Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Trình bày đúng thể thức của một bài văn xuôi. Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu ch/tr. Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho hs.

- Phát triển năng lực tự quản giữ gìn sách vở.

- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.

II. CHUẨN BỊ

- GV: nội dung bài, bảng phụ, phiếu bài tập.

- HS: sách, vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu, nêu miệng.
- Gọi nhận xét, sửa sai
- GV chốt lại đáp án đúng.
Bài 2: Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Cho lớp làm việc theo nhóm cộng tác2
- Gọi nhận xét, bổ sung, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 4: Hướng dẫn HS bày tỏ thái độ.
- Nhận xét bổ sung thêm.
- GV phân tích thêm để hs hiểu và chốt lại được đáp án đúng.
* Liên hệ.
HĐ 3. Củng cố - dặn dò.
Tóm tắt nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
* Đọc yêu cầu.
- Chọn ý thích hợp nhất, nêu miệng 
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài theo nhóm, nêu kết quả
- Các từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn. Từ trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực...
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS làm việc cá nhân.
- Nêu ý kiến của mình.
- Giải thích lí do.
- HS liên hệ: 
+ Ở địa phương 
+ Trong gia đình 
+ Nêu những việc mình nên làm để có gia đình hạnh phúc.
..
	Kể chuyện	
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về người có công chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn. 
cho hs kĩ năng kể chuyện mạnh dạn, tự nhiên bằng chính lời kể của mình.
- Phát triển năng lực tự tin trình bày ‎ kiến của mình trước lớp.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và kính trọng người có công chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: nội dung bài, bảng phụ.
 - HS: sách, vở, báo chí về chủ điểm con người với thiên nhiên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn HS kể chuyện.
HĐ 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
- Giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS tìm chuyện ngoài sgk.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
HĐ 3. Hướng dẫn thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Dán bảng phụ tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung.
HĐ 4. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
+ 1-2 em kể chuyện giờ trước.
- Nhận xét.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
+ Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện nói về vấn đề gì.
* Thực hành kể chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể trước lớp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Nhận xét theo các tiêu chuẩn:
Nội dung.
Cách kể.
Khả năng hiểu câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
...
	Tập đọc
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Đọc trôi chảy toàn bài thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, ngắt nhịp đúng theo thể thơ tự do, đọc diễn cảm toàn bài. Hiểu nội dung bài: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. Rèn kĩ năng đọc hay cho HS. 
- Phát triển năng lực hợp tác, tự học.
- Giáo dục hs biết tự hào về sự đổi mới của đất nước.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc, phiếu HT.
HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1 - Kiểm tra bài cũ
 HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, nêu nội dung bà
- Giới thiệu bài (Dùng tranh minh hoạ)
- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ 2 - Luyện đọc 
- 1 học sinh đọc toàn bài 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc bài thơ (3 lượt), kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp; 1-2 cặp đọc trước lớp.
-1HS đọc mẫu.
 HĐ 3 - Tìm hiểu bài
 - Tổ chức cho HS học cá nhân, chia sẻ nhóm và giao lưu các nhóm qua phiếu HT.
 *Rút ra nội dung bài
 HĐ 4 - Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc
- 1 HS đọc toàn bài thơ, cả lớp tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng đoạn 1và 2 
 + Treo bảng phụ . Đọc mẫu
 + Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp
 + Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm trước lớp.Thi đọc thuộc lòng.
 + Nhận xét đánh giá.
HĐ 5 - Củng cố – dặn dò: Nhận xét.
HS thực hiện theo y/c.
- HS lắng nghe.
- Một học sinh giỏi đọc toàn bài 
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ (3 lần) - kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp, 1 - 2 cặp đọc trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- Học sinh làm việc nhóm cộng tác trả lời các câu hỏi trong phiếu HT. 
- Đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi trong phiếu HT.
- HS nêu ý kiến.
- 1 học sinh nối tiếp nhau đọc bài, nêu cách đọc hay.
- HS luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng đoạn 1 và 2 theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Thi đọc thuộc lòng.
	Khoa học
THỦY TINH
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS: Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh. Nêu được công dụng của thuỷ tinh. Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh. Có kĩ năng nhận biết, bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh.
- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề trong học tập
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: lọ hoa, bát bằng thuỷ tinh,
 - HS: sách, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
a. Khởi động.
b. Nội dung:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
*Yêu cầu HS quan sát lọ hoa, bát bằng thủy tinh thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh.
+ Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ bằng thủy tinh sẽ thế nào?
- GV chốt lại câu trả lời đúng, rút ra KL.
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin.
- Làm việc theo nhóm.
Nêu tính chất của thuỷ tinh? 
Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao?
Cách bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh ? 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày các ý kiến.
 * GV chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế.
3. Củng cố - dặn dò:
HS thực hiện
- Một số HS trình bày trước lớp 
- Lớp bổ sung, hoàn chỉnh:
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt 
+ Thủy tinh trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm báo cáo.
 1/ Tính chất của thuỷ tinh: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn.
 2/ Tính chất của thuỷ tinh chất lượng cao: Rất trong, chịu nóng ,lạnh, bền, khó vỡ, ...
 3/ Khi sử dụng hoặc lau rửa thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va trạm mạnh
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại tính chất của thuỷ tinh.
Ngày soạn: 11/12/2016
	Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia số thập phân; Giải toán có lời văn. Rèn kĩ năng chia số thập phân cho số thập phân và giải toán có lời văn.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: nội dung bài, bảng nhóm.
 - HS: sách, vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
HĐ 1 - Bài 1: Hướng dẫn làm vở 
- Gọi nhận xét, bổ sung.
HĐ 2 - Bài 2: Y/c HS cộng tác nhóm 4, chia sẻ bài làm cho nhau.
- Gọi 2 học sinh lên bảng
HĐ 3 - Bài 3: Hướng dẫn làm vở, 1HS làm bảng nhóm.
- Chữa bài.
HĐ 4 - Bài 4: Hướng dẫn làm vở.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- HS nghe.
 Hs lên bảng.
- Nhận xét – chữa bài: Kết quả: 
266,22 : 34 = 7,83 483 : 35 = 13,8
91,08 : 3,6 = 25,3 3 : 6,25 = 0,48
- Cả lớp làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm:
a) (128,4 – 73,2) : 2,4 - 18,32 
= 55,2	 : 2,4 - 18,32
= 23 - 18,32
= 4,68
b) 8,64 : (1,46 + 3,34) + 6,32
= 8,64 : 4,8 + 6,32
= 1,8 + 6,32
= 8,12
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng nhóm.
 Bài giải 
 Đáp số: 240 giờ.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
a) x = 4,27 b) x = 1,5. c) x = 1,2.
...
Kĩ thuật
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
 - Biết cách thực hiện chăm sóc gà, phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản.
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ
 - Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1. Khởi động: (Ổn định tổ chức)
HĐ 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi bảng.
b. Nội dung.
+ Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
- Giúp học sinh biết lợi ích của việc nuôi gà.
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận.
- Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nêu thời gian thảo luận 15 phút
+ Các sản phẩm từ việc nuôi gà ?
+ Lợi ích của việc nuôi gà ?
- GV đánh giá kết quả học tập.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến của các bạn vào PHT.
- Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Thịt gà, trứng gà, lông gà, phân gà. Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng/ năm.
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hàng ngày; Cung cấp nguyên liệu (thịt, trứng gà) cho công nghiệp chế biến thực phẩm ; Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiện.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
- HS nghe.
.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
- Nắm được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong đoạn văn. Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người.
- Phát triển năng lực tự học.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: nội dung bài, bảng nhóm, bảng phụ.
 - HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 HĐ 2- Bài tập 1: Hướng dẫn nêu miệng.
- Ghi ý chính vào bảng phụ.
- Mở bảng phụ cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt: 
 + Tả bác Tâm vá đường.
 + Kết quả lao động của bác.
 + Bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
HĐ 2 - Bài tập 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Chấm chữa một số bài.
- Giữ lại bài làm tôt nhất, bổ sung cho phong phú.
- Nhận xét - đánh giá 
3. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Đọc bài văn.
- Trao đổi nhóm đôi và nêu các đoạn.
+ Phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung.
+ Một vài em nêu đối tượng định tả và xác định những từ ngữ tả hoạt động của bác Tâm trong đoạn văn.
+ Làm bảng nhóm.
+ Trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, bổ xung.
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người thân.
- Một số em giới thiệu người em sẽ tả và trình bày đoạn văn trước lớp.
....
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS: Nêu được một số từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn. Tìm những từ tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. Rèn kĩ năng tổng kết vốn từ cho HS. 
- Phát triển năng lực tự học.
- Có thái độ học tập chăm chỉ và đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ viết kết quả BT1, phiếu bài tập.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1. Giới thiệu bài.
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: GV nhắc lại yêu cầu BT 1
- GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả bài làm như ở SGV.
Bài 2: GV phát giấy yêu cầu HS thảo luận nhóm rồi ghi kết quả vào.
- GV theo dõi
- GV nhận xét, khen các nhóm tìm được nhiều tục ngữ, thành ngữ. 
Bài 3: GV phát phiếu HT rồi yêu cầu làm nhóm cộng tác 4.
Bài 4: Em hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- GV khen các HS biết sử dụng từ ở BT3 để viết đoạn văn hay 
HĐ 3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc BT 1.
- HS làm bài rồi trình bày trước lớp 
- Cả lớp nhận xét – HS đọc.
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày từng phần.
- Lớp nhận xét ,bổ sung 
*Những từ ngữ miêu tả hình dáng của người:
+ Mái tóc: đen nhánh, đen mượt, 
+Đôi mắt: một mí, bồ câu, đen 
+Khuôn mặt: trái xoan, vuông 
+Làn da: trắng trẻo, nõn nà, 
+Vóc người: vạm vỡ, mập mạp, 
- HS làm và trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- HS đọc yêu cầu BT 4
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ cho nhau nghe.
- 3 HS đọc đoạn văn vừa viết 
- Lớp nhận xét 
- HS lắng nghe 
....
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đờivà ý nghĩa của “phong trào Trần Quốc Toản”. Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức; tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính xã hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức, phát động.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. CHUẨN BỊ
Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Bước 1: Chuẩn bị.
+) Đối với GV:
- Tổ chức các hoạt động như: chăm sóc “công trình măng non”, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng; phát động trong toàn chi đội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Thành lập Ban tổ chức thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
+) Đối với HS:
- Tham gia tích cực vào phong trào em làm công tác Trần quốc Toản do chi đội (liên đội ) phát động.
Bước 2: Tổ chức thực hiện.
- Thăm nghĩa trang liệt sĩ.
- Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương
Bước 3: Tổng kết, đánh giá hoạt động.
- Ban tổ chức tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các em tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
*) Nhận xét tiết học. CB bài sau.
.
Lịch sử
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU
- Sau khi học bài này, giúp HS biết: Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Nêu được sự khác biệt giữa chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. HS có kĩ năng sử dụng lược đồ.
 - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: nội dung bài, lược đồ chiến dịch Biên giới.
 - HS: sách, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV sử dụng bản đồ để gợi ý, dẫn dắt HS vào bài và nêu nhiệm vụ bài học.
Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- Hướng dẫn tìm hiểu vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung.
- GV kết luận và giải nghĩa từ khó.
Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm cộng tác 2)
Hãy tường thuật trận đánh tiêu biểu nhất
- Gọi trình bày
- GV kết luận chung, tuyên dương, khen
Hoạt động 4: (làm việc theo nhóm 4)
+ Nêu điểm khác biệt giữa hai chiến dịch.
+Tấm gương chiến đấu dũng cảm.
+ Hình ảnh Bác Hồ...
+Quan sát tù binh Pháp bị bắt...
- GV kết luận chung.
Hoạt động 5: (làm việc cả lớp)
Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
3. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Lớp theo dõi.
* HS xác định biên giới Việt - Trung trên bản đồ.
- Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại.
* Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động.
- Lần lượt từng nhóm nêu câu hỏi cho nhóm kia trả lời.
* Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động.
- Lần lượt từng nhóm nêu câu hỏi và trả lời.
- HS rút ra ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Đọc to nội dung chính (sgk)
...
Ngày soạn: 11/12/2016
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016
Toán
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm). Vận dụng vào giải bài toán với tỉ số phần trăm. 
- Phát triển năng lực hợp tác với bạn bè đẻ giải quyết vấn đề học tập.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: nội dung bài, trực quan.
 - HS: sách, vở, bảng con...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
. Giới thiệu bài
* HĐ 1 - Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số).
- Giới thiệu hình vẽ (sgk).
- HD viết tỉ số và cách viết kí hiệu %.
* HĐ 2 - Ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
- Ghi vắn tắt lên bảng nội dung ví dụ và hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Hướng dẫn rút ra kết luận.
HĐ 3 - Luyện tập thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bảng, nêu miệng.
- Lưu ý cách viết.
Bài 2: Hướng dẫn làm nhóm cộng tác.
- Gọi các nhóm chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
- Chấm chữa bài.
- Nhận xét - đánh giá bài làm của hs.
* Y/c hs tự lấy VD về tỉ số phần trăm rồi tính.
3. Củng cố - dặn dò.
* Quan sát hình vẽ (sgk).
+ Trả lời câu hỏi: Tỉ số diện tích trồng hoa hồng và vườn trường là: 25 : 100 hay 25/100. Ta viết: 25/100 = 25%.
+ Tập viết kí hiệu %.
* Làm bảng ví dụ (sgk).
+ Chữa, nhận xét.
* KL: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong trường thì có 20 HS giỏi.
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ sung
* Đọc yêu cầu của bài.
- Làm nhóm cộng tác, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét:
 Bài giải
Số sản phẩm đạt chuẩn chiếm số phần trăm là: 95 : 100 = 0,95 = 95%
 Đáp số: 95%.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, Chia sẻ nhóm, chữa bảng.
 Đáp số: a) 54%; b)46%
- HS làm nháp
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS: Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Biết chuyển một phần dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của một em bé. Rèn cho HS biết viết văn tả hoạt động của người sinh động và giàu tình cảm.
- Phát triển năng lực tự học.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1 - Kiểm tra bài cũ.
HĐ 2- Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1: Hướng dẫn nêu miệng.
- Ghi ý chính vào bảng phụ.
- Mở bảng phụ cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt. 
Bài tập 2: Đọc bài văn: Em Trung của tôi.
- Hướng dẫn xác định từ ngữ tả hoạt động.
- Chấm chữa một số bài.
- Giữ lại bài làm tốt nhất.
- Đọc cho HS nghe
HĐ 3 - Củng cố - dặn dò.	
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- HS làm theo yêu cầu.
- Đọc đề bài.
- Chuẩn bị dàn ý vào vở hoặc bảng nhóm và trình bày trước lớp.
+ Phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung.
* Mở bài.
* Thân bài. + Ngoại hình.
 + Hoạt động.
* Kết bài.
* Theo dõi bài văn: Em Trung của tôi.
Viết được một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
- Một số em giới thiệu người em sẽ tả và trình bày đoạn văn trước lớp.
- HS lắng nghe và nêu những ý hay.
....	
Địa lý
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS: Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và trong sản xuất. Nêu tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta. Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, TP HCM và các trung tâm du lịch lớn ở nước ta. Có kĩ năng sử dụng bản đồ.
	- Phát triển năng lực tự học, tự phục vụ.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, biết sống yêu thương.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: nội dung bài, bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh...
 - HS: sách, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
A. KT bài cũ
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
*Hoạt động 1: Hoạt động thương mại.
 (làm việc cá nhân )
* Bước 1: Nêu câu hỏi giúp HS trả lời câu hỏi của mục 1 trong sgk.
* Bước 2: Rút ra KL (Sgk).
*Hoạt động 2: Ngành du lịch.
(làm việc the

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc