kiến thức: 
Theo bảng đơn vị đo thể tích: 
- Đơn vị đo thể tích đứng trước (lớn) sẽ gấp 1000 lần đơn vị đo nhỏ hơn liền kề. 
- 1m3 = 1000dm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta 
chỉ việc lấy số đó nhân với 1000. 
Bước 3: Tiến hành đổi: 
 5,63 x 1000 = 5630 
 Vậy: 5,63m3 = 5630 dm3 
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối 
 1dm3; 1,969dm3; 
1
4
m3; 19,54dm3 
1dm3 = .cm3 
1,969dm3 = .cm3 
1
4
m3= cm3 
19,54dm3 = .cm3 
Hướng dẫn 
 Ở bài tập này, các bước tương tự bài tập 2 các em nhé. Tuy nhiên, các em cần lưu ý 
đơn vị thể tích. 
 Ví dụ 1: 2dm3 = .cm3 
Bước 1: Xác định đổi đơn vị từ dm3 sang cm3 (đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn) 
Bước 2: Nhắc lại kiến thức: 
Theo bảng đơn vị đo thể tích: 
- Đơn vị đo thể tích đứng trước (lớn) sẽ gấp 1000 lần đơn vị đo nhỏ hơn liền kề. 
- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị đề-xi-mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét 
khối, ta chỉ việc lấy số đó nhân với 1000. 
Bước 3: Tiến hành đổi: 
 2 x 1000 = 2000 
Vậy: 2dm3 = 2000 cm3 
 Ví dụ 2: 
𝟏
𝟓
 m3 = cm3 
Bước 1: Xác định đổi đơn vị từ m3 sang cm3 (đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn) 
Bước 2: Nhắc lại kiến thức: 
Theo bảng đơn vị đo thể tích: 
- Đơn vị đo thể tích đứng trước (lớn) sẽ gấp 1000 lần đơn vị đo nhỏ hơn liền kề. 
- 1m3 = 1 000 000 cm3 , do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét 
khối, ta chỉ việc lấy số đó nhân với 1 000 000. 
Bước 3: Tiến hành đổi: 
𝟏
𝟓
 x 1 000 000 = 200 000 
Vậy: 
𝟏
𝟓
 m3 = 200 000cm3 
 PHIẾU GIAO VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN – MÔN: TOÁN 
TUẦN 22, 23: Từ 31/3-3/4/2020 
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. 
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
1. Thể tích hình hộp chữ nhật: 
a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và 
chiều cao 10cm. 
Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập 
phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây). 
Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp. 
Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3). 
10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3). 
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là: 
 20 × 16 × 10 = 3200 (cm3) 
b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với 
chiều cao (cùng một đơn vị đo). 
2. Thể tích hình lập phương: 
a) Ví dụ 
Nếu hình lập phương có cạnh 3cm thì thể tích là: 
 V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3) 
Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có: 
V = a × b × c 
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật). 
 a 
b 
c 
b) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh nhân rồi nhân với cạnh. 
Kết luận: 
 Để thực hiện tốt các bài tập của bài học này, các em cần nắm vững các công thức này 
nhé. 
Hình hộp chữ nhật 
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật 
ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng 
rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn 
vị đo) 
Gọi V là thể tích của hình hộp chữ 
nhật, ta có: 
Hình lập phương 
Muốn tính thể tích hình lập phương ta 
lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với 
cạnh. 
Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là:
Các em đã nắm vững kiến thức chưa nào, chúng ta cùng nhau thực hiện bài tập nhé. 
3.Luyện tập 
Bài 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c: 
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm 
b) a = 1,5cm; b = 1,1cm; c = 0,5cm 
c) a = 
2
5
 dm; b = 
1
3
 dm; c = 
3
4
 dm 
Hướng dẫn: 
Các em thực hiện các câu của bài tập theo các bước sau nhé: 
1. Nhắc lại yêu cầu bài tập (tính thể tích hình hộp chữ nhật) 
2. Nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật (V = a x b x c), kiểm tra 
đơn vị đo xem đã cùng đơn vị đo chưa. 
3. Áp dụng công thức và thực hiện tính thể tích. 
V = a × b × c 
Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là: 
V = a × a × a 
V = a × a × a 
 Bài làm 
a) Thể tích hình hộp chữ nhật có a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm: 
.. 
b) Thể tích hình hộp chữ nhật có a = 1,5cm; b = 1,1cm; c = 0,5cm 
c) Thể tích hình hộp chữ nhật có a = 
2
5
 dm; b = 
1
3
 dm; c = 
3
4
 dm 
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống: 
Hình lập phương (1) (2) (3) (4) 
Độ dài cạnh 1,5m 
5
8
dm 
Diện tích một mặt 36cm2 
Diện tích toàn phần 600dm2 
Thể tích 
Hướng dẫn: 
 Muốn tính được diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích cần biết độ dài 
cạnh. Vậy với bài tập này, ta thực hiện theo các bước: 
1. Kiểm tra xem đề bài đã cho gì và yêu cầu tính gì. 
2. Tìm độ dài cạnh (nếu đề bài đã cho thì các em bắt đầu tính những cái còn lại, nếu đề 
bài chưa cho thì ta phải tự tính bằng những số liệu đã cho) 
3. Tính diện tích một mặt (nếu đề bài yêu cầu tính) 
4. Tính diện tích toàn phần (nếu đề bài yêu cầu tính) 
5. Tính thể tích 
Cụ thể: 
Hình lập phương (1): Từ độ dài cạnh đã cho, HS áp dụng công thức để tính diện tích một 
mặt, diện tích toàn phần, thể tích. 
Hình lập phương (2): tương tự, cũng từ độ dài cạnh đã cho, HS áp dụng công thức để 
tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích. 
Hình lập phương (3): Từ việc đề bài cho diện tích một mặt, ta tính độ dài cạnh. 
Vì các mặt của hình lập phương đều là hình vuông. Mà diện tích hình vuông = cạnh x 
cạnh. Diện tích một mặt (tức diện tích hình vuông) = 36 cm2. Vậy cạnh của hình lập 
phương = 6cm (6 x 6 = 36). Từ đó, tính được diện tích toàn phần và thể tích. 
 Hình lập phương (4): Từ việc đề bài cho diện tích toàn phần, ta tính diện tích một mặt 
rồi tính độ dài cạnh. 
Vì diện tích toàn phần hình lập phương = diện tích một mặt x 6 
Vậy diện tích một mặt = diện tích toàn phần : 6 = 600 : 6 = 100 dm2 
Vậy độ dài cạnh = 10 dm (vì 10 x 10 = 100) 
Từ đó, ta tính thể tích. 
Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. 
Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp 
chữ nhật trên. Tính: 
a) Thể tích hình hộp chữ nhật 
Hướng dẫn: Các em thực hiện lần lượt theo các bước: 
1. Xác định yêu cầu bài 
2. Nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. 
3. Xác định dữ liệu đề bài cho: kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao, kiểm tra 
xem các độ dài này có cùng đơn vị không. 
4. Thực hiện tính thể tích. 
Bài làm 
b) Thể tích hình lập phương 
Hướng dẫn: 
Bước 1: Xác định yêu cầu đề 
Bước 2: Nhắc lại công thức tính thể tích hình lập phương 
Bước 3: Tìm cạnh hình lập phương 
Theo đề bài, cạnh hình lập phương bằng trung bình cộng của ba kích thước của 
hình hộp chữ nhật (HCN). 
Nên cạnh hình lập phương = (chiều dài hình HCN+ chiều rộng hình HCN + chiều 
cao hình HCN) : 3 
Bước 4: Tính thể tích hình lập phương 
 Bài làm 
..
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_toan_lop_5_tuan_2223_nam_hoc_2019_2020.pdf