Đề thi thử Học kì 2 môn Hóa 11 - Cơ bản

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC. Trong đó, X và Y lần lượt là:

A. C2H6, CH2=CHCl. B. C3H4, CH3CH=CHCl.

C. C2H2, CH2=CHCl. D. C2H4, CH2=CHCl.

Câu 2: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là:

A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 2 đồng phân.

Câu 3: Chất không làm đổi màu quỳ tím là:

A. NaOH. B. C6H5OH. C. CH3COOH. D. CH3COONa.

Câu 4: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được: benzen, stiren, toluen?

A. Oxi không khí. B. dd KMnO4. C. dd Brom. D. dd HCl.

Câu 5: Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH3–CH–CH2–CH2–OH, có tên gọi là:

 CH3

A. 2-metylbutan-4-ol. B. 4-metylbutan-1-ol. C. pentan-1-ol. D. 3-metylbutan-1-ol.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Học kì 2 môn Hóa 11 - Cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ HÓA 11 – CƠ BẢN
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa? 
A. 3. 	B. 4. 	C. 5. 	D. 6.
Câu 2. Cho sơ đồ: C6H6 → X → Y → C6H5OH. Chất Y là
A. C6H5Cl	B. C6H5ONa	C. C6H5CH3	D. C6H5CHO
Câu 3. Dãy các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là
A. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH, C2H6	B. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH
C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH	D. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
Câu 4. Khi cho 2-metylbut-2-en phản ứng cộng với HCl thì sản phẩm chính thu được có tên là
A. 2-clo-2-metylbutan	B. 2-metyl-2-clo butan	
C. 2-clo-3-metylbutan	D. 3-clo-2-metylbutan
Câu 5. Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:
A. C2H4	B. C5H10.	C. C3H6.	D. C4H8.
Câu 6. Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác). 
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH. 
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). 
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O.
Câu 7. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với clo (ánh sáng, tỉ lệ 1:1) thì thu được bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 8. Cho 20 gam dung dịch fomalin 33% tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa là
A. 144 gam.	B. 95,04 gam.	C. 47,52 gam.	D. 118,8 gam.
Câu 9. C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as). 	B. Benzen + H2 (Ni, p, to). 
C. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).	D. Benzen + Br2 (dd). 
Câu 11: Cho 8,7 gam anđehit X tác dụng hoàn toàn với lượng dung dịch AgNO3/NH3 (dư) được 64,8 gam Ag. X có công thức phân tử là
	A C3H4O.	B C2H2O2.	C CH2O.	 	D C2H4O.
Câu 12: Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A Cu, C2H5OH, dd Na2CO3.	B Cu, dd Na2CO3, CH3OH. 
	C Mg, Ag, dd Na2CO3. 	D Mg, dd Na2CO3, CH3OH
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong sơ đồ sau:
C2H2 C2H4C2H5OH CH3CH=O CH3COOH
Bài 2. Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?
Bài 3. Dẫn 8,94 lit hỗn hợp khí X gồm propan, propilen và propin qua dung dịch nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng brom tăng lên m gam và còn 2,8 lit một khí thoát ra. Nếu dẫn toàn bộ khí X ở trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thì tạo ra 22,05 gam kết tủa. Tính m và phần trăm thể tích của mỗi khí trong X (biết các khí đo ở đktc).
Bài 4: Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm ancol Êtylic và 1 axít cacboxylic mạch hở no đơn chức tác dụng với Na dư thì sinh ra 4,48 lít khí (đkc) . Mặc khác cũng lượng hỗn hợp ban đầu khi tác dụng với 1 lượng dư dung dịch Na2CO3 thi sinh ra 3,36 lít khí (đkc) .
	1/ Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu (1,5đ)
	2/ Xác định công thức cấu tạo của axít . ( 0,5đ)
	3/ Nếu đun nóng lượng hỗn hợp X ban đầu với H2SO4 đđ thì sau khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 7,65gam este. Tính hiệu suất phản ứng này? (1đ) 
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC. Trong đó, X và Y lần lượt là:
A. C2H6, CH2=CHCl.	B. C3H4, CH3CH=CHCl.
C. C2H2, CH2=CHCl.	D. C2H4, CH2=CHCl.
Câu 2: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là:
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 2 đồng phân.
Câu 3: Chất không làm đổi màu quỳ tím là:
A. NaOH.	B. C6H5OH.	C. CH3COOH.	D. CH3COONa.
Câu 4: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được: benzen, stiren, toluen?
A. Oxi không khí.	B. dd KMnO4.	C. dd Brom.	D. dd HCl.
Câu 5: Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH3–CH–CH2–CH2–OH, có tên gọi là:
 CH3
A. 2-metylbutan-4-ol.	B. 4-metylbutan-1-ol.	C. pentan-1-ol.	D. 3-metylbutan-1-ol.
Câu 6: Cho dãy các chất sau: buta-1,3-đien, propen, but-2-en, pent-2-en. Số chất có đồng phân hình học:	A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 7: Để phân biệt ba chất lỏng sau: Glixerol, etanol, phenol, thuốc thử cần dùng là:
A. Cu(OH)2, Na.	B. Cu(OH)2, dd Br2.	C. Quỳ tím, Na.	D. Dd Br2, quỳ tím.
Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. CH3COCH3, HC≡CH.	B. HCHO, CH3COCH3.
C. CH3CHO, CH3-C≡CH.	D. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO.
Câu 9: Chất nào sau đây khi cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất:
A. CH2=CH-CH2-CH3.	B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=C(CH3)2.	D. CH3-CH=CH-CH3.
Câu 10: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H10O là:
A. 6.	B. 4.	C. 8.	D. 2.
Câu 11: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:
1. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.
2. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh.
3. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
4. Phenol phản ứng được với dung dịch nước Br2 tạo kết tủa trắng.
A. 1, 2, 3.	B. 1, 2, 4.	C. 2, 3, 4.	D. 1, 3, 4.
Câu 14: Dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
A. CnH2n-1OH (n ≥ 3).	B. CnH2n-7OH (n ≥ 6).
C. CnH2n+1OH (n ≥ 1).	D. CnH2n+2-x(OH)x (n ≥ x, x > 1).
II. TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 1. (1,5 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau.
	C2H5Cl C2H4 C2H5OH CH3CHO C2H5OH CH3COOH.
Câu 2. (3,5 điểm). Lấy 4,04 gam hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na kim loại dư thu được 1,12 lít H2 (đktc).
Tìm công thức phân tử của hai ancol.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng ancol trong hỗn hợp A.
Oxi hóa hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp ancol trên bằng CuO, đun nóng sau đó, đem toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được a gam Ag↓. Tính a.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm C2H5OH và C6H5OH. Cho A tác dụng hết với Na sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp A như trên tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng từng chất trong A?
Câu 4: Cho 6,9 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 9,3 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Tính khối lượng Ag sinh ra?

File đính kèm:

  • docon_tap_hoa_hoc_ki_2_lop_11.doc