Ôn tập chương Hiđocacbon không no và Hiđrocacbon thơm

Dạng 5: Bài tập hỗn hợp hiđrocacbon

Bài 9: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịc AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.

Bài 10: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hh Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8g và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Tính thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hh Y.

Bài 11: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Tính khối lượng bình dung dịch brom tăng.

 

doc1 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập chương Hiđocacbon không no và Hiđrocacbon thơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG HIĐOCACBON KHÔNG NO VÀ HIĐROCACBON THƠM
Nội dung kiểm tra:
	1. Viết đồng phân và gọi tên.
	2. Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa.
	3. Lập sơ đồ và viết PTHH điều chế các chất.
	4. Nhận biết các chất khí hoặc chất lỏng.
	5. Bài tập điều chế có liên quan đến hiệu suất.
	6. Bài tập hỗn hợp hiđrocacbon không no.
	7. Bài tập xác định CTPT, CTCT của hiđrocacbon.
	8. Bài tập xác định 2 hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng liên tiếp.
Một số dạng bài tập
Dạng 1: Viết đồng phân và gọi tên.
Bài 1: Viết các đồng phân và gọi của anken, ankin ở thể khí.
Bài 2: Viết các đồng phân và gọi tên của hiđrocacbon thơm C7H8 và C8H10.
Dạng 2: Lập sơ đồ và viết PTHH điều chế các chất
Bài 3: Từ metan (đá vôi, than đá) và các chất vô cơ cần thiết, lập sơ đồ và viết PT điều chế:
	a. cao su buna	b. PVC	c. PS	d. cao su buna-S	e. PE
Dạng 3: Nhận biết
Bài 4: Nhận biết các chất sau bằng sơ đồ và viết PTHH xảy ra:
	a. metan, khí cacbonic, etilen, axetilen	b. propin, etan, propen, khí sunfurơ
	c. benzen, toluen, stiren, hex-1-in
Dạng 4: Bài tập xác định CTPT, CTCT của hiđrocacbon
Bài 5: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và % số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.
Bài 6: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Xác định công thức phân tử của X.
Bài 7: A là hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí (đktc), biết 1 mol A tác dụng được tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch tạo ra hợp chất B (trong B brom chiếm 88,88% về khối lượng. Xác định CTPT của A.
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,9g hỗn hợp 2 hidrocacbon X, Y là đồng đẳng liên tiếp của benzen thu được 4,928 lít CO2 (đktc). Hơi của 7,25 gam hỗn hợp này chiếm thể tích bằng thể tích của 2,4 gam khí O2 (đo cùng điều kiện to, p)
a. Xác định CTPT và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp
b. Viết CTCT và gọi tên các chất có thể có. Biết x không làm mất màu dd brom
c. Xác định CTCT đúng của Y, biết Y tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng được axit benzoic.
Dạng 5: Bài tập hỗn hợp hiđrocacbon
Bài 9: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịc AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.
Bài 10: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hh Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8g và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Tính thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hh Y.
Bài 11: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Tính khối lượng bình dung dịch brom tăng.
Dạng 6: Bài tập điều chế có liên quan đến hiệu suất
Bài 12: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Tính giá trị của V. (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
Bài 13: Tính khối lượng benzen thu được từ 5m3 khí thiên nhiên chứa 90% metan (đktc). Biết hiệu suất phản ứng ban đầu là 45%, hiệu suất phản ứng sau là 60%.
Bài 14: Người ta điều chế thuốc nổ TNT từ metan. Tính khối lượng metan cần dùng để điều chế 1 kg thuốc nổ, biết hiệu suất của cả quá trình là 40%.

File đính kèm:

  • docOn tap Kiem tra chuong H-C khong no, H-C thom.doc
Giáo án liên quan