Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội

II. CÁC KIỂU BÀI CỤ THỂ

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

a. Đối tượng nghị luận

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng bài NLXH yêu cầu người viết sử dụng kêt hợp các thao tác lập luận hợp lí đê bàn bạc, bộc lộ quan diêm, thái độ rõ ràng trước một vấn đề liên quan đến lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống . của con người.

Đề tài rất phong phú và đa dạng. Ví dụ:

- Các vấn đề về nhận thức (Lí tưởng, mục đích sống.)

- Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng.; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,thái độ hoà nhã, khiêm tốn.; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi.)

- Các vấn đề về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em.)

- Các vấn đề về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn bề.)

- Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc

sống.

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đời sống từ phân tích sự việc cụ thể mà rút ra những vấn đề tư tưởng thì bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí lại từ phân tích, giải thích một tư tưởng khái quát mà soi sáng và cuộc sống, nhằm khẳng định tư tưởng đó quan trọng đối với đời sống con người.
- Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, ôn tập về nghị luận xã hội giáo viên cần chú đến dạng đề : Dạng đề nghị luận tổng hợp, Dạng đề mang tính chất đối thoại – bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề được đặt ra, Dạng đề kết hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội. 
2. Cấu trúc từng kiểu bài
	a. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (cấu trúc của kiểu bài này có thể tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước).
	b. Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (cấu trúc của kiểu bài này có thể tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước).
	Khi hướng dẫn HS tìm và lập ý cho các phần của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, GV cần lưu ý cho HS một số điểm sau:
	- Khi phản ánh thực trạng, học sinh cần đưa ra những con số cụ thể của thông tin sẽ tạo sức thuyết phục, tránh lối nói chung chung mơ hồ (VD: muốn bàn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cần tìm thông tin về những con sông đang bị ô nhiễm nặng nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ô nhiễm hiện có mặt trong nguồn nước sông; Muốn bàn về nạn bạo hành với phụ nữ, cần tìm hiểu xem trong xã hội hiện tại người phụ nữ phải đối mặt với những kiểu / dạng bạo hành như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo hành...).
- Khi đánh giá hậu quả (kết quả) cần xem xét ở phạm vi cá nhân – cộng đồng, hiện tại - tương lai (VD: nạn bạo hành phụ nữ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ với người phụ nữ về mọi mặt sức khỏe cũng như tâm lí mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội trong cả quá trình phát triển lâu dài; hiện tượng nghiện online không chỉ làm hao tổn về sức lực, tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho sự bất ổn trong xã hội).
- Khi phân tích nguyên nhân nên chú ý tới các mặt khách quan, chủ quan. (VD: hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập: cách phân luồng, phân tuyến, hệ thống biển báo chỉ dẫn, chất lượng tham gia phương tiện giao thông, nguyên nhân chủ quan: ý thức của người tham gia giao thông).
- Khi đề xuất giải pháp, ta cần xem lại nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt nhất (VD: một trong những nguyên nhân của nạn bạo hành phụ nữ là nhận thức về bình đẳng giới thì một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức bình đẳng giới cho cộng đồng; nguyên nhân gây tai nạn giao thông là do người tham gia giao thồng chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp và chưa chú ý đến sự an toàn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm an toàn giao thông).
c. Kiểu bài nghị luận tổng hợp (hai vấn đề có tính chất cặp đôi (hoặc đối lập hoặc bổ sung cho nhau), kết hợp giữa hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí...)
Đối với kiểu bài này, ngoài đảm bảo cấu trúc chung của một bài văn nghị luận xã hội, người viết cần chú ý tách riêng từng vấn đề giải thích, bàn luận (chú ý mối quan hệ, sự tương đồng và khác biệt của hai vấn đế), từ đó rút ra bài học nhận thức, hành động. 
d. Kiểu bài mang tính chất đối thoại- bộc lộ suy nghĩ riêng
	- Mở bài: Giới thiệu vấn đề
	- Thân bài:
	+ Giải thích vấn đề
	+ Trao đổi bàn luận, đối thoại (phần này thuộc vào nhận thức và sự hiểu biết của bản thân nhận thức đúng/ sai; phải/ trái). 
	+ Trình bày quan điểm sống của bản thân (giống bài học nhận thức và hành động). 
	- Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề. 
	* Chú ý: Bên cạnh việc đảm bảo cấu trúc kiểu bài, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh: Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Phần thân bài không thể trình bày chỉ với một đoạn văn.
3. Xác định một cách viết linh hoạt trước mỗi kiểu đề nghị luận tránh cách làm bài hoặc máy móc hoặc chung chung. Tùy theo cách nêu vấn đề của đề bài mà xác định mức độ lớn nhỏ của hệ thống luận điểm. Ví dụ với đề bài “Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?”, trong các ý: vai trò của rừng đối với đời sống con người, hiện trạng rừng đang bị chặt phá bừa bãi, biện pháp ngăn ngừa nạn đốt rừng, ý trọng tâm là hậu quả của những cánh rừng đang bị xóa sổ. Nhưng nếu đề bài là “Chúng ta phải làm gì để giữ gìn màu xanh của những cánh rừng?”, về cơ bản các ý cũng triển khai như đã nêu trên nhưng ý trọng tâm phải là giải pháp ngăn ngừa nạn đốt phá và phát triển rừng.
4. Cách lựa chọn và đưa dẫn chứng
- Khi lấy dẫn chứng để chứng minh bên cạnh yêu cầu phù hợp với luận điểm, cần chú ý chọn dẫn chứng có sức thuyết phục cao: các con số thống kê, các sự kiện lịch sử, những danh ngôn, những câu chuyện thời sự. Ví dụ để làm sáng tỏ luận điểm “một số giá trị văn học truyền thống của dân tộc đang bị mai một” trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật học sinh có thể đưa ra những con số cụ thể: theo thống kê của Tổng cục văn hóa trung ương năm 2013, số nghệ nhân trên 60 tuổi biết hát ca trù và quan họ chiếm tới 90%, trong số đó nghệ nhân trẻ chiếm không quá 10%...
- Khi đưa dẫn chứng tránh tình trạng liệt kê tràn lan theo kiểu nghĩ gì viết đấy, nhớ gì ghi nấy, mà nên đi theo một trình tự lôgich nhất định (có thể theo trình tự thời gian, không gian, lĩnh vực...). Ví dụ khi nêu hiện trạng về một số giá trị văn hóa cổ truyền bị mai một trên phương diện văn hóa, nghệ thuật, học sinh có thể đưa các dẫn chứng về âm nhạc, hội họa, sân khấu điện ảnh...
- Bên sự kết hợp giữa nhuần nhuyễn giữa dẫn chứng và lí lẽ, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh: Nếu cứ sa đi vào dẫn chứng, phân tích cụ thể nhưng không nâng lên tầm khái quát, không đúc kết được thành các nhận định bài văn sẽ nhạt về tư tưởng, khó gây ấn tượng. Ví dụ sau khi đưa các số liệu, dẫn chứng cụ thể về sự nhạt sắc, rơi thanh của những giá trị văn hóa truyền thống trong thị hiếu âm nhạc (thích nhạc róc, ráp, hiphop), trong trang phục (áo phông vẽ nhiều hình ảnh bạo lực, kinh dị, áo phanh ngực), trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày(dùng tiếng lóng, tiếng nước ngoài xen lẫn tiếng Việt) của giới trẻ hiện nay, người viết cần đưa ra nhận định khái quát: những biểu hiện cụ thể trên là minh chứng cho sự phai nhạt từ trong tâm thức của mỗi con người, những nếp sống đẹp, lối hành xử, nếp nghĩ, nếp cảm truyền thống của dân tộc Việt. 
5. Để xuất được những ý kiến mới mẻ, chân thành, sâu sắc
Trong việc thực hiện bài văn nghị luận xã hội cần chú ý đến hai yêu cầu: thứ nhất bài viết phải có ý, thứ hai bài viết phải có chất văn. Yêu cầu ý nghiêng về nội dung (tìm tòi, lựa chọn, phát hiện và nêu lên các vấn đề ý kiến). Yêu cầu về văn nghiêng về cách trình bày diễn đạt. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội, học sinh không chỉ nên biết cảm nhận một chiều mà cần phát huy những suy nghĩ đa dạng, nhiều hướng (kể cả lật ngược vấn đề), có những kiến giải chặt chẽ, mang màu sắc cá nhân, tránh lối nhìn nhận một cách sáo mòn, đơn giản, cứng nhắc
Ví dụ: Với đề văn Suy nghĩ của em về tâm sự của nghệ sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, sau khi nêu những biểu hiện phong phú và những giá trị quý báu của một tấm lòng trong đời sống, người viết có thể bàn bạc mở rộng theo hướng: Một tấm lòng có đồng nghĩa với việc yêu thương tất cả hay không? Trong đời sống chỉ cần một tấm lòng đã đủ chưa?. Từ đó, người viết có thể rút ra kết luận: Có một tấm lòng không đồng nghĩa với yêu thương tất cả mà cần có một tấm lòng biết ghét, biết căm thù cái ác, cái xấu. Chỉ có một tấm lòng thôi chưa đủ. Trong hoàn cảnh ngày nay, khi xã hội đòi hỏi mỗi người cống hiến tài năng, trí tuệ thì việc bồi dưỡng và phát triển tài năng, trí tuệ cần được đặt lên ngang hàng với bồi dưỡng tâm hồn.
- Tuy nhiên giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh thấy để đánh giá được vấn đề một cách chính xác, khách quan, toàn diện, người viết phải dựa trên những tiêu chuẩn là quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc, những lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng để đề xuất và giải quyết.
- Trong quá trình bàn bạc, cần so sánh, mở rộng vấn đề dựa trên các mối liên hệ tương đồng, tăng tiến hay đối lập. 
6. Lời văn cần trong sáng, thể hiện những rung cảm chân thành của người viết
- Khi viết một bài văn, hơn nhau không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng là viết như thế nào, bằng tình cảm, thái độ ra sao. Hiệu quả tác động của văn nghị luận không chỉ ở lí lí mà còn ở tình cảm, cảm xúc. Để bài văn sinh động, truyền cảm, người viết cần lưu ý vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác như tự sự, thuyết minh và đặc biệt là biểu cảm với phương thức nghị luận (phương thức chính) trong kiểu bài này.
	- Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh: không nên lầm rung cảm nơi lời văn qua các câu cảm thán, qua những lời “hô to gọi giật” theo kiểu chao ôi, xúc động làm sao, thật hạnh phúc biết bao nhiêu... Nếu lạm dụng một cách ngây thơ, nếu “ngụy trang” cho tâm hồn nghèo nàn của mình theo kiểu ấy, bài văn sẽ trở nên sáo rỗng, lắm lúc buồn cười. Rung cảm phải thật sự xuất phát từ đáy lòng. Khi ấy, nó tự toát lên trong ý tứ, trong giọng điệu bài văn mà người đọc không khó nhận ra./.
GV cung cấp hệ thống kiến thức ôn tập cho HS, yêu cầu HS làm đề cương về các kiểu bài cụ thể theo các nội dung: 
Đối tượng nghị luận
Yêu cầu
Dàn ý khái quát
GV tiến hành kiểm tra phần chuẩn bị của HS (hoặc kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập tùy theo nội dung ôn).
II. CÁC KIỂU BÀI CỤ THỂ
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Đối tượng nghị luận
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng bài NLXH yêu cầu người viết sử dụng kêt hợp các thao tác lập luận hợp lí đê bàn bạc, bộc lộ quan diêm, thái độ rõ ràng trước một vấn đề liên quan đến lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống ... của con người.
Đề tài rất phong phú và đa dạng. Ví dụ:
Các vấn đề về nhận thức (Lí tưởng, mục đích sống...)
Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng...; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,thái độ hoà nhã, khiêm tốn...; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi...)
Các vấn đề về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...)
Các vấn đề về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn bề...)
Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc
sống.
b.Yêu cầu
Về kiến thức: 
Nắm được cách làm; Tầm quan trọng của kiểu bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; 
- Bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một hiện tượng đời sống có tác động đến tình cảm, thái độ của bản thân.
- Người viết thể hiện rõ quan điểm và lập trường đánh giá.
Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để phân tích đề, lập dàn ý và viết hoàn chỉnh một bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;
- Xác định các thao tác chính của bài viết.
- Xác định được các luận điểm, luận cứ cần trình bày.
- Biết liên hệ, mở rộng (nếu cần)
Về tư duy và thái độ giáo dục
- Nhận biết được dạng bài cụ thể, huy động kĩ năng và kiến thức trong thực tế để bộc lộ nghiêm túc suy nghĩ, quan điểm trước một vấn đề xã hội.
- Tích hợp GDKNS: Tự nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lý, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
c.Dàn ý khái quát
 Phần mở bài:
Có thể tiến hành theo 2 cách:
+ Mở bài trực tiếp: là trả lời thẳng vào câu hỏi “ Bài viết bàn về vấn đề gì?”
+ Mở bài gián tiếp: có thể xuất phát từ một lời thơ, ý văn, tục ngữ, ý kiến, câu châm ngôn... để dẫn dắt người đọc tới vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Dù tiến hành theo cách nào, phần mở bài cũng cần cỏ các ỷ sau:
+ Giới thiệu chính xác vấn đề cần bàn luận mà đề bài đặt ra.
+ Neu luận đề nêu dưới dạng ý kiến, câu châm ngôn, tục ngữ... cần trích dẫn lại nguyên văn câu đó.
Phần thân bài
Tiến hành theo các bước sau:
+ Giải thích rõ luận đề (Giải thích các từ ngữ then chốt, các khái niệm; giải thích ý nghĩa từng vế câu - nếu có; giải thích tổng quát toàn bộ luận đề...)
+ Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tu tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tu tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nghị luận
Mồ hình cẩu trúc phần thân bài:
GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH
Phần kết bài
Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề đã bàn luận.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Đối tượng nghị luận
 Kiểu bài này bàn về một hiện tượng xảy ra trong thực tế đời sống. Hiện tượng này có thể là hiện tượng tích cực cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, hoặc là hiện tượng có tính hai mặt (cả tích cực lẫn tiêu cực). Như thế, đòi hỏi bằng nhận thức của bản thân phải nêu ra được ý tưởng, quan điểm riêng của mình. 
 Tuy vậy, các dạng đề tài thường gặp cũng rất gần gũi với đời sống, phù hợp với trình độ học sinh như: 
- An toàn giao thông
- Bảo vệ môi trường.
- Việc tiêu cực trong thi cử.
- Nạn bạo hành trong gia đình, học đường.
- Phong trào học sinh sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa thi.
- Bảo về tài nguyên rừng, nguồn nước ..
- Tương than tương ái
b. Yêu cầu
Về kiến thức: 
Nắm được cách làm các kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một hiện tượng đời sống có tác động đến tình cảm, thái độ của bản thân.
- Người viết thể hiện rõ quan điểm và lập trường đánh giá.
Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để phân tích đề, lập dàn ý và viết hoàn chỉnh một bài NLXH.
- Xác định các thao tác chính của bài viết.
- Xác định được các luận điểm, luận cứ cần trình bày.
- Biết liên hệ, mở rộng (nếu cần)
Về tư duy và thái độ giáo dục
- Nhận biết được dạng bài cụ thể, huy động kĩ năng và kiến thức trong thực tế để bộc lộ nghiêm túc suy nghĩ, quan điểm trước một vấn đề xã hội.
- Tích hợp GDKNS: Tự nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lý, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
c. Dàn ý khái quát 
* Mở bài:
	- Giới thiệu vấn đề.
	- Nêu luận đề.
* Thân bài:
Hiện tượng tích cực:
+ Giải thích
+ Nêu và phân tích, chứng minh các biểu hiện của hiện tượng.
+ Kết quả, tác động.
+ Đề xuất giải pháp: khuyến khích, nhân rộng
+ Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
Hiện tượng tiêu cực:
+ Giải thích
+ Nêu và phân tích, chứng minh thực trạng và các biểu hiện của hiện tượng
+ Nguyên nhân hậu quả.
+ Đề xuất giải pháp: khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi
+ Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
* Kết bài:
	- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
 - Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận
3. Nghị luận về một vần đề xã hội trong tác phẩm văn học.
a. Đối tượng nghị luận 
 Nghị luận về một vần đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học là một dạng của kiểu bài nghị luận mà vấn đề cần bàn bạc được rút ra từ một tác phẩm văn học hoặc từ một câu chuyện nhỏ.
 Đề tài:
Một vấn đề xã hội nào đó có ý nghĩa sâu sắc, đặt ra trong tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn ngoài chương trình.
Dù là lấy từ nguồn nào thì đề tài bàn luận cũng thuộc một trong hai phạm vi: các tư tưởng, đạo lí hoặc các hiện tượng đời sống.
b. Yêu cầu
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học. 
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống  (thường là một tư tưởng, đạo lí) 
- Cách làm:
Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học: 
1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 
2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, *Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học. 
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: 
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
 b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
c. Dàn ý khái quát
Phần mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn, chính xác vấn đề cần bàn luận trên cơ sở ngầm hiểu ý nghĩa của tác phẩm, câu chuyện.
Dan dắt tác phẩm, câu chuyện được chọn nêu luận đề
Phần thân bài:
Phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc câu chuyện được dẫn trong đề bài để tìm thấy vấn đề cần bàn luận.
Nếu vấn đề cần bàn luận là một tu tuởng, đạo lí thì áp dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH (Nhu đã trình bày ở phần trên)
Nếu vấn đề cần bàn luận là một hiện tuợng đời sống thì áp dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NHÂN => ĐÁNH GIÁ => GIAI PHÁP (Như đã trình bày ở phần trên)
Phần kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống đã nghị luận, rút ra bài học nhận thức hoặc định hướng hành động.
Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm / câu chuyện và vai trò đóng góp của tác giả.
GV ra đề
Phân nhóm thảo luận thực hiện
HS trình bày nội dung thảo luận
- GV củng cố nội dung kiến thức
C. RÈN KĨ NĂNG
1.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 Đề bài 1:
 Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. (Trịnh Công Sơn)..
Phân tích đề 
Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ "khóa". Sống, cần có tấm lòng
+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: vấn đề cần nghị luận là gì? Cách sống; vai trò, giá trị của “tấm lòng” đối với mỗi con nguời.
+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết? giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+ Phạm vi dẫn chứng (trong tác phẩm văn học; trong đời sống xã hội...)
b. Lập dàn ý 
* Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò, giá trị của “tấm lòng” đối với mỗi con nguời.
Trích dẫn nguyên văn câu hát của Trịnh Công Sơn
 * Thân bài:
Giải thích luận đề (câu hát)
+ "Tấm lòng”: Lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, lòng vị tha, cao thượng, nhân ái,... hay đơn thuần chỉ là những cử chỉ đẹp mà hằng ngày ta vân làm.
+ "Tấm lòng” để "gió cuốn đi” là cách diễn đạt hình ảnh, nhằm nói đến một lôi sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp đừng đòi hỏi người nhận phải báo đáp, hãy để những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
-> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần thiết phải có một tấm lòng yêu thương, thông cảm, giúp đỡ, sẻ chia với nhau, như vậy cuộc sống mới thanh thản bình yên.
Phân tích, chứng minh vẩn đề:
+ Trong cuộc sống khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia bớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy được vơi đi. Khi con người biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh. Vì vậy, chúng ta cần có "Tấm lòng”để biết cảm thông và chia sẻ với mọi người.
+ Có Tấm lòng trong cuộc sống để tha thứ khoan dung. Đây chính là thái độ sông rộng lượng với người khác (nhât là với những người gây ra đau khổ cho mình) đôi lập với lòng đô kị, định kiên, thành kiên. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sông mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiên tranh. Chúng ta cân chung sức vì một nền hòa bình từ chính mỗi người.
+ Tấm lòng của con người chính là sự dũng cảm, dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách. Cội nguồn của lòng dũn

File đính kèm:

  • docOn_THPT_QG_Ki_nang_lam_bai_NLXH.doc