Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện các bạn kể.

- Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

3. Thái độ: Rèn luyện thói quen ham đọc sách, luôn có ý thức học tập và đoàn kết với mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài.

- HS và GV chuẩn bị các truyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thồng đoàn kết của dân tộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Ổn định tổ chức lớp: 1'

 

doc43 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019 - Lê Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn 1: Từ đầu đến sông Đáy xưa
 Đoạn 2: Tiếp đến bắt đầu thổi cơm
 Đoạn 3: Tiếp đến người xem hội.
 Đoạn 4: Còn lại.
- Lần 1:kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cách đọc câu văn dài.
 Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy / để lấy nén hương cắm ở trên ngọn.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải SGK.
- - Lần 2: kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 3 – nhận xét.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm – nhận xét.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm bàn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài: 10'
- GV chia học sinh thành các nhóm, yêu cầu học sinh trong nhóm đọc thầm bài trao đổi và trả lời các câu hỏi:
+ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
- Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
- Mỗi đội cần phải cử người leo lên cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn mang xuống châm vào ba que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.
+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
- Khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác, mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
+ Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi" đối với dân làng?
- Vì giật giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
+ Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá dân tộc?
- Tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
Luyện đọc diễn cảm: 7'
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- Toàn bài đọc với giọng kể linh hoạt.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn 2 – Nêu những từ cần nhấn giọng?
 Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên... Khi mang được nén hương xuống, người dự thi đước phát be que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
- Gọi 2 học sinh thể hiện lại.
- Yêu cầu học sinh nhẩm lại đoạn đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- Gọi dại diện 1 số nhóm đọc – nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố kiến thức: 4'
+ Nêu nội dung bài văn?
- Tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
+ Ở địa phương em có những hoạt động gì trong lễ hội đền Cửa Ông?
- Hội thi nấu cơm, cờ người, kéo co, đua thuyền,...
+ Khi xem các hoạt động đó em có nhận xét gì?
- Nhận xét tiết học.
- Vui, thích thú vì đó là niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
 Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Tiết 52: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai, đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đoạc phân vai và diễn kịch.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc màn kịch "Xin Thái sư tha cho" đã viết lại.
- Tổ chức cho học sinh phân vai diễn lại màn kịch.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Tập viết đoạn đối thoại.
2. Nội dung:: 
Bài 1: 6'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đoạn trích.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là những ai?
- Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô.
+ Nội dung của đoạn trích lài gì?
- Linh Từ Quốc Mẫu khóc lóc, phàn nàn với chồng vì bà bị kẻ dưới coi thường. Trần Thủ Độ cho bắt người quân hiệu đó đến và kể rõ sự tình. Nghe xong, ông khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
Bài 2: 13'
- Gọi 3 học sinh đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian gợi ý đoạn đối thoại, đoạn đối thoại.
- Học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập trong nhóm. Mỗi nhóm 8 học sinh.
- Học sinh thảo luận nhóm - trình bày – nhận xét.
Bài 3: 10'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm.
- Học sinh cùng trao đổi, phân vai, đọc và diễn lại màn kịch theo các vài:
+ Trần Thủ Độ
+ Linh Từ Quốc Mẫu.
+ Lính
+ Người quân hiệu
+ Người dẫn chuyện.
- Gợi ý: khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại đã viết.
- Tổ chức cho học sinh diễn kịch trước lớp - Nhận xét, khen ngợi học sinh, nhóm học sinh diễn kịch sinh động, tự nhiên.
4. Củng cố kiến thức: 4'
+ Khi viết đoạn văn đối thoại em cần lưu ý điều gì? 
- Cần lưu ý lời mỗi nhân vật cần xuống dòng, ...
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
Tiết 26: CHIẾN THẮNG: “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Từ ngày 18 đến ngày 30/12/1972, đế quốc Mĩ đó điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội. Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”
2. Kĩ năng :
- Hình thành kĩ năng tìm thông tin để trả lời câu hỏi
3. Thái độ :
 - Giáo dục hs lòng tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ:
 Máy tính, máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định tổ chức:( 1')
 Kiểm tra sĩ số HS – Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi
+ Tại sao nói sự tấn công của quân và dân ta vào dịp Tết Mậu Thân bất ngờ và đồng loạt ?
2 HS trả lời, lớp nhận xét.
- Bất ngờ về thời điểm (đêm giao thừa), bất ngờ về địa điểm (các thành phố, cơ quan đầu não của địch). Cuộc tấn công mang tính chất bất ngờ, đồng loạt với qui mô lớn, tấn công vào những nơi trên một diện tích rộng cùng một lúc. 
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
+ Sau đòn đánh bất ngờ ở tết Mậu thân 1968 buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàn phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. Tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đây cách mạng VN tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
Gv nhận xét, đánh giá
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
Vào những ngày cuối tháng 12/1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 rải thảm Hà Nội nhằm huỷ diệt Thủ đô, làm nhụt ý chí và sức chiến đấu của nhân dân ta, nhằm giành thế thắng tại Hội nghị Pa-ri. Nhưng chỉ trong vòng 12 ngày đêm, không quân Hoa Kì đã bị đánh tan tác, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom.
Chiến thắng của quân và dân ta những ngày cuối tháng 12/1972 tại Hà Nội trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất và ý chí " quyết thắng Mĩ" của dân tộc Việt Nam.
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chiến thắng vẻ vang này.
2. Nội dung:
a. Âm mưu của đế quốc Mĩ(8’). 
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK:
Hs đọc thầm SGK
+ Nêu tình hình nước ta và của chính quyền Sài Gòn sau Mậu Thân 1968?
- Sau Mậu Thân ta liên tiếp giành được nhiều thắng lợi; Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
+ Em hãy nêu những hiểu biết của em về máy bay B52
- Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời bấy giờ, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom 
( gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là "pháo đài bay".
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội?
- Mĩ âm mưu ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí hiệp định Pa-ri với những điều khoản có lợi cho Mĩ.
Chiếu kết hợp giảng:
Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam. Mĩ buộc phải kí với ta một Hiệp định tại Pa-ri. Song nội dung Hiệp định lại do phía ta nêu ra, lập trường của ta rất kiên định, vì vậy Mĩ cố tình lật lọng, một mặt chúng thoả thuận thời gian kí vào tháng 10/1972, mặt khác chuẩn bị ném bom tại Hà Nội. Tổng thống Mĩ Ních-xơn đã ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ là B52 để ném bom Hà Nội. Tổng thống Mĩ tin rằng cuộc rải thảm này sẽ đưa " Hà Nội về thời kì đồ đá" và chúng ta sẽ kí Hiệp định Pa-ri theo các điều khoản do Mĩ đặt ra.
b. Diễn biến 12 ngày đêm đánh trả máy bay B52 của Mĩ trên bầu trời Hà Nội và các TP lớn ở miền Bắc (9’). 
- GV chiếu hình ảnh lược đồ và tranh 1
+ Đọc SGK, quan sát, trả lời theo gợi ý:
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ bắt đầu và kết thúc ngày tháng năm nào?
- Hs quan sát, đọc thầm sgk và thảo luận
- Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.
+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
- Mĩ dùng máy bay B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe...
+ Kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
- Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
+ Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.
- Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan; 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận " Điện Biên Phủ trên không"
- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp 
- Nhận xét, bổ sung
Gv chiếu hình ảnh góc phố Khâm Thiên
- Ví dụ: Giặc Mĩ thật độc ác, để thực hiện dã tâm của mình chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.
+ Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên (Hà Nội ) bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?
GVchốt: Quân dân Hà Nội đó kiên cường chiến đấu 12 ngày đêm để chống lại sức mạnh quan sự cùng vũ khí tối tân và sự độc ác, tàn bạo của đế quốc Mĩ.
c. Kết quả, ý nghĩa (6’). 
+ Nêu kq của 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoạt của nhân dân miền Bắc!(Ta thu được chiến thắng gì?
Hs đọc thầm sgk và TLCH
- Ta: chiến đấu kiên cường, bắn rơi nhiều máy bay B52 của Mĩ
+ Địch bị thiệt hại như thế nào? )
- Địch: cuộc tập kích bằng máy bay của Mĩ đó bị đâp tan; 81 máy bay bị bắn hạ. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm......?(Chiến thắng tác động như thế nào đến việc kí hiệp định Pa-ri)? 
- Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri thừa nhận sự thất bại của mình để chấm dứt chiến tranh ở VN.
*Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoạt của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
- Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954
+ Qua bài em hiểu thêm điều gì về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
- Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ sau chiến thắng Điện BP
Ghi nhớ: SGK- Hs đọc lại
4. Củng cố, dặn dò (4’). 
* Chiến thắng  «  Điện Biên Phủ trên không » có ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Dương ?
- GV tổng kết bài: Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt " Điện Biên Phủ trên không".
+ Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong bài học hôm nay?
 - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
- Âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam phá sản hoàn toàn. Mĩ buộc phải tiếp tục đàm phán hoà bình và kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Dương.
- Hs theo dõi và lắng nghe.
- HS tự liên hệ bản thân( vinh dự, tự hào về tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp bội phần của ông cha ta....).
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................
Toán
 Tiết 128: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thời gian.
3. Thái độ: giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài:
3 giờ 24 phút 3; 7 giờ 26 phút 2
- Nhận xét – đánh giá.
- Học sinh lên bảng làm bài:
 3 giờ 24 phút 7 phút 26 giây
 3 2
 9 giờ 72 phút 14 phút 52 giây
 Hay 10 giờ 12 phút
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập chung
2. Nội dung:: 
Bài 1: 7'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Tính:
+ Nhận xét các phép tính trong bài?
- Phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm. 
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
+ -
 17 giờ 53 phút 45 ngày 23 giờ
 4 giờ 15 phút 24 ngày 17 giờ
 21 giờ 68 phút 21 ngày 6 giờ
hay 22 giờ 18 phút
 6 giờ 15 phút 
 6 
 36 giờ 90 phút 
 Hay 37 giờ 30 phút
 21 phút 15 giây 
5
 1 phút = 60 giây
 75 giây
 00
4 phút 15 giây
+ Muốn cộng, trừ, nhân chia số đo thời gian ta làm như thế nào?
- Học sinh nêu.
Bài 2: 7' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Tính:
+ Nhận xét các phép tính?
- Tính giá trị biểu thức với số đo thời gian.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
+ Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức sẽ như thế nào?
- Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức cũng thay đổi.
Bài 3: 6'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài – đọc – nhận xét.
- Học sinh làm bài.
Hương đến trước giờ hẹn:
10 giờ 40 phút - 10 giờ 20 phút = 20 phút
Hương phải đợi Hồng:
20 phút + 15 phút = 35 phút
+ Vậy khoanh vào đáp án B.
Bài 4: 11'
+ Tàu đi từ Hà Nội đến ga Hải Phòng khởi hành vào lúc nào và đến nơi vào lúc nào?
- Tàu đi từ Hà Nội khởi hành lúc 6 giờ 5 phút và đến Hải Phòng lúc 8 giờ 10 phút.
+ Muốn biết thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất bao lâu em làm như thế nào?
- Muốn biết thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất bao lâu ta lấy thời điểm tàu đến Hải Phòng trừ đi thời điểm xuất phát tại Hà Nội.
=>Để tính thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Quán Triều, đến Đồng Đăng các em cũng làm tương tự như vậy.
+ Nêu giờ khởi hành và giờ tới nơi của tàu đi từ Hà Nội đến Lào Cai?
- Tàu khởi hành từ Hà Nội lúc 22 giờ thì đến Lào Cai lúc 6 giờ.
- Vì tàu khởi hành từ Hà Nội vào 22 giờ đêm hôm trước và đến Lào Cai vào 6 giờ sáng hôm sau.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
(24 giờ - 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ
4. Củng cố kiến thức: 4'
+ Muốn cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh nêu.
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/3/2019 
Ngày giảng: Thứ 5 ngày 21/3/2019 
 Luyện từ và câu
Tiết 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: giấy khổ to. Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chứclớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số HS - Hát đầu giờ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 3'
+Truyền thống là gì?
- Nhận xét – đánh giá. 
- Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
3. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
2. Nội dung:: 
Bài 1: 13'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu, nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
+ Các từ dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương?
- trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
+ Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
- Việc dùng từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà đảm bảo sự liên kết.
=>Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản. Ở đoạn văn trên tác giả đã dùng nhiều từ cùng chỉ về một đối tượng có tác dụng tránh lặp và cung cấp thêm thông tin để người đọc biết rõ đối tượng.
Bài 2: 18'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gợi ý học sinh cách làm bài.
+ Đọc kĩ đoạn văn, gạch chân dưới những từ bị lặp lại.
+ Tì

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_le_thi_huon.doc
Giáo án liên quan