Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi - Năm học 2015-2016

H: Tại sao nhóm các bạn lại có ý tưởng sưu tầm những tư liệu về hình ảnh con đườngTrường Sơn trong những năm chiến tranh ác liệt để giới thiệu trong học này?

 (Đường Trường Sơn là tuyến đường xuyên ngang, xẻ dọc dãy núi Trường Sơn trùng điệp của ba nước Đông Dương, là tuyến đường huyết mạch chi viện cho chiến trường Miền Nam. Bởi vậy, nó rất quan trọng đối với cuộc chiến đấu giành độc lập giải phóng dân tộc. Chính vì vậy Mĩ đã rải bom rất ác liệt trên tuyến đường này).

 Đó là một ý kiến rất hay- cô rất thích.

Có thể nói thành công của truyện ngắn này không chỉ đánh giá ở phạm vi trong nước mà âm vang và sức sống của nó còn lan tỏa ra phạm vi thế giới, bằng sự kiện năm 2015 một nhà xuất bản của Mỹ đã in tập truyện “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới quy tụ rất nhiều tác giả, tác phẩm trên thế giới và trong đó “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong tuyển tập này.

 GV: Khi nói về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Lê Minh Khuê đã tâm sự: “Ngày tôi là phóng viên báo Tiền phong đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường viết báo, năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một đêm trong một cái hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinhtrung học, những sinh viên. đi tham gia kháng chiến, sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lí tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kì diệu. Và bởi vẻ đẹp kì diệu đó mà học sẵn sàng hi sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện này.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/3/2016.
Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi
	(Lê Minh Khuê)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật...)
3. Thái độ
 Trân trọng và biết cảm ơn đối với thế hệ cha anh đã xả thân vì sự bình yên của đất nước. Từ đó, nhận thấy bổn phận và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với tương lai của đất nước.
III. Chuẩn bị
GV: Giáo án.
HS: Sưu tầm tài liệu; soạn bài.
IV. Tiến trình dạy học:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
Khởi động:
Kiểm tra trong giờ học về sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
 Hoạt động khởi động: Đường Trường Sơn Đông, nắng Tây mưa. Một cái tên thôi cũng gợi cho chúng ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe sa trận vì Miền nam thân yêu. Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ, không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe, hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục về những cô gái thanh niên xung phong, những cô gái trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê- một cây bút nữ xuất sắc của mảnh đát xứ Thanh, kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn... Ba cô gái trẻ là những ngôi sao xa xôi trên các đỉnh Trường Sơn. Bài học hôm nay cô và các em đi tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy & trò
ND cần đạt
NLPT
H: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà:
N1: Trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Lê Minh Khuê?
 Khi vừa tròn 15 tuổi Lê Minh Khuê đã tự khai thêm tuổi và gia nhập đội nữ thanh niên xung phong, có mặt ở biên giới Việt-Lào, trên tuyến đường Trường Sơn tham gia chống Mỹ cứu nước. Những năm tháng gian khổ suốt ngày đối mặt với bom đạn khốc liệt suốt ngày đêm trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử. Cô gái ấy đã chứng kiến những giây phút hào hùng thời cả nước ra trận, từng lặng lẽ khóc trên những nấm mồ đồng đội ngã xuống trong bão lửa. Có một kỉ niệm làm cô nhớ nhất đó là hồi đi làm báo, vào viện quân y 111, cô ngồi cạnh một anh sĩ quan bị bom phạt mất hết cằm, hai tay, hai chân, anh mê sảng gọi mẹ. Cô vỗ vai anh và nói: “Mẹ đây”. Chính những kỉ niệm, những năm tháng ấy đã là những trải nghiệm là nguồn cảm xúc mạnh mẽ trong những sáng tác sau này của bà mà tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” là minh chứng cho điều đó.
 Các tác phẩm chính: “Bi kịch nhỏ” (1993), “Thiếu nữ mặc áo dài xanh” (1984)
 Nhóm 2: Trình bày hiểu biết về tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
H: Đề tài?
H: Thể loaị văn học?
H: Phương thức biểu đạt? (Sau đây là những hình ảnh, mà nhóm chúng em muốn gửi tới thầy cô và các ban để hiểu thêm về tuyến đường Trường Sơn)
H: Tại sao nhóm các bạn lại có ý tưởng sưu tầm những tư liệu về hình ảnh con đườngTrường Sơn trong những năm chiến tranh ác liệt để giới thiệu trong học này?
 (Đường Trường Sơn là tuyến đường xuyên ngang, xẻ dọc dãy núi Trường Sơn trùng điệp của ba nước Đông Dương, là tuyến đường huyết mạch chi viện cho chiến trường Miền Nam. Bởi vậy, nó rất quan trọng đối với cuộc chiến đấu giành độc lập giải phóng dân tộc. Chính vì vậy Mĩ đã rải bom rất ác liệt trên tuyến đường này).
 Đó là một ý kiến rất hay- cô rất thích.
Có thể nói thành công của truyện ngắn này không chỉ đánh giá ở phạm vi trong nước mà âm vang và sức sống của nó còn lan tỏa ra phạm vi thế giới, bằng sự kiện năm 2015 một nhà xuất bản của Mỹ đã in tập truyện “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới quy tụ rất nhiều tác giả, tác phẩm trên thế giới và trong đó “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong tuyển tập này.
 GV: Khi nói về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Lê Minh Khuê đã tâm sự: “Ngày tôi là phóng viên báo Tiền phong đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường viết báo, năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một đêm trong một cái hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinhtrung học, những sinh viên... đi tham gia kháng chiến, sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lí tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kì diệu. Và bởi vẻ đẹp kì diệu đó mà học sẵn sàng hi sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện này.
 GV: Có ý kiến cho rằng một trong những yếu tố làm nên thành công của truyện ngắn này là việc Lê Minh Khuê đã chọn lựa ngôi kể phù hợp.
 H; Người kể chuyện là ai? Ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
 Ngôi kể: Thứ nhất (Nhân vật Phương Định)
+ Tác dụng: Tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiếnb đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Thuận lợi cho việc miêu tả thế giới tâm hồn, những cảm xúc, suy nghĩ ... của nhân vật.
 Từ đó làm nên vẻ đệp của con người Việt nam trong chiến tranh.
 GV: Có thể nói Lê Minh Khuê đã lựa chọn được ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật Phương Định- nhân vật chính đã tạo ra một điểm nhìn phù hợp giúp cho nhà văn dễ dàng tái hiện hiện thực chiến đấu trên một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn một cách sinh động, cụ thể và chân thật nhất và đặc biệt ngôi kể này rất thuận lợi cho việc miêu tả thế giới nội tâm, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Từ đó làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
 GV: Các em ạ! Truyện viết về đề tài chiến tranh, viết về những con người trong cuộc chiến ấy nhưng lại được nhà văn đặt tên là: “Những ngôi sao xã xôi”, một cách đặt tên thật lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ-với cảm hứng lãng mạn cách mạng. Vậy nhan đề có ý nghĩa như thế nào? Vì sao lại đặt như vậy, chúng ta tìm hiểu phần văn bản.
 Gv: Đây là văn bản dài, mặc dù đưa vào SGK đã được lược bớt đi một số đoạn cô yêu cầu các em đọc ở nhà và tóm tắt đoạn trích. Khi đọc cô lưu ý: đọc đúng những câu như dạng câu kể xen lẫn tả, giọng điệu gần với khẩu ngữ. Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm lại, gợi nhớ hững kỉ niệm niên thiếu. 
 Trình bày phần tóm tắt văn bản?
H: Hoàn cảnh làm việc của họ được giới thiệu ở vị trí như thế nào?
 H: Em hiểu “cao điểm”, “trọng điểm” là gì?
- “Cao điểm”: chỗ cao hơn mặt đất như gò, đồi, núi hoặc nóc công trình kiến trúc cao...
- “Trọng điểm”: Điểm, nơi được xác định là vai trò quan trống với điểm khác.
 H: Vậy đó là một nơi như thế nào?
 GV: Các em có thể theo dõi một số số liệu đã thống kê về tuyến đường Trường Sơn.
 GV bình: Có thể vói đây là vị trí vô cùng quan trọng mang tính then chốt, là nơi mà đế quốc Mỹ đã dùng mội hình thức nhằm tiêu diệt, phá hủy, chặt đứt. Còn về phía ta thì đó là vị trí mà bằng mọi gía chúng ta phải giữ vững.
 GV: Để làm nổi bật tính chất nguy hiểm và ác liệt của chiến trường nơi họ làm nhiệm vụ.
 Tác giả đã miêu tả không gian chiến đấu. 
 H: Tìm các chi tiết miêu tả không gian chiến trường nơi các cô gái làm nhiệm vụ?
 H:Giữa nơi ác liệt của sự nguy hiểm choàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái được miêu tả rất cụ thể.
 Đây cũng chính là câu hỏi thảo luận dành cho 2 nhóm.
 + Nhóm 1: Không gian chiến trường.
 Dưới mặt đất: Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn.
 Hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, xơ xác.
 Đất bốc khói, rung lên mỗi khi bom nổ, mặt đất phủ đầy thuốc bom màu xám. 
 Những quả bom chưa nổ nằm lạnh lùng, một đầu vùi xuống đất.
 + Trên bầu trời: 
 Máy bay rít, tiếng máy bay trinh sát rè rè, phản lực gầm gào.
 Bom nổ, không khí bàng hoàng, mảnh bom xé bầu không khí lao vào rít vô hình trên đầu. 
 Khói đen vật vờ.
 Nắng gắt, gió khô.
 Giữa hai trận bom vắng lặng đến phát sợ.
+ Nhóm 2: Không gian sinh hoạt:
- Nơi ở: Trong một cái hang dưới chân cao điểm.
- Bữa ăn: Nhiều bữa cơm không có canh, lấy nước suối pha vào chia nhau từng chiếc kẹo chanh dính chát.
- Đồ dùng sinh hoạt: một chiếc đài bán dẫn nhỏ để giải trí nằm dài trên nền hang ẩm nghe nhạc.
 H: Em hình dung như thế nào về hình ảnh con đường “bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lôn”?
 - Con đường bị cày xới, đào bới ghê ghớm, phải chịu sức tàn phá nặng nề của bom đạn.
 H: Đất bốc khói, mặt đất phủ đầy thuốc bom màu xám, trên đầu “máy bay rít, phản lực gầm gào” gợi cho em một không gian, một bầu không khí, một khung cảnh như thế nào?
 Không gian rộng lớn nhưng ngột ngạt, hãi hùng.
 H: Em nghĩ sao khi những quả bom nổ chậm lạnh lùng nằm chềnh ềnh giữa đường với từng giây tích tắc cho công việc của các cô gái?
 - Thật căng thẳng, nguy hiểm.
 H: Từ những chi tiết vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về không gian của chiến trường nơi làm việc của các cô gái?
 GV: Các em thân mến! Dẫu cô trò mình không trực tiếp sống trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng bằng ngòi bút chân thực, Lê Minh Khuê đã tái hiện lên trước mắt chúng ta một không khí ngột ngạt của chiến trường dường như trên mảnh đất này không còn giây phút nào êm ả bởi âm thanh của bom nổ váng óc, tiếng phản lực gầm gào, tiếng máy bay trinh sát rè rè, ầm ì trên đầu. Còn mặt đất thì bốc khói, không khí bàng hoàng. Tất cả như đang lên cơn sốt. Nơi đây quả là một hiện thực khô khốc đầy mùi chiến tranh, nó không còn màu xanh của sự sống, chỉ thấy tử thần rình rập.
 GV: Ấy vậy nhưng cuộc sống của họ lại như ở một phương diện khác khi họ trở về nơi sinh hoạt của mình.
 H: Qua những chi tiết vừa tìm đượcem có cảm nhận gì về cuộc sống của những cô gái?
- Cuộc sống dù gian khổ, vất vả nhưng bình yên, thơ mộng.
 H: Theo em niềm vui nhỏ bé đó có được là nhờ vào điều gì?
- Tinh thần lạc quan, yêu đời, tâm hồn thơ mộng của tuổi trẻ.
 H: Để miêu tả không gian chiến trường và không gian sinh hoạt, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
→ Đối lập, tương phản.
 H: Nhận xét cách tác giả viết các câu văn? Nêu tác dụng? 
- Câu văn ngắn, dụng ý diễn đạt sự khẩn trương, gấp gáp, căng thẳng trong hoàn cảnh chiến đấu.
- Cách miêu tả của tác giả có chân thực không?
 GV bình: một trong những yếu tố làm nên thành công và đem lại giá trị cho tác phẩm đó là: sự sắp xếp, xây dựng các chi tiết thật nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn. Đó là sự đối lập một không gian ác liệt, nguy hiểm với một không gian nhỏ bé, bình yên. Đó cũng là sự đối lập trong tính cách của một con người, đó là phẩm chất kiên cường dũng cảm không sợ hi sinh với cái dịu dàng rất con gái của đời thường. Còn xúc động nào hơn khi ngay tại nơi tưởng chừng như không còn sự sống lại hiện hữu một sức sống mãnh liệt. Mà không có một thứ vũ khí nào có thể hủy diệt. Đó là sức mạnh của tuổi trẻ, của niềm tin, của lí tưởng sống cao đẹp.
 GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh đối lập trong hang đá và cảnh ngoài đường.
 GV: Giữa nơi khốc liệt, dữ dội của chiến trường, hoàn cảnh sống và chiến đấu đều vô cùng khó khăn, điều đó có chi phối tới công việc của các cô gái hay không?
 H: Em hãy tìm chi tiết kể về công việc của họ.
 TL: - Họ chạy trên cao điểm giữa ban ngày.
 - Tính khối lượng đất đá bị bom đào xới.
 - Đến những quả bom chưa nổ.
 - Cần thì dùng thuốc nổ phá bom.
 H: Đọc đoạn truyện: “Có ở đâu như thế này... chạy về hang”. Em thấy nhiệm vụ hàng ngày của họ ra sao?
- Căng thẳng, nguy hiểm.
 H: Chỉ ra các từ diễn tả được sự nguy hiểm, căng thẳng của các cô gái?
 - Đất bốc khói, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu.
 H: Các quả bom có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa, nhưng nhất định nổ gợi lên một cường độ, một thời gian làm việc như thế nào?
 → Gấp gáp khẩn trương.
 H: Để làm được những công việc ấy đòi hỏi các cô gái phải có đức tính gì?
→ Bình tĩnh, khéo léo, sẵn sàng hi sinh.
 H: Tác giả đã sử dụng loại câu gì để tả công việc của các cô gái. Giọng điệu của họ ra sao?
 H: Có ý kiến cho rằng không gian chiến trường nơi các cô gái làm nhiện vụ đã vô cùng căng thẳng, nguy hiểm nhưng công việc lại nguy hiểm hơn, ý kiến của em như thế nào?
 H: Từ đó giúp em hiểu gì về công việc của họ?
 H: Từ công việc của các cô gái em liên tưởng đến văn bản nào đã học?
 → “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
 H: Qua câu chuyện “Những ngôi sao xa xôi” em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên trong thời kì chống Mĩ?
 H: Đế quốc Mĩ đã gây ra những hậu quả gì cho đất nước ta? 
→ Ô nhiễm môi trường.
GV: Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng tâm sự: sau này khi đi thực tế, gặp gỡ các cô gái thanh niên xung phong tôi mới hiểu rằng: khi con người được lao động, được sống và được hi sinh cho cái lí tưởng lớn lao trong tâm hồn mình thì con người đó sẽ cảm thấy tự do, vui vẻ, nhân vật trong truyện quả thật thảnh thơi và vô tư lự nữa. Họ có lí tưởng bảo vệ cuộc sống bình yên của đất nước và đang hàng ngày, hàng giờ thực hiện lí tưởng đó. Thế cho nên trong những giây phút nghỉ ngơi họ sống hoàn toàn thoải mái. Bom đạn không làm họ nguôi đi niềm sống trong tâm hồn. Để hiểu thêm ba cô gái chúng ta tìm hiểu ở tiết sau.
I. Đọc – Tìm hiểu chung:
1- Tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949.
- Quê Thanh Hóa.
- Thuộc thế hệ nhà văn thời chống Mĩ, là thanh niên xung phong.
- Bắt đầu viết văn từ những năm 1970.
- Là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ.
- Trước năm 1975; Viết về cuộc chiến đấu của thanh niên xung phong, bộ đội trên đường Trường Sơn.
- Sau 1975: viết về những chuyển biến xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
- Sở trường: viết truyệ n ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ.
- Được tặng giải thưởng văn xuôi hội nhà văn năm 1987.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: 
+ Sáng tác năm 1971, là một trong những tác phẩm đầu tay của tác giả, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
+ In lần đầu trong tạp chí “Tác phẩm mới”.
+ Đề tài: viết về các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Son những năm chống Mỹ.
+ Thể loại văn học: Truyện ngắn hiện đại.
* Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
- Ngôi kể: Thứ nhất – giọng điệu tự nhiên gần với khẩu ngữ thể hiện tính cách trẻ trung, nhí nhảnh.
* Vị trí của đoạn trích:
 - Tóm tắt tác phẩm:
 Tóm tắt: Truyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong là Phương Định, Thao, Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu bom chưa nổ và phá chúng. Đó là công việc hết sức nguy hiểm đòi hỏi phải bình tĩnh vì luôn phải đối mặt với thần chết. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Cuộc sống tuy gian khổ hiểm nguy nhưng họ vẫn sống lạc quan, đầy lãng mạn và yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Phương Định- nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính là cô gái Hà Nội giàu cảm xúc hay mơ mộng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao hết lòng chăm sóc. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích.
 II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết
1.Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong:
- Vị trí: Chân một cao điểm chiến đấu giữa một vùng trọng điểm.
- Nơi tập trung nhất bom đạn, nguy hiểm ác liệt.
-Hoàn cảnh
 Không gian chiến trường:
 Dưới mặt đất
 Trên bầu trời
→ Rộng lớn, ngột ngạt, căng thẳng, khốc liệt, dữ dội → không gian chiến tranh.
 Không gian sinh hoạt:
 Nơi ở, bữa ăn, nước uống, đồ dùng → không gian nhỏ bé, bình yên, thơ mộng.
→ Đối lập, câu văn ngắn, bút pháp hiện thực 
→» Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
→ Công việc: Chạy trên cao điểm ban ngày, tính khối lượng đát đá, đếm bom, phá bom.
→ Cuộc sống gian khổ, vất vả, căng thẳng, khẩn trương, nguy hiểm.
Trình bày, giao tiếp Tiếng Việt, sử dụng CNTT. 
Năng lực thực hành, giao tiếp Tiếng Việt
Giao tiếp Tiếng Việt.
Gttv
Cảm thụ thẩm mĩ.
Hợp tác
Hợp tác
Giao tiếp Tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mĩ.
Hoạt động thực hành
- Bài tập củng cố.
Hoạt động ứng dụng
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngay chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nắm mơ nói mớ vang nhà
(Gửi em – cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảnh trời nho nhỏ ()
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời nằm yên trong lòng đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng 
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
4. Tổng kết:
 Cho học sinh nghe nhạc bài hát “Cô gái mở đường”
5. Hướng dẫn học tập:
 - Phiếu học tập
 - Tóm tắt lại tác phẩm
 - Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong. 
 - Ba cô gái thanh niên xung phong có điểm chung và điểm riêng nào?
 - Tập trung phân tích nhân vật Phương Định. 
 + Tính cách.
 + Tâm hồn.
 + Tâm lí trong một lần phá bom.
 - Những nét nghệ thuật chính của truyện?
 - Ý nghĩa của văn bản?

File đính kèm:

  • docTiet_141_Nhung_ngoi_sao_xa_xoi.doc