Nội dung ôn tập Sinh học 9 từ bài 31 đến 34

Bài 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN

Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá(13’)

1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.

2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:

- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.

- Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập Sinh học 9 từ bài 31 đến 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào
- Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
+ Vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép lại.
Kết luận: 
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ tế bào
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong sản xuất như thế nào?
+ Nhân giống vô tính ở cây trồng.
+ Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
+ Nhân bản vô tính ở động vật.
Kết luận: 
a. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống.
+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.
+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm.
- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý...
b. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng:
- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
VD: 	+ Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống lúa CR203.
	+ Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
c. Nhân bản vô tính động vật: (bò, lợn, dê, ở Việt Nam là cá trạch)
- Ý nghĩa:
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo cơ quan nội tạng của động vật từ tế bào động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
Hoạt động 1: Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
- Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN làm thể chuyền từ vi khuẩn, virut.
+ Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và nghiên cứu sự biểu hiện của gen được chuyển.
- Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ gen
1. Tạo ra các chủng VSV mới: 
- Kĩ thuật gen được ứng dụng để tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết (aa, prôtêin, kháng sinh, hoocmon...) với số lượng lớn và giá thành rẻ.
VD: Dùng E. Coli và nấm men cấy gen mã hoá, sản xuất kháng sinh và hoocmon insulin.
2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
- Bằng kĩ thuật gen, người ta đưa nhiều gen quy định đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh .... vào cây trồng.
VD: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta carooten (tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A.
- Ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu bệnh, tổng hợp vitamin A... vào 1 số cây lúa, ngô, khoai, cà chua, đu đủ...
3. Tạo động vật biến đổi gen:
- Ứng dụng kĩ thuật gen chuyển gen vào động vật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống con người.
- Chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế.
Hoạt động 3: Khái niệm công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
Bài 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá(13’)
1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:
- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.
- Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non.
Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá(14’)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Qua các thế hệ tự thụ phán hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào?
- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá?
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm.
+ Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp " các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá.
Kết luận: - Tự thụ phấn hoặc giao phối gàn ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống
- Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
Bài 35: ƯU THẾ LAI
Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát H 35 phóng to và đặt câu hỏi:
- So sánh cây và bắp ngô của 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35?
- GV nhận xét ý kiến của HS và cho biết: hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.
- Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ ưu thế lai ở động vật và thực vật?
- GV cung cấp thêm 1 số VD.
- HS quan sát hình, chú ý đặc điểm: chiều cao cây, chiều dài bắp, số lượng hạt " nêu được:
+ Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ.
- HS nghiên cứu SGK, kết hợp với nội dung vừa so sánh nêu khái niệm ưu thế lai.
+ HS lấy VD.
Kết luận: 
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn.
- Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
VD: cho lai cà chua Hồng (Việt Nam) x cà chua (Ba Lan) => F1 ưu thế lai.
Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
- Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
+ Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội có lợi ở con lai F1.
+ Các thế hệ sau ưu thế lai giảm dần vì tỉ lệ dị hợp giảm.
+ Nhân giống vô tính.
Kết luận: 
- Khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi.
+ Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định.
- Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết...).
Hoạt động 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai
Kết luận: 
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
VD: ở ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30 % so giống ngô tốt.
- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài.
VD: Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với OM80 năng suất cao (DT10 và chất lượng cao (OM80).
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
- Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch " Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.

File đính kèm:

  • docNoi_dung_on_tap_kiem_tra_15_Sinh_hoc_9_20150726_105528.doc