Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Học kỳ II

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/ MỤC TIÊU

I. Về kiến thức

 - Tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945 và niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

- Xây dựng truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuạt miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

 II. Về kĩ năng

- Tóm tắt tác phẩm;

- Củng cố nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.

III. Về thái độ

Cảm thông với nỗi đau khổ của người dân trong nạn đói 1945, cảm phục tình cảm gia đình, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động.

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân

 - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

 - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt .

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác;

 - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 

doc144 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong câu chuyện:
-Nhân vật người đàn bà hàng chài
 Người đàn bà
 Vẻ bề ngoài Phẩm chất bên trong
 Xấu xí Vị tha, giàu đức hi sinh
 Lam lũ, rách rưới Chắt chiu hạnh phúc
Cam chịu Sâu sắc trải đời
đáng thương 
* Ngoại hình: có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch và mệt mỏi: 
* Số phận, cuộc đời: 
+ Số phận kém may mắn: 
+ Cuộc đời lam lũ, vất vả..gia đình đông con và nghèo khổ suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối, có khi bị chồng đánh thô bạo ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
+ Nỗi đau lớn trong tâm hồn: Nhận biết hoàn cảnh gia đình mình nếu tiếp tục con chị sẽ phạm tội, gia đình tan nát. 
* Tính cách:
- Một người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục.
- Giàu lòng tự trọng. 
- Sống rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con vô bờ bến, một người phụ nữ vị tha, giàu đức hy sinh.
® Cuộc đời, con người đầy những nghịch lí, không xuôi chiều.
® Cần phải nhìn nhận con người trong từng hoàn cảnh cụ thể.
-Người đàn ông: 
- Dáng vẻ khắc khổ, lam lũ nhưng mạnh mẽ và dữ dội: “Lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”, “hai con mắt độc dữ”
- Vốn là một anh con trai hiền lành, chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn”, nhiều lo toan, cực nhọc mà trở thành người đàn ông độc ác, người chồng vũ phu.
- Khi nào thấy khổ là lão đánh vợ: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, đánh như để giải toả uất ức, để trút sạch tức tối, buồn phiền.
- Qua cái nhìn của người đàn bà: nạn nhân của hoàn cảnh nên đáng được cảm thông, chia sẻ. 
- Qua cái nhìn của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng và bé Phác: người vũ phu, thủ phạm gây đau khổ nên đáng căm phẫn, đáng lên án.
à Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ cho những người thân.
=> Phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống và con người.
- Chị em Phác:
+ Chị Phác:
 * Một cô bé ốm yếu mà can đảm, phải vật lộn để tước lấy con dao từ tay Phác, không cho nó làm việc trái với luân thường đạo lí.
 * Trong lòng tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ, vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố lại
à Có những hành động đúng đắn, biết lo toan, là chỗ dựa vững chắc cho người mẹ.
+ Phác: Thương mẹ theo kiểu trẻ con xốc nổi, theo cách của đứa con trai vùng biển.
 + Nó “lặng lẽ đưa ngón tay lên khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong nốt rỗ chằng chịt”
 + Nó “tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”
à Phản ứng dữ dội, tình thương mẹ dạt dào.
=> Tình huống khó xử, nỗi đau khó giải quyết: đứng về ai, làm thế nào để trọn đạo làm con?
- Nghệ sĩ Phùng: 
 +Nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh.
 + Xúc động mãnh liệt trước tình trạng con người phải chịu sự bạo hành của cái xấu, cái ác.
 + Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người: đằng sau vẻ xấu xí người đàn bà là một tâm hồn yêu thương, vị tha
 + Rút ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: 
 * Trước khi rung động trước cái đẹp nghệ thuật phải biết yêu ghét, vui buồn trước cuộc đời.
 * Phải biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
- Chánh án Đẩu: 
+ Vị Bao Công của vùng biển, quan tâm người bất hạnh 
+“Vỡ ra” nhiều vấn đề về cách nhìn nhận, đánh giá con người:
* Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn
* Trong hoàn cảnh này, cách hành xử của người đàn bà là không thể khác
* Giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng là không ổn.
3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái mùa hồng hồng của ánh sương mai”
à Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
- Nhưng nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”
à Hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
=> Quan niệm: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời.
7: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức tổng kết bài học
 - Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu SGK, nêu những nội dung chính.
 - Phương thức: trả lời cá nhân.
 - Sản phẩm: Hs phát biểu, thể hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
(?) Nêu đánh giá thành công về nội dung của truyện?
(?) Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
GV tổ chức cho HS tìm hiểu cốt truyện:
HS tiến hành:
a) Tóm tắt lại tình huống. 
+ Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho”
 + Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ
 + Phùng còn chứng kiến cảnh tượng đó thêm lần nữa: người đàn bà nhẫn nhục, hành động của chị em Phác
 + Từ đó, Phùng có cách nhìn đời khác đi. Anh thấy rõ cái ngang trái, hiểu thêm về người đàn bà, chị em Phác, hiểu sâu thêm bản chất của người bạn đẩu và hiểu chính mình
b) Bình luận về ý nghĩa của tình huống
III. Tổng kết
1. Nội dung:
 Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
2. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
a. Xây dựng tình huống truyện: 
 - Độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
à Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể hiện tính cách con người và cuộc đời.
b. Nghệ thuật kể chuyện: sinh động
 - Người kể chuyện: là nhân vật Phùng
à tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục
 - Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người
 + Giọng điệu lão đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn, tục tằn, hung bạo
 + Những lời của người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, đơn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về mình
 + Lời của Đẩu: giọng điệu của người tốt bụng, nhiệt thành.
à Góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện.
III. Hoạt động thực hành
- Mục tiêu: làm được bài tập đọc hiểu 
 - Nhiệm vụ: Củng cố kiến thức đã học
 - Phương thức: hoạt động nhóm.
 - Sản phẩm: bài làm tự luận
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1:  Chuyển giao nhiệm vụ : Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh  khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn. 
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau :
1. Nêu những ý chính của văn bản? 
2. Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản ?
3. Câu văn Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ sử dụng biệp pháp tu từ gì? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
4. Các tính từ láy loè nhoè, hồng hồng, phăng phắc, khum khum đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện bức tranh chiếc thuyền ngoài xa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh đọc.
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá bằng điểm số.
Câu 1: Những ý chính của văn bản:
	Văn bản tả lại một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vàoVới người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
Câu 2 : Các phương thức biểu đạt trong văn bản : tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 3 : Câu văn Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ sử dụng biệp pháp tu từ so sánh: trắng như sữa, im phăng phắc như tượng. 
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh đó là: làm đậm thêm chất tạo hình của bức tranh chiếc thuyền ngoài xa khi tiến vào bờ.
Câu 4 : Các tính từ láy loè nhoè, hồng hồng, phăng phắc, khum khum đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện bức tranh chiếc thuyền ngoài xa: làm tăng cường thêm độ huyền ảo, như hư như thực của bức tranh vào buổi sớm mai.
IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà)
– Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo.
– Nhiệm vụ: GV giao bài tập cho học sinh về nhà
– Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân
– Sản phẩm: Bài viết trên giấy a4
– Tiến trình thực hiện:
Bước 1:  Chuyển giao nhiệm vụ :
+ Đóng vai một phóng viên, hãy viết một đoạn phỏng vấn nhân vật người đàn bà hàng chài
Bước 2:  Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đánh giá.
Bước 3: Báo cáo kết quả:  
Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên dương một vài bài tiêu biểu (Tiết học sau).
+ Tích hợp bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, dựa vào cốt truyện để viết bài phỏng vấn cho phù hợp.
D. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà
 - Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
	- Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
 - Làm bài tập Hàm ý.
TIẾT THỨ :72
	Tiếng Việt:
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Cho các lớp:
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/ MỤC TIÊU
I. Về kiến thức
-Khái niệm hàm ý
	-Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng
	-Một số tác dụng của cách nói hàm ý.
 II. Về kĩ năng
- Kĩ năng nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.
	- Kĩ năng phân tích hàm ý : cách thức tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý.
	- Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý (thông dụng) trong những ngữ cảnh thích hợp.
III. Về thái độ
Có kĩ năng cảm nhận và phân tích hàm ý trong hoạt động giao tiếp, kĩ năng tạo hàm ý trong ngữ cảnh giao tiếp thích hợp.
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản có sử dụng hàm ý;
	- Năng lực đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn;
	- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về hàm ý trong hoạt động ngôn ngữ và trong tạo lập văn bản;
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án 
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
II. Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
I. Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và phát sinh tình huống học tập.
 - Nhiệm vụ: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
 - Phương thức: hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi
 - Sản phẩm: học sinh trả lời đúng vấn đề đã đặt ra
 - Tiến trình thực hiện:
GV giao nhiệm vụ: Tổ chức Trò chơi ô chữ liên quan đến hàm ý
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
 Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, đôi khi con người trao đổi với nhau một vấn đề, một ý tưởng gì đó nhưng con người không diễn đạt trực tiếp ra bằng từ ngữ, mà chủ ý nói bằng một lối khác, để người nghe suy ra nội dung cốt làm cho lời nói có ý vị, tế nhị hơn, có ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là cách nói hàm ý. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thực hiện bài học Thực hành về Hàm ý để khắc sâu kiến thức đã học.
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức
1. Ôn lại khái niệm về hàm ý
- Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức.
 - Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu SGK, nêu những nội dung chính.
 - Phương thức: trả lời cá nhân.
 - Sản phẩm: Hs phát biểu, thể hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
? Hàm ý là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
 Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
I. Ôn lại khái niệm về hàm ý
 Hàm ý: Là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
2:Thực hành về hàm ý
- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức để làm bài thực hành trên lớp
 - Nhiệm vụ: HS tích hợp kiến thức nội môn, liên môn để làm bài
 - Phương thức: hoạt động nhóm.
 - Sản phẩm: Hs đưa ra kết quả.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1:  Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, phát phiếu học tập có ghi câu hỏi hướng dẫn phân tích
Nhóm 1: Bài tập 1: 
 Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích theo các câu hỏi (SGK). A Phủ đã cố ý vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp như thế nào?
 Nhóm 2:Bài tập 2: Đọc đoạn trích (SGK) và trả lời các câu hỏi:
a) ở phần sau của cuộc hội thoại anh thanh niên đã cố ý đi chệch ra ngoài đề tài “hỏi đường- chỉ đường” như thế nào? Những thông tin về cuộc trường kì kháng chiến có quan hệ và có cần thiết đối với đề tài đó không?
b) Hàm ý của anh thanh niên có ý nói dài dòng về những điều không liên quan gì đến cuộc hội thoại là gì?
c) Kết luận về hàm ý khi người nói chủ ý vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp.
 Nhóm 3:Bài tập 3: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK)
a) Bá Kiến nói: “Tôi không phải là cái kho”. Nói thế là có hàm ý gì?. Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức không?
b) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý gì?
c) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm hội thoại nào?
 Nhóm 4 :Bài tập 4: Đọc và phân tích truyện cười (SGK)
a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì, có hàm ý gì?
b) Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
Bước 2:  Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách đọc , ghi lại từ ngữ quan trọng, trao đổi, thảo luận, ghi chép câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung
Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau.
II. Thực hành về hàm ý
Bài tập 1: 
- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu này của Pá Tra.
- Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm)
- Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò. Nói ra dư định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”.
Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra . Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý.
Bài tập 2: 
a) Anh thanh niên đi chệch ra ngoài đề tài “hỏi đường- chỉ đường” bằng cách đọc thụôc lòng cả một bài dài đến dăm trang giấy về “cuộc trường kì kháng chiến”. Nghĩa là anh ta vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại đồng thời vi phạm cả phương châm về lượng (nói thừa lượng thông tin).
- Các thông tin về cuộc kháng chiến không hề liên quan đến đề tài “hỏi đường - chỉ đường”.
b) Hàm ý của anh thanh niên
- Chủ ý tuyên truyền một cách hồn nhiên cho đường lối kháng chiến.
- Muốn bộc lộ sự kiêu hãnh, tự hào khi được tham gia vào một công cuộc lớn lao mà ở nông thôn vào thời điểm bấy giờ ít có dịp và ít có người làm được. Đó là cách thể hiện bầu nhiệt huyết, hiềm say mê đối với cuộc kháng chiến. Đó là điểm đáng trân trọng, đáng ca ngợi tuy sự bộc lộ không được đúng chỗ (không phù hợp với cuộc thoại) và hơi quá mức độ (nói dài dòng) thừa lượng thông tin mà cuộc thoại cần đến.
c) Kết luận: Khi người nói chủ ý vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp, để hàm ý có tác dụng cần: nói đúng chỗ, phù hợp với cuộc hội thoại và diễn đạt ngắn gọn, đúng lượng thông tin mà cuộc thoại cần đến.
Bài tập 3: 
a) Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý: Từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho - biểu tượng của của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền)
Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.
b) Trong lượt lời thứ nhất của Bá kiến có câu với hình thức hỏi: “Chí Phèo đấy hử?”
Câu này không nhằm mục đích hỏi không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất, Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiều trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu giao tiếp như vậ cũng là hàm ý.
- Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?" . Thực chất câu này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: hãy làm lấy mà ăn. Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, có hàm ý.
c) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”. Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện”. Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại. 
Bài tập 4: 
a) Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?. Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.
Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.
b) Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với hcồng, bà không muốn trực itếp chê văn của chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn.
3: Tổ chức rút ra kết luận về cách thức tạo câu có hàm ý
GV hướng dẫn HS tổng kết.
- Mục tiêu: Giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức tổng kết bài học
 - Nhiệm vụ: Hs đọc ngữ liệu SGK, nêu những nội dung chính.
 - Phương thức: trả lời cá nhân.
 - Sản phẩm: Hs phát biểu, thể hiện năng lực giao tiếp ngôn ngữ.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4:
 Qua những phần trên, anh (chị) hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp (SGK)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
 Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
III. Cách thức tạo câu có hàm ý
 Để có một câu có 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_hoc_ky_ii.doc
Giáo án liên quan