Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề thơ hiện đại Việt Nam

E – ÁNH TRĂNG:

I. Tác giả và tác phẩm:

 1. Tác giả:

Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê tỉnh Thanh Hóa. Ong là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

 2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1978, những năm đầu đất nước thống nhất.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: quá khứ – hiện tại.

II. Nội dung:

1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:

- Anh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu (Hồi nhỏ. với bể).

- Anh trăng gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong rừng sâu. (Hồi chiến tranh. tri kỉ).

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tuyển sinh Ngữ văn 10 - Chuyên đề thơ hiện đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trận để lại dấu tích. Những hình ảnh đó nói lên những khó khăn, gian khổ, hiểm nghèo của cuộc chiến mà người lính lái xe phải vượt qua.
	3. Hình ảnh những người lính lái xe:
- Lái xe trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt (xe không kính nên gió, bụi, mưa tràn vào) và hiểm nguy bởi những trận mưa bom giật, bom rung dội xuống của giặc Mĩ.
- Người lính luôn trong tư thế ung dung, hiên ngang, tinh thần dũng cảm băng qua tuyến đường Trường Sơn đạn bom ác liệt.
- Người chàng trai hồn nhiên, lạc quan, vui đùa cùng nhau sau những chặng đường hành quân; thân thiết trong tình đồng đội, đồng chí.
- Họ vượt qua tất cả bởi lòng yêu nước, lí tưởng chung của dân tộc: vì miền Nam phía trước.
	4. Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
	* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mỹ xâm lược.
	III. Luyện tập:
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
So sánh vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Eš&›F
C – ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Huy Cận (1919 – 2005) quê tỉnh Hà Tĩnh, là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Từ sau 1945, ông là nhà thơ tiêu biểu của thơ Cách mạng Việt Nam. Oâng là một trong những nhà thơ hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, từ chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh.
- Mạch cảm xúc bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
	+ Khổ 1 – 2: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn.
	+ Khổ 3 – 6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
	+ Khổ 7: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh lên.
	II. Nội dung:
	1. Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống (Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa).
- Đoàn ngư dân chuẩn bị ra khơi đánh cá trong khí thế mạnh mẽ, tươi vui, lạc quan, yêu lao động, yêu đời, yêu cuộc sống tự ddo được thể hiện bằng tiếng hát của những con người làm chủ quê hương (Câu hát căng buồm cùng gió khơi).
	2. Nhân vật bé Thu:
- Tầm vóc của con người và con thuyền được nâng lên ngang tầm với vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng).
- Biển giàu, đẹp với muôn ngàn loài cá, với màu sắc lấp lánh: hồng trắng, vàng chóe, vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông.
- Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say (Ta hát bài ca gọi cá vào/ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng); thiên nhiên hòa nhịp làm việc chung với con người. (Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao)
	3. Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Sau một đêm lao động miệt mài, đoàn ngư dân trở về trong niềm vui, sự phấn khởi (Câu hát căng buồm cùng gió khơi).
- Với thành quả lao động là khoang cá đầy, đoàn thuyền phấn khởi chạy đua cùng mặt trời giữa cảnh bình minh đang lên, mặt trời bừng sáng rực rỡ nhô màu mới tạo ra một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và người lao động.
	4. Nghệ thuật:
- Bút pháp lãng mạn với các biện pháp đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại:
	+ Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
	+ Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
	* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca sự nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động.
	III. Luyện tập:
Bút pháp xây dựng hình ảnh của Huy Cận trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật? Phân tích hình ảnh trong khổ thơ 3 – 4 làm rõ bút phát nghệ thuật ấy.
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Eš&›F
D – BẾP LỬA:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Bằng Việt sinh năm 1941, quê tỉnh Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1963, lúc tác giả đang học Luật ở Liên Xô.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ hình ảnh bếp lửa gợi hồi tưởng những năm tháng tuổi thơ tác giả sống với bà. Từ kỉ niệm, tác giả suy ngẫm về bà, nói lên lòng yêu kính của bà và gửi niềm mong nhớ về bà.
II. Nội dung:
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về người bà:
Bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa gần gũi, quan thuộc trong mỗi gia đình gợi nhớ bàn tay khéo léo, tấm lòng ấp iu chăm chút của bà – người nhóm lửa. Hình ảnh bà dâng tràn trong tình thương, nỗi nhớ (Cháu thương bà biết mấy nắng mưa).
	2. Những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả:
- Kỉ niệm tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, vất vả trong chiến tranh (Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xa khô rạc ngựa gầy).
- Cha mẹ bận công tác xa, cháu được bà cưu mang, chăm sóc (Bà bảo cháu làm, bà dạy cháu nghe, bà chăm cháu học).
- Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa (Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói/ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,...).
- Bên cạnh bếp lửa thân quen, kí ức tuổi thơ còn văng vẳng âm thanh tiếng chim tu hú (Tu hú kêu trên những cánh đồng xa/ Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!).
	3. Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với bà:
- Hình ảnh người bà trong nỗi nhớ của tác giả, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh (Lận dận đời bà biết mấy nắng mưa).
- Bếp lửa mỗi ngày bà nhóm cháy sáng từ ngọn lửa của trái tim, của tình yêu thương, của niềm tin, hy vọng bà dành cho cháu, truyền cho cháu (Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng).
- Từ ngọn lửa của bà, cháu được nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
- Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Oâi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”.
- Ở nơi xa, khi đã trưởng thành, người cháu vẫn không nguôi nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa – hình ảnh thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đã cháu trên bước đường đời (khổ cuối).
	4. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự và b	iểu cảm.
	* Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
	III. Luyện tập:
Tại sao khi nhắc tới hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ về bà? Và khi nghĩ về bà, người cháu lại nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
Nêu nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Eš&›F
E – ÁNH TRĂNG:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê tỉnh Thanh Hóa. Oâng là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1978, những năm đầu đất nước thống nhất.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: quá khứ – hiện tại.
II. Nội dung:
1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:
- Aùnh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu (Hồi nhỏ... với bể).
- Aùnh trăng gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong rừng sâu. (Hồi chiến tranh... tri kỉ).
	2. Những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả:
- Cuộc sống ở thành phố, nơi có ánh điện, cửa gương, vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành người dưng qua đường – người khách xa lạ.
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.
	+ Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ (Thình lình... đột ngột vầng trăng tròn).
	+ Thấy mặt trăng, “thấy mại” người bạn tri kỉ ngày nào, tâm hồn có cái gì rưng rưng, gợi nhớ gợi thương những kỉ niệm
	+ Vầng trăng vẫn cứ tròn vành vạnh là biểu tượng cho tình cảm chung thủy năm xưa; là vẻ đẹp của thiên nhiên; là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên.
	+ Aùnh trăng im phăng phắc – Đủ cho ta giật mình – nhà thơ tự nhắc nhở chính mình, cũng là bài học nghĩa tình, thủy chung cho mọi người. Bài thơ gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về cách sống, cách làm người.
	3. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa.
	* Ý nghĩa văn bản: Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung trước sau.
	III. Luyện tập:
Phân tích ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Aùnh trăng.
Bài thơ Aùnh trăng kết thúc bằng hình ảnh: “Aùnh trăng im phăng phắc – Đủ cho ta giật mình”. Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Eš&›F
G – MÙA XUÂN NHO NHỎ:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Thanh Hải (1930 – 1980) quê tỉnh Thừa Thiên – Huế. Oâng là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được Thanh Hải viết vào tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời – trong hoàn cảnh đất nước mới thống nhất, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
II. Nội dung:
1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Với vài nét phác họa về mùa xuân trên xứ Huế, nhà thơ cảm nhận ở mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời: Không gian rộng lớn, trong trẻo của dòng sông; màu sắc tươi tắn của màu sông xanh, của đóa hoa tím biếc; âm thanh líu lo vang trời của những chú chim chiền chiện.
	Hình ảnh gây tác động hơn cả là “giọt long lanh rơi”
- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng” – nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh tế.
- Với khổ thơ đầu, nhà thơ bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp và càng trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống.
	2. Vẻ đẹp, sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm:
	Từ mùa xuân thiên nhiên, tác giả mở rộng tả mùa xuân của đất nước:
- Hình ảnh người cấm súng và người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước (hoàn cảnh đất nước mới thống nhất, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách và gay gắt).
- Mùa xuân đất trời đọng lại trong hình ảnh “lộc” gắn liền với người cầm súng và người ra đồng biểu trưng cho sức sống tươi non, vươn lên của dân tộc.
- Sức sống mùa xuân đất nước còn được cảm nhận bằng nhịp điệu hối hả, xôn xao, khí thế tưng bừng, rộn rã.
- Từ việc nhìn lại lịch sử đất nước, nhà thơ bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào tương lai của đất nước: “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước”.
	3. Ước nguyện được làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời:
- Tâm nguyện tự nguyện dâng hiến của tác giả được thể hiện bằng những hình ảnh giản dị và cảm động, rất khiêm nhường (con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm nhập vào bản đồng ca của đất nước).
- Khát vọng sống có ích (sống đẹp) cho đời và ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ chân thành lặng lẽ dâng cho đời bằng tất cả tấm lòng (Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc).
- Trên giường bệnh, trước khi về cõi vĩnh hằng, nhà thơ vẫn có tình yêu đời trong sáng, thanh cao, một niềm tin và lạc quan mạnh mẽ, thiết tha đáng trân trọng.
	4. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca xứ Huế.
- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dùng từ xưng hô (tôi – ta). 
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ phù hợp với nội dung từng đoạn.
Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ: điệp ngữ (ta làm, dù là); gợi hình (dòng sông xanh, hoa tím biếc,).
	* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
	III. Luyện tập:
- Với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, em thích nhất khổ thơ nào? Viết một đoạn văn bình luận về khổ thơ đó.
Eš&›F
H – VIẾNG LĂNG BÁC:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở Tân Châu – An Giang. Oâng là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng ở miền Nam.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4/1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương có dịp công tác ở miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Cảm xúc dâng trào, ông sáng tác bài thơ này.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:
+ Khổ 1: Đến lăng viếng Bác, từ xa nhà thơ đã nhận ra khung cảnh nơi lăng.
+ Khổ 2: Nhà thơ theo đoàn người từ từ vào lăng viếng Bác.
+ Khổ 3: Vào trong lăng, được thấy Bác, niềm xúc động dâng trào.
+ Khổ 4: Ra khỏi lăng, trước khi ra về, nhà thơ quyến luyến không muốn xa rời.
II. Nội dung:
1. Tâm trạng xúc động sau bao năm mong mỏi giờ được đến lăng viếng Bác (khổ 1):
- Nhà thơ giới thiệu hoàn cảnh và tâm trạng đặc biệt thiêng liêng, đầy ý nghĩa của cuộc viếng lăng Bác. Đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy ở bên lăng Bác là hàng tre, biểu tượng cho làng quê Việt Nam, đất nước, cho sức sống bền bỉ, dẻo dai của dân tộc
	2. Tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân đối với Bác (khổ 2):
- Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện niềm tôn kính chân thành của nhân dân, của tác giả đối với Bác.
- Hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác được ví như tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác. Sự so sánh vừa chính xác, vừa đẹp vừa mới lạ. Nó thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân đối với Bác.
	3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng, thấy Bác (khổ 3):
- Không gian bên trong lăng yên tĩnh, thiêng liêng, nâng niu giấc ngủ yên bình của Bác.
- Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót vì sự ra đi của Bác (...nghe nhói ở trong tim).
	4. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ và ước nguyện được mãi mãi bên Người (khổ 4):
- Đến thăm Bác, nghĩ tới lúc “mai về miền Nam”, nhà thơ bịn rịn đến “thương trào nước mắt”
- Nhà thơ thiết tha “muốn làm” (lặp lại ba lần) con chim dâng tiếng hót, muốn làm bông hoa tỏa hương và nhất là muốn làm cây tre nhập vào hàng tre để bảo vệ lăng Bác và để canh giấc ngủ bình yên cho Bác.
	5. Nghệ thuật:
- Giọng thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung và cảm xúc của bài.
- Thể thơ 8 chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, với ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. 
- Ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các phép ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.
	* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
	III. Luyện tập:
Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ.
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhà thơ qua bài thơ.
Eš&›F
I – SANG THU:
I. Tác giả và tác phẩm:
	1. Tác giả:
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê tỉnh Vĩnh Phúc. Oâng là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống của làng quê, về mùa thu.
	2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời năm 1977.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa – từ cuối hạ sang đầu thu.
II. Nội dung:
1. Cảm nhận của nhà thơ trước sự chuyển đổi của đất trời lúc sang thu:
∆_Tâm trạng bất ngờ khi nhận được những dấu hiệu của mùa thu:
- Dấu hiệu đầu tiên làm nhà thơ bất ngờ (bỗng) khi nhận ra hương ổi chín lan tỏa vào không gian (hương ổi chín đồng nghĩa với mùa thu đã đi vào tiềm thức của nhà thơ).
- Tiếp đến, nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, đến sương chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
- Đó là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, song chưa thật rõ ràng, vả lại quá bất ngờ nên tâm trạng nhà thơ còn ngờ ngợ, chưa chắc chắn trong nỗi hình như!
	∆_Tâm trạng ngỡ ngàng, buâng khuâng khi nhận ra mùa thu đã đến:
- Nếu ở khổ thơ đầu, mùa thu chỉ là sự đoán định trong nỗi hình như, thì từ khổ thơ thứ hai, nhà thơ nhận ra: thu đến thật rồi.
	Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
- Thu có mặt khắp nơi với những đặc trưng cụ thể của dòng sông trôi một cách thanh thản (dềnh dàng), những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn
- Cảm giác giao mùa được diễn tả một cách thú vị

File đính kèm:

  • docOn_TS10__Chuyen_de_THO_HIEN_DAI_VIET_NAM__by_Thanh_Nguyen_20150725_033403.doc