Ôn học sinh giỏi Hóa học 9

CHỦ ĐỀ: PHA CHẾ DUNG DỊCH

1) Dạng 1: Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước:

* Phương pháp giải:

- Tính lượng chất tan và dung môi (nước).

- Chọn dụng cụ thích hợp để pha chế (nếu đề yêu cầu trình bày cách pha)

* Có 2 loại bài tập: pha chế theo nồng độ mol cho trước và pha chế theo nồng độ % cho trước.

2) Dạng 2: Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước:

- Đặc điểm bài toán: khi pha loãng nồng độ giảm (C1>C2), lượng chất tan không đổi.

 

docx19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn học sinh giỏi Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% CaO, người ta phải tiêu thụ bao nhiêu kg đá vôi chứa 94% CaCO3. Biết hiệu suất phản ứng là 85%.
Cứ 1 tấn quặng FeCO3 (Xiderit) hàm lượng 80% đem luyện thành gang (95% Fe) thì thu được 378kg gang thành phẩm. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.
---------------------------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ: XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI – CÔNG THỨC HỢP CHẤT
Hòa tan hoàn toàn một kim loại M hóa trị II không đổi bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,33%. Sau phản ứng thu được muối có nồng độ 25,5%. Xác định tên kim loại.
Hòa tan hoàn toàn một hidroxit của kim loại M hóa trị (II) không đổi bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,98% (loãng). Sau phản ứng thu được muối có nồng độ 25%. Xác định tên kim loại M.
Hòa tan 4,11 gam kim loại M vào 81,45 gam nước được dung dịch có nồng độ 6%. Xác định tên kim loại M.
Nhiệt phân hoàn toàn 16,2 gam muối hidrocacbonat của kim loại X (hóa trị II không đổi) được chất rắn (A) và hỗn hợp khí (J). Dần từ từ (J) vào dung dịch chưa Ca(OH)2 thì khối lượng bình tăng tối đa 10,6 gam.
Gọi tên X.
Hòa tan (A) vào 100ml dung dịch HCl 5,829M (1,095 gam/ml). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Hòa tan hoàn toàn một kim loại (X) chưa rõ hóa trị vào dung dịch H2SO4 1M (vừa đủ) thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đem cô cạn dung dịch thì thu được 22,8 gam muối khan.
Viết PTPU dạng tổng quát.
Xác định tên nguyên tố (X) và thể tích dung dịch axit đã dùng.
Hòa tan hoàn toàn 1 hidroxit của kim loại M bằng một lượng dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng thu được dung dịch A. thêm vào dung dịch A một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 20% thu được dung dịch muối có nồng độ 8,965%. Xác định công thức của hidroxit nói trên.
Cho 2,74 gam một kim loại (Z) tan hoàn toàn vào nước thu được một dung dịch có khối lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 2,52 gam. Xác định tên kim loại. 
Hòa tan oxit của kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 22,6%. Xác định kim loại đó.
Đốt cháy hoàn toàn một kim loại R hóa trị II trong bình khí Oxi thi thu được một oxit, trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng. Xác định tên kim loại R.
 Dẫn một luồng khí Clo dư đi qua 1,3 gam kim loại X thu được 2,72 gam một muối clorua. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Viết PTPU
Xác định tên kim loại X
Tính khối lượng clo tham gia phản ứng.
 Hòa tan hoàn toàn 34,25 gam một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại hóa trị II.
 Cho 9,6 gam kim loại Y hóa trị II vào 200ml dung dịch H2SO4 thì phản ứng không xảy ra ở nhiệt độ thường. Đun nhẹ dung dịch thì phản ứng xảy ra và thu được 3,36 lít khí SO2.
Viết PTPU xảy ra.
Xác định tên kim loại Y.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 đã dùng.
 Cho 27 gam hỗn hợp (M) gồm 2 muối ACO3 và BCO3 tác dụng tối đa với V lít dung dịch HC 1,5M thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch (N).
Cô cạn dung dịch (N) thu được bao nhiêu gam muối khan.
Tính giá trị của V.
A và B là 2 kim loại có hóa trị II và ở vị trí liên tiếp nhau trong cùng 1 nhóm của bảng tuần hoàn. Gọi tên A và B.
 Để hòa tan 3,9 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 1,344 lít khí hidro (đktc). 
 Mặt khác, để hòa tan 3,2 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Hỏi X, Y là kim loại gì?
 Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm một bột sắt và một oxit sắt vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). 
 Nếu đem 3,2 gam hỗn hợp trên khử bằng H2 ở nhiệt độ cao có 0,1 gam H2O tạo thành. Hãy tìm công thức phân tử của oxit sắt.
* Hướng giải: 
Đặt kim loại M có hóa trị đã biết (khi chưa biết hóa trị đặt thêm n là hóa trị): có khối lượng mol là x (g) hoặc số mol là x (mol)
Viết phương trình phản ứng.
Dựa vào dữ kiện đề bài để lập tỉ số hoặc tỉ lệ theo PTPU hoặc lập phương trình theo ẩn x và n g Giải phương trình tìm x và n, từ đó xác định được tên nguyên tố.
BÀI TOÁN VỀ NHÔM VÀ SẮT
* Một số kiến thức cần nhớ:
2Al + 3H2O g Al(OH)3 + 3H2
2Al + 2NaOH + 2H2O g 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH g 2NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + NaOH g NaAlO2 + 2H2O
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O g Na2CO3 + 2Al(OH)3
NaAlO2 + CO2dư + 2H2O g NaHCO3 + Al(OH)3
Hòa tan vừa đủ 11,2 gam Fe trong x lít dung dịch chứa đồng thời HCl 2M và H2SO4 1M (loãng) thu được dung dịch (B) và khí (C)
Tìm giá trị của x.
Tính thể tích khí (C) sinh ra (đktc)
Tính khối lượng từng muối trong (B)
Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng một lượng vừa đủ 200gam dung dịch axit sunfuric a% thu được dung dịch (A) và khí (B).
Tìm giá trị của a.
Tính thể tích của khí (B) (đktc).
Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần thiết để kết tủa hoàn toàn các chất tan trong (A).
Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp (C) gồm Al và Fe bằng một lượng dung dịch vừa đủ 200ml H2SO4 x mol/lit (loãng) thu được dung dịch (D) và 5,6 lít khí H2 (đktc).
Tìm giá trị của x.
Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong (D) sau khi cô cạn đến khan.
Tính thể tích dung dịch NaOH 2M để khi cho vào (D) thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Tính thể tích lớn nhất của dung dịch NaOH 2M cần thiết để khi cho vào (D) thu được lượng kết tủa nhỏ nhất.
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào 200ml dung dịch (vừa đủ) chứa đồng thời NaOH e mol/lit và KOH f mol/lit thu được 6,72 lít khí Hidro (đktc) và dung dịch (F). Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Tìm mối liên hệ giữa e và f.
Tìm giá trị của m.
Khi e = 2f, tính nồng độ mol các chất tan trong (F).
Tính thể tích CO2 (đktc) dẫn vào (F) cần thiết để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Zn, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch (X) và 7,84 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch.
Cho 11,2 gam bột sắt vào 54 gam dung dịch chứa đồng thời H2SO4 18,15% (loãng) và CuSO4 29,63% thu được dung dịch (D), chất rắn (E) và khí (F)
Tính khối lượng chất rắn (E)
Tính thể tích khí (F) (đktc)
Tính C% chất tan trong (D), coi khối lượng dung dịch thay đổi không đáng kể.
DẠNG TOÁN: HỖN HỢP CÁC CHẤT
* Nhận dạng: Cho đồng thời 2 hay nhiều chất cùng tác dụng được với 1 chất.
* Hướng dẫn giải – Cách trình bày:
Đặt ẩn (x, y, z): là số mol các chất trong hỗn hợp.
Viết các PTHH có liên quan đến hỗn hợp.
Dựa vào dữ kiện đề và PTHH để lập hệ phương trình theo các ẩn (x, y, z)
Giải hệ phương trình Ò x, y, z
Tính toán theo yêu cầu đề.
Dẫn dòng khí CO đi qua hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al2O3, Fe có khối lượng 6,22 gam đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B có khối lượng 4,94 gam và 2,688 lít hỗn hợp khí D (đktc). Hòa tan B trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 1,568 lít khí (đktc) thoát ra.
Tính tỉ khối hơi của D so với H2.
Tính khối lượng của mỗi chất trong A.
Hòa tan 17 gam hỗn hợp gồm NaOH, KOH, Ca(OH)2 vào nước để được 500 gam dung dịch A. Để trung hòa 50 gam dung dịch A cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%.
Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.
Nung 18,4 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3. Phản ứng xong, người ta thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng giảm 8,8 gam so với hỗn hợp trước khi nung.
Viết các PTPU đã xảy ra.
Vì sao khối lượng sau phản ứng lại giảm?
Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp trước khi nung.
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Al và Mg bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Thêm một lượng NaOH dư vào dung dịch, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. Xác định % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Đốt nóng hỗn hợp gồm FeO và CuO với Cacbon có dư thì thu được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong có dư thu được 8 gam kết tủa. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl có nồng độ 10% thì cần một lượng axit là 73 gam thì vừa đủ.
Viết các PTPU xảy ra.
Tính khối lượng FeO và CuO trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí B sinh ra. (các khí đo ở đktc)
Đem 17,8 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với 0,2 lít dung dịch H2SO4 aM thoát ra 0,15 mol H2
Phần 2: Cho tác dụng với 0,3 lít dung dịch H2SO4 aM thoát ra 0,2 mol H2
Tất cả phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tính aM.
Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại.
Viết các PTHH xảy ra.
Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng.
Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1.
Để xác định nồng độ các muối NaHCO3 và Na2CO3 trong một dung dịch hỗn hợp của chúng (dung dịch A), người ta làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy 25ml dung dịch A cho tác dụng với 100ml dung dịch HCl 1M (dư) đun nóng hỗn hợp, sau đó trung hòa lượng axit dư bằng một lượng vừa đủ là 14ml dung dịch NaOH 2M.
Thí nghiệm 2: Lấy 25ml dung dịch A, cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2. Lọc bỏ kết tủa tạo thành, thu lấy nước lọc và nước rửa gộp lại rồi cho tác dụng với lượng vừa đủ là 26ml dung dịch HCl 1M.
Viết các PTHH xảy ra và giải thích vắn tắt cách làm.
Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch A.
Cho 7,73 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe có tỉ lệ nZn : nFe = 5 : 8 vào dung dịch HCl dư ta thu được V lít khí H2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng khí H2 này qua hỗn hợp E (gồm 48% Fe2O3; 32% CuO, tạp chất chiếm 20%) có nung nóng.
Tính V.
Tính khối lượng hỗn hợp E vừa đủ để phản ứng hoàn toàn với V lít khí H2 nói trên. Biết rằng tạp chất không tham gia phản ứng.
 Cho 5,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại (đứng trước H trong dãy Beketop) lần lượt có hóa trị II và III tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra 0,45 mol khí. Biết rằng nguyên tử khối của kim loại đầu nhỏ hơn ba lần so với nguyên tử khối của kim loại sau. Tỉ lệ số mol trong hỗn hợp là 3 : 1.
Xác định tên các kim loại trong hỗn hợp.
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I – NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI:
Trong tự nhiên chỉ có một số rất ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng ion trong các hợp chất hóa học. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:
Mn+ + ne → M
II – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1. Phương pháp thủy luyện:
Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu 
Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCNđể hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn, như Fe, Zn 
Ví dụ 1: 
Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:
Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S
Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:
Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag
Ví dụ 2: 
Vàng lẫn trong đất đá có thể hòa tan dần trong dung dịch NaCN cùng với oxi của không khí, được dung dịch muối phức của vàng:
4Au + 8NaCN + O2 + 2H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH
Sau đó, ion Au3+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:
Zn + 2Na[Au(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Au
2. Phương pháp nhiệt luyện:
Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb, 
 Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C, CO, H2 hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ 
Ví dụ:
PbO + C Pb + CO 
Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2 
WO3 + 3H2  W + 3H2O 
TiCl4 + 4Na  Ti + 4NaCl 
V2O5 + 5Ca  2V + 5CaO
Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không.
Trường hợp quặng là sunfua kim loại như Cu2S, ZnS, FeS2thì phải chuyển sunfua kim loại thành oxit kim loại. Sau đó khử oxit kim loại bằng chất khử thích hợp Ví dụ với ZnS:
2ZnS + 3O2  2ZnO + 2SO2 
ZnO + C  Zn + CO
Đối với kim loại khó nóng chảy như Cr, người ta dùng Al làm chất khử (phản ứng nhiệt nhôm). Phản ứng nhiệt nhôm tỏa nhiệt mạnh, lượng nhiệt tạo ra được sử dụng để đun nóng chảy Cr2O3, nhờ vậy giảm được chi phí cho nhiên liệu:
 Cr2O3 + 2Al  2Cr + Al2O3
Đối với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng thu được kim loại mà không cần dùng chất khử
HgS + O2  Hg + SO2
3. Phương pháp điện phân:
Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp 
Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực ( – ) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học 
Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Albằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng 
Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu,..bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem thêm bài điện phân) 
Ví dụ:                                  ZnBr2   Zn + Br2 
                                          2CuSO4 + 2H2O  2Cu + 2H2SO4 + O2
CHỦ ĐỀ: PHA CHẾ DUNG DỊCH
Dạng 1: Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước:
* Phương pháp giải:
Tính lượng chất tan và dung môi (nước).
Chọn dụng cụ thích hợp để pha chế (nếu đề yêu cầu trình bày cách pha)
* Có 2 loại bài tập: pha chế theo nồng độ mol cho trước và pha chế theo nồng độ % cho trước.
Dạng 2: Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước:
Đặc điểm bài toán: khi pha loãng nồng độ giảm (C1>C2), lượng chất tan không đổi.
Sơ đồ minh họa:
Dung dịch 1 + nước Dung dịch 2
 mdd(1); C%(1) mdd(2); C%(2)
 V1; CM (1) V2; CM(2)
g Biểu thức liên hệ: mdd(1)´C%(1) = mdd(2) ´ C%(2)
	 V1´CM(1) = V2 ´ CM(2)
Phương pháp giải:
+ Tính lượng dung dịch gốc (dung dịch 1): khối lượng hoặc thể tích.
+ Tính lượng nước cần lấy (đối với dung dịch tính C%)
+ Chọn dụng cụ thích hợp để pha chế. (nếu đề yêu cầu trình bày cách pha)
Dạng 3: Pha trộn dung dịch:
Sơ đồ minh họa:
Dung dịch 1	 g Dung dịch 3	¬ Dung dịch 2
mdd(1); C%(1) 	mdd; C%	mdd(2); C%(2)
 V1; CM(1) 	V; CM	V2; CM(2)
Sơ đồ đường chéo: với C1>C2
C1	(C-C2)	
	 C	
C2	(C1-C)
	g Với nồng độ %: mdd1mdd2=C-C2C1-C
 Với nồng độ mol: V1V2=C-C2C1-C
Phương pháp giải:
+ Tính lượng dung dịch gốc (dung dịch 1, 2): khối lượng hoặc thể tích.
+ Chọn dụng cụ thích hợp để pha chế. (nếu đề yêu cầu trình bày cách pha)
Dạng 4: Cô đặc dung dịch:
Đặc điểm bài toán: Cô đặc thì nồng độ tăng (C1<C2), lượng chất tan không đổi.
Sơ đồ minh họa:
Dung dịch 1	 - nước Dung dịch 2
mdd(1); C%(1) mdd(2); C%(2)
 V1; CM (1) V2; CM(2)
g Biểu thức liên hệ: mdd(1)´C%(1) = mdd(2) ´ C%(2)
	 V1´CM(1) = V2 ´ CM(2)
BÀI TOÁN
A là dung dịch HCl 36,5% (D=1,19g/ml) và B là dung dịch HCl 0,5M. Tính thể tích A cần lấy để pha thành 5 lít B.
Có 2 dung dịch: A là dung dịch NaOH 5% và B là dung dịch NaOH 10%. Tính số gam dung dịch B cần trộn với 200 gam dung dịch A để được dung dịch NaOH 8%.
Hãy trình bày cách pha chế 120ml dung dịch H2SO4 2M từ dung dịch H2SO4 1,5M và dung dịch H2SO4 3,5M.
Trộn lẫn 150ml dung dịch H2SO4 2M vào 200gam dung dịch H2SO4 5M (D=1,29g/ml). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch thu được.
Tính số ml dung dịch NaOH 2,5% (D=1,03g/ml) điều chế được từ 80ml dung dịch NaOH 35% (D=1,38g/ml)
Làm bay hơi 500ml dung dịch HNO3 20% (D=1,20g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch. Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
Có 120gam dung dịch NaOH 20% (D1=1,2g/ml): dung dịch 1.
Tính nồng độ mol/lít của dung dịch 1.
Cô cạn dung dịch 1 đến còn 100 gam (dung dịch 2). Tính nồng độ % và nồng độ mol/lít của dung dịch 2 (D2=1,25g/ml)
Để gia tăng nồng độ của 50 gam dung dịch CuSO4 5% lên gấp hai lần, có bốn học sinh đã thực hiện bằng bốn cách như sau:
Học sinh A: Đun nóng dung dịch để làm bay hơi phân nửa lượng nước.
Học sinh B: Thêm 2,78 gam CuSO4 khan vào dung dịch.
Học sinh C: Thêm 4,68 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch.
Học sinh D: Thêm 50 gam dung dịch CuSO4 15% vào dung dịch.
Hỏi: học sinh nào đã làm đúng. Giải thích.
Cho X, Y là hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V ml dung dịch X tác dụng với AgNO3 dư tạo thành 35,876 gam kết tủa. Để trung hòa V’ ml dung dịch Y cần 500ml dung dịch NaOH 0,3M. Khi trộn V (lít) dung dịch X với V’ (lít) dung dịch Y thu được 2 lít dung dịch Z. Tính CM của dung dịch Z.
 Cần lấy bao nhiêu gam CuSO4 hòa tan vào 400ml dung dịch CuSO4 10% (D=1,1g/ml) để tạo thành dung dịch A có nồng độ 20,8%.
CHỦ ĐỀ: ĐỘ TAN 
- Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
- Công thức: S = mchât tanmnước×100
- Nói chung: Độ tan của chất rắn sẽ tăng nếu tăng nhiệt độ. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
- Công thức liên hệ: C%bh = S×100S+100 (%)
- Khi hạ thấp nhiệt độ của một dung dịch bão hòa ta sẽ thu được 1 lượng chất tan kết tinh. Nếu chất kết tinh là chất khan g lượng dung môi không thay đổi. Nếu chất kết tinh là tinh thể ngậm nước (VD: CuSO4.5H2O) thì:
m dung môi của dung dịch sau = m dung môi ban đầu - m nước kết tinh.
* Tính lượng kết tinh từ dung dịch bão hòa hoặc lượng thêm vào dựa vào độ tan và C%.
- Bước 1: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch ở nhiệt độ t1 (oC).
- Bước 2: Đặt x gam là khối lượng chất tan X cần thêm vào hoặc đã tách ra khỏi dung dịch ban đầu, sau khi thay đổi nhiệt độ từ t1 sang t2.
- Bước 3: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch bão hòa ở t2.
- Bước 4: Áp dụng công thức tính S hoặc C% dung dịch bão hòa để tìm a.
Nồng độ dung dịch bão hòa KCl ở 400C là 28,57%. 
Tính độ tan của KCl ở cùng nhiệt độ.
Ở 250C người ta đã hòa tan 450 gam KNO3 vào trong 500 gam nước cất (dung dịch A). Biết rằng độ tan của KNO3 là 32 gam ở 200C. Hãy xác định khối lượng KNO3 tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh dung dịch A đến 200C.
Xác định lượng FeSO4.7H2O tách ra khi làm lạnh 800gam dung dịch FeSO4 bão hòa ở 70oC xuống 20oC. Cho biết độ tan của FeSO4 ở 70oC là 35,93gam và ở 20oC là 21gam.
Ở 85oC có 1877 gam dung dịch bão hòa CuSO4. Làm lạnh dung dịch xu

File đính kèm:

  • docxÔN HSG.docx
Giáo án liên quan