Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

A/ Hoạt động cơ bản

Em mở SGK trang 118.

- Em hãy thành lập bảng chia 4 và đọc nhiều lần cho thuộc nhé!

- Em cần nhớ: Trong bảng chia 4; số bị chia là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị; số

chia đều là 4; thương là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10.

- Muốn thành lập được bảng chia 4 em cần đọc thuộc bảng nhân 4.

B. Hoạt động thực hành

 

pdf10 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU GIAO VIỆC LỚP 2 - TUẦN 24 
Thứ hai, ngày 6 tháng 4 năm 2020 
TOÁN 
LUYỆN TẬP (Trang 117) 
Bài 1: Tìm X: 
a) X x 2 = 4 b) 2 x X = 12 c) 3 x X = 27 
  .. 
  .. 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống: 
Bài 4: Có 12kg gạo chia đều cho 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo ? 
 Gợi ý: 
- Đề bài cho biết điều gì? (Có 12kg gạo chia đều vào 3 túi) 
- Đề bài hỏi gì? (Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo?) 
- Mỗi túi nghĩa là 1 túi. 
- Vây: muốn biết mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo ta thực hiện phép tính gì? 
- Em trình bày bài giải 
 Bài giải 
............................................................................................ 
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. 
 DẤU CHẤM, DẤU PHẨY 
Bài 1: Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: 
Tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn. 
. 
.. 
Bài 2: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: 
a) Dữ như.. 
b) Nhát như... 
c) Khỏe như.. 
d) Nhanh như 
(thỏ, voi, hổ (cọp), sóc) 
 voi thỏ 
 hổ (cọp) sóc 
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống : 
Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú 
Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở xuống cầu thang Ngoài đường người và 
xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. 
Thứ ba, ngày 7 tháng 4 năm 2020 
TOÁN 
BẢNG CHIA 4 (Trang 118) 
A/ Hoạt động cơ bản 
 Em mở SGK trang 118. 
 - Em hãy thành lập bảng chia 4 và đọc nhiều lần cho thuộc nhé! 
- Em cần nhớ: Trong bảng chia 4; số bị chia là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị; số 
chia đều là 4; thương là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10. 
- Muốn thành lập được bảng chia 4 em cần đọc thuộc bảng nhân 4. 
B. Hoạt động thực hành 
Bài 1: Tính nhẩm: 
 8 : 4 = 12 : 4 = 24 : 4 = 
 16 : 4 = 40 : 4 = 20 : 4 = 
 4 : 4 = 28 : 4 = 36 : 4 = 
 32 : 4 = 
Bài 2: Giải bài toán 
Có 32 học sinh xếp thành 4 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có mấy học sinh ? 
 Gợi ý: 
- Đề bài cho biết điều gì? (Có 32 học sinh xếp thành 4 hàng đều nhau) 
- Đề bài hỏi gì? (Hỏi mỗi hàng có mấy học sinh?) 
- Mỗi hàng nghĩa là 1 hàng. 
- Vây: muốn biết mỗi hàng có mấy học sinh ta thực hiện phép tính gì? 
- Em trình bày bài giải 
 Bài giải 
............................................................................................................................................ 
TẬP LÀM VĂN 
NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI 
 Các em mở SGK trang 58 để quan sát tranh và lắng nghe câu chuyện nhé! 
Bài tập 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi: 
a/ Lần đầu về quê cô bé thấy thế nào? 
b/ Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì? 
c/ Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng? 
d/ Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì? 
.. 
* Hướng dẫn: PH mở bài giảng theo link của trường để HS nghe câu chuyện và trả lời 
vào phiếu nhé! 
Thứ tư, ngày 8 tháng 4 năm 2020 
TOÁN 
 MỘT PHẦN TƯ (trang 119) 
A/ Hoạt động cơ bản 
 Em mở SGK trang 119 
 Hình thành khái niệm một phần tư. 
Bài 1: Đã tô màu 1/4 hình nào ? 
TẬP VIẾT TUẦN 24 
CHỮ HOA U, Ư 
1/ Hướng dẫn viết chữ hoa U, Ư 
Chữ U viết hoa cỡ vừa cao 5 li, gồm 6 đường kẻ ngang 
Nét 1: là nét móc hai đầu ( trái – phải). 
Nét 2: là nét móc ngược trái. 
* Cách viết chữ hoa U: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu , đầu móc bên trái cuộn vào trong, 
đầu móc bên phải hướng ra ngoài; dừng bút trên đường kẻ 2. 
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1,rê bút lên đường kẻ 6 rồi đổi chiều bút; viết nét móc 
ngược (phải) từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 
Chữ hoa Ư có cấu tạo như chữ hoa U , thêm một nét râu trên đầu nét 2. 
- Cách viết: Viết như chữ U. Từ điểm đặt bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 6, chỗ gần đầu 
nét 2, viết 1 dấu râu nhỏ có đuôi dính vào phần đầu nét 2. 
2.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
- Con chữ Ư hoa cao 5 ô li. 
- Con chữ y, g cao 2,5 ô li. 
- Con chữ ơ, m, c, â, ư, n cao 1 ô li. 
- Con chữ r cao 1,25 ô li. 
2/ Viết vào vở “ Em viết đúng, viết đẹp”: 
- 1 dòng (4 lần) chữ hoa U cỡ vừa. ( cao 5 li) 
- 1 dòng (4 lần) chữ hoa U cỡ nhỏ. ( cao 2,5 li) 
- 1 dòng (4 lần) chữ hoa Ư cỡ nhỏ. ( cao 2,5 li) 
- 1 dòng (4 lần) chữ Ươm cỡ nhỏ. 
- 1 dòng (1 lần) từ ngữ cỡ nhỏ: Ươm cây gây rừng. 
 Kính nhờ Phụ huynh cho các em viết ở vở “ Em viết đúng, viết đẹp” bài tuần 24 chữ hoa U, 
Ư nhé! 
5 ô li 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
Thứ năm, ngày 9 tháng 4 năm 2020 
Toán 
Luyện tập 
Bài 1: Tính nhẩm ( các em hãy vận dụng bảng chia 4 để tính kết quả bài tập này nhé!) 
8 : 4 = 12 : 4 = 20 : 4 = 28 : 4 = 
36 : 4 = 24 : 4 = 40 : 4 = 32 : 4 = 
Bài 2: Tính nhẩm ( các em vận dụng bảng nhân 4 và bảng chia 3, 4 vào tính kết quả bài 
tập này nhé!) 
4 x 3 = 4 x 2 = 4 x 1 = 4 x 4 = 
12 : 4 = 8 : 4 = 4 : 4 = 16 : 4 = 
12 : 3 = 8 : 3 = 4 : 1 = 
Bài tập này các em có thể thực hiện nhanh hơn nếu em nhớ được tính chất giao hoán 
của phép nhân và phép chia. 
Ví dụ: 4 x 3 = 12; số 4 số 3 gọi là thừa số, 12 gọi là tích, Từ phép nhân trên: ta lấy kết quả 12 
chia cho thừa số 3 thì còn lại thừa số 4 và đó chính là 12 : 3 = 4; tương tự ta lấy 12 chia cho 
thừa số 4 thì còn lại thừa số 3 và đó chính là 12 : 4 = 3 
Bài 3: Có 40 học sinh chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh. 
Gợi ý: 
- Đề bài cho biết điều gì? (Có 40 học sinh chia đều thành 4 tổ) 
- Đề bài hỏi gì? (Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh?) 
- Mỗi tổ nghĩa là 1 tổ. 
- Vây: muốn biết mỗi tổ có mấy học sinh ta thực hiện phép tính gì? 
- Em trình bày bài giải 
 Bài giải 
*Dặn dò: 
 Các em nhớ học thuộc lòng bảng nhân, chia từ bảng 2 đến bảng 5 em nhé! 
Tập đọc 
Voi nhà 
Các em mở SGK Tiếng Việt trang 56 
Các em đọc to lần 1 hết bài 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Các em đọc nối tiếp câu 2 lượt hết cả bài 
- Các em luyện đọc lại nhiều lần từ:nhúc nhích, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, đập tan, 
quặp chặt, lôi mạnh, huơ vòi, bản Tun 
Các em đọc nối tiếp đoạn, mỗi đoạn đọc 2 lần trở lên 
 Đoạn 1: các em đọc từ “Gần tối..qua đêm 
 Đoạn 2: các em đọc từ “ Gần sáng..phải bắn thôi!” 
 Đoạn 3: các em đọc câu còn lại cho hết bài 
Các em chú ý ngắt nghỉ hơi đúng đoạn: ( kí hiệu 1 vạch là ngắt hơi, 2 vạch là nghỉ 
hơi, chữ đậm là đọc nhấn mạnh.) 
Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. 
Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. 
Nghĩa từ: nghĩa của từ các em sách Tiếng Việt trang 57 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Các em đọc to cả bài 1 lần 
Các em đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi sau: 
- Vì sao những người trên xe phải ngủ trong rừng? 
Các em đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi sau: 
- Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? 
- Theo em, nếu đó là voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không? 
Gv giảng: không nên bắn vì voi là loài thú quý hiếm cần bảo vệ. Nổ súng cũng nguy hiểm vì 
voi có thể tức giận, hăng máu xong đến chỗ nó đoán có người bắn súng. 
Các em đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi sau: 
- Con voi đã giúp họ thế nào? 
Gv hỏi thêm: Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà? 
Gv chốt: dựa vào hành động của con voi đi theo hướng bản Tun ta đoán nó được chủ nuôi 
nên biết đường về nhà. 
 Hoạt động 3: luyện đọc lại 
- Các em đọc lại cả bài và suy nghĩ: Qua câu chuyện “Voi nhà” em hiểu được gì? hoặc 
Em học được điều gì qua câu chuyện này? 
Gv hỏi thêm: Em nào biết trong lịch sử nước ta ai là người cởi voi đi đánh giặc? 
( Hai Bà Trưng. Trần Hưng Đạo) 
Dặn dò: các em nhớ đọc bài thường xuyên và nhớ kĩ nội dung bài nhé! 
Lần sau học bài: Sơn Tinh Thủy Tinh và bài Bé nhìn biển 
Thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 
TOÁN 
BẢNG CHIA 5 (Trang 121) 
A/ Hoạt động cơ bản 
 Em mở SGK trang 121. 
 - Em hãy thành lập bảng chia 5 và đọc nhiều lần cho thuộc nhé! 
- Em cần nhớ: Trong bảng chia 5, số bị chia là các số tự nhiên hơn kém nhau 5 đơn vị; số 
chia đều là 5; thương là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10. 
- Muốn thành lập được bảng chia 5 em cần đọc thuộc bảng nhân 5. 
B. Hoạt động thực hành 
 Bài 1: Số : 
Bài 2: Giải bài toán 
Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình. Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa ? 
 Gợi ý: 
- Đề bài cho biết điều gì? (Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình) 
- Đề bài hỏi gì? (Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa ?) 
- Mỗi bình nghĩa là 1 bình. 
- Tóm tắt 
5 bình : 15 bông hoa 
1 bình :... bông hoa? 
- Vây: muốn biết mỗi bình có mấy bông hoa ta thực hiện phép tính gì? 
- Em trình bày bài giải 
 Bài giải 
............................................................................................ 
CHÍNH TẢ ( Nghe- viết) 
 Voi nhà 
1/ Nghe người thân đọc bài viết “ Voi nhà” đoạn từ “ Con voi lúc lắc vòi .đi 
theo hướng bản Tun” SGK TV2, trang 56, 57 và viết cho thật đẹp nhé! 
*Rất mong PH giúp đỡ để các em làm bài tốt. Xin cảm ơn. 
Lưu ý bài làm của các em phải giữ cẩn thận, để khi đi học lại cô kiểm tra, nhận xét 
nhé! 

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.pdf