Phân phối chương trình môn Giáo dục công dân lớp 7 - Bậc trung học cơ sở
1/ Tổ chức dạy học
a/- Những bài bố trí 2 tiết, không qui định cụ thể nội dung cho từng tiết, giáo viên căn cứ vào đặc điểm của học sinh và vấn đề thực tế đó ở địa phương, ở trường mà phân phối nội dung cho hợp lý.
b/- Tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học, thực hiện dựa trên những vấn đề sau:
- Dạy 1 tiết lấy trong số tiết được quy định ( tiết 15, 16, 33) Giáo dục trật tự an toàn giao thông theo sách “ Giáo dục trật tự an toàn giao thông” ( NXB Giao thông vận tải 2007).
- Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã học.
- Những vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội
UBND TỈNH ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 02 tháng 01 năm 2008 CHUYÊN ĐỀ VỀ PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 - BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ I/- Phân phối chương trình 1/- Học Kỳ I: 18 Tuần X 1 tiết/Tuần = 18 tiết Tuần Từ tiết 1 Đến tiết 18 Nội dung 1 1 Bài 1: Sống giản dị 2 2 Bài 2: Trung thực 3 3 Bài 3: Tự trọng 4 4 Bài 4: Đạo đức và kỷ luật 5 5 Bài 5: Yêu thương con người 6 6 Bài 5: Yêu thương con người 7 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo 8 8 Bài 7: Đòan kết, tương trợ 9 9 Kiểm tra viết 10 10 Bài 8: Khoan dung 11 11 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa 12 12 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa 13 13 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ 14 14 Bài 11: Tự tin 15 15 Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học 16 16 Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học 17 17 Ôn tập học kỳ I 18 18 Kiểm tra học kỳ I 2/- Học Kỳ II: 17 Tuần X 1 tiết/Tuần = 17 tiết Tuần Từ tiết 19 Đến tiết 35 Nội dung 19 19 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch 20 20 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch 21 21 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. 22 22 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 23 23 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 24 24 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa 25 25 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa 26 26 Kiểm tra viết 27 27 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo 28 28 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo 29 29 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 30 30 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 31 31 Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) 32 32 Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) 33 33 Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học 34 34 Ôn tập học kỳ II 35 35 Kiểm tra học kỳ II II/- Hướng dẫn sử dụng phân phối chương trình: 1/ Tổ chức dạy học a/- Những bài bố trí 2 tiết, không qui định cụ thể nội dung cho từng tiết, giáo viên căn cứ vào đặc điểm của học sinh và vấn đề thực tế đó ở địa phương, ở trường mà phân phối nội dung cho hợp lý. b/- Tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học, thực hiện dựa trên những vấn đề sau: Dạy 1 tiết lấy trong số tiết được quy định ( tiết 15, 16, 33) Giáo dục trật tự an toàn giao thông theo sách “ Giáo dục trật tự an toàn giao thông” ( NXB Giao thông vận tải 2007). Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã học. Những vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội Những gương người tốt việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó, học giỏi. Các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương + Nội dung vấn đề của địa phương có thể thay đổi từng năm + Hình thức thể hiện: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà trường; có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu; có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi .. c/- Đối với các tiết ôn tập học kỳ, giáo viên cần căn cứ đặc điểm tình hình thực tế để định ra nội dung ôn tập phù hợp với trình độ của học sinh, đảm bảo ôn tập đủ các kiến thức, rèn luyện kỷ năng theo yêu cầu. Cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước nội dung ôn tập ở nhà để tiết ôn tập trên lớp có thể phát huy tốt sự làm việc tích cực, chủ động của học sinh. 2/ Tổ chức kiểm tra, đánh giá a/ Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kỳ) phải bám sát chuẩn kiến thức, kỷ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình. b/ Cần yêu cầu học sinh không chỉ học thuộc mà còn phải biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế, biết liên hệ nội dung bài học với cuộc sống thực tiễn. c/ Kiểm tra đánh giá không chỉ qua bài viết, bài đọc của học sinh mà còn qua kết quả của việc tham gia các họat động học tập của học sinh. d/ Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh CÁC THÀNH VIÊN CỦA TỔ BIÊN SOẠN CHUYÊN ĐỀ Phan Trọng Nghĩa - Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai Nguyễn Thân - Trường THCS An Phước, huyện Long Thành. Vũ Thị Lệ Thủy - Trường THCS Duy Tân, huyện Thống Nhất.
File đính kèm:
- Bai_1_Song_gian_di_20150727_014707.doc