Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2,0 điểm)

 Tài năng tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du qua hai câu thơ sau:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

 (Trích “Truyện Kiều" )

Câu 2: (3,0 điểm)

 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Làng quê lúa gặt xong rồi

Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng

Chiều lên lặng ngắt bầu không

Trâu ai no cỏ thả rông bên trời

Hơi thu đã chạm mặt người

Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm."

 ("Đồng quê"- Trần Đăng Khoa)

Câu 3: (5,0 điểm)

 "Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo "

 Qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyÖn kinh M«n
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn: Ngữ văn lớp 9
Năm học 2012- 2013
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
	 Tài năng tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du qua hai câu thơ sau:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
 (Trích “Truyện Kiều" )
Câu 2: (3,0 điểm)
	Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no cỏ thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm."
 ("Đồng quê"- Trần Đăng Khoa)
Câu 3: (5,0 điểm)
	"Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo"	
	 Qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.
UBND huyÖn kinh M«n
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn: Ngữ văn lớp 9
Năm học 2012- 2013
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
	- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau:
	- Tài năng tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: 
+ Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, cách sử dụng từ ngữ tinh tế, khéo léo đã làm nổi bật một bức họa mùa xuân tuyệt đẹp: hình ảnh chọn lọc (cỏ non, hoa lê), màu sắc tươi sáng, hài hòa đến tuyệt diệu (trên nền xanh non trải ra vô tận của cỏ điểm xuyết nhẹ nhàng sắc trắng của vài bông hoa lê), cảnh vật sinh động, có hồn (dùng từ “trắng điểm„=>Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết, giàu sức sống. (1,5 điểm)
+ Nguyễn Du đã rất sáng tạo khi tiếp thu ý thơ cæ Trung Hoa (Hai câu thơ: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa „) : thêm chữ “trắng„=> làm nổi bật thần sắc của hoa lê, khiến bức tranh sinh động, có hồn . (0,25 điểm)
- Đoạn thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ. (0,25 điểm)
* Cách cho điểm: Thí sinh trình bày được các ý như trên, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi về dùng từ, viết câu cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 2.
Câu 2:(3,0 điểm)
Học sinh viết bài văn ngắn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. Bài làm có thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau:
	- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê vào buổi chiều thu sau mùa gặt thật yên bình, gần gũi, nên thơ, hữu tình : (1,5 điểm)
	+ Không gian của bức tranh quê được mở ra ở nhiều chiều: cao, xa, sâu rộng, tạo nên một phong cảnh khoáng đạt, mênh mông.
	+ Hình ảnh quen thuộc, gần gũi : rạ phơi trắng đồng, đàn trâu no cỏ, bạch đàn soi bóng xuống đầm...
	+ Bức tranh thể hiện tình quê chan chứa của nhà thơ.
	- Bức tranh quê được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, liên tưởng thú vị, tinh tế (mây hong trên gốc rạ, hơi thu chạm mặt người, bạch đàn soi bóng bên đầm... ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ mộc mạc, giản dị => tạo nên cảnh làng quê sống động mà có hồn . (1,5 điểm )
	* Cách cho điểm: 
 Thí sinh trình bày được các ý như trên, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, hành văn lưu loát, hấp dẫn, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về từ, câu được 3 điểm. Giám khảo căn cứ vào mức độ đạt yêu cầu của thí sinh để cho các điểm dưới 3. 
Câu 3: (5 điểm)
A.Yêu cầu: 
	1. Về kĩ năng:
- Viết được một bài nghị luận văn học có bố cục đủ ba phần, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, lập luận thuyết phục.
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, ít mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả... 
2.Về kiến thức: 
Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	* Giải thích ngắn gọn nhận xét trong đề bài: Người lính là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca kháng chiến.Ở mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau, hình ảnh này lại được những người nghệ sĩ cảm nhận theo cách riêng của mình nên có những nét cá tính riêng, độc đáo. Tuy nhiên, dù ở thơ ca thời kì nào, chống Pháp hay chống Mĩ, người lính vẫn luôn hiện lên với những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ. Điều này có thể thấy rất rõ trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . 
	* Phân tích những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính:
- Họ chiến đấu vì một lí tưởng và mục đích cao đẹp: chiến đấu bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc, vì sự nghiệp thống nhất đất nước ( "Súng bên súng, đầu sát bên đầu", "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim "); hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn ("Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.......nhớ người ra lính") => Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người lính.
- Họ dũng cảm vượt lên những khó khăn, gian khổ của cuộc sống đời lính bằng tinh thần lạc quan, thái độ bất chấp khó khăn, coi thường nguy hiểm và bằng tình đồng đội thắm thiết. ("Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ", "Miệng cười buốt giá" , 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay", "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", "Không có kính ừ thì có bụi....Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi" "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy ......)
- Họ có tâm hồn bay bổng, lãng mạn và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng ("Đầu súng trăng treo", "Nhìn thấy gió.....vào buồng lái", "Lại đi...xanh thêm", "Chỉ cần trong xe có một trái tim"...)
	* Phân tích những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính:
- Nét chân chất, mộc mạc, tình cảm sâu sắc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ "Đồng chí").
- Nét ngang tàng, trẻ trung, hån nhiªn, v« t­ của một thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ ("Bài thơ về tiểu đội xe không kính").
	* Đánh giá chung về vẻ đẹp của người lính trong hai bài thơ: vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên gi÷a cái vĩ đại phi thường với cái giản dị đời thường. Họ là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ nét riêng độc đáo của hình tượng thơ trong mỗi bài thơ mà khái quát về phong cách thơ của hai tác giả: thơ Chính Hữu sâu lắng, suy tư, cô đọng dồn nén cảm xúc, thơ của Phạm Tiến Duật tự nhiên, trẻ trung, hóm hỉnh. 
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Có thể còn sai sót về nội dung nhưng không đáng kể. Văn viết rõ ràng, trôi chảy, có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung bài viết sơ sài, dẫn chứng nghèo nàn. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả.
* Lưu ý: Giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc