Nội dung bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”

70 năm trôi qua, đọc lại Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, chúng ta vẫn cảm nhận và khám phá ra những vấn đề sâu xa, có giá trị lớn ẩn chứa đằng sau phong cách viết giản dị của một con người mang nhân cách lớn, với tầm nhìn chiến lược. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tuyên ngôn độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được C. Mác và Ph. Ăngghen viết năm 1848.

 Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới cho thấy trí tuệ thiên tài của Bác. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định rõ ràng và nhất quán một chân lý hết sức giản dị nhưng có tầm khái quát cao là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Người mãi mãi soi sáng đường cho cách mạng Việt Nam.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Câu 1 : Nêu những hiểu biết của em về Cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương em cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em độc lập có ý nghĩa như thế nào với một quốc gia?
Trả lời
 Cách mạng tháng 8 (19/8/1945) thành công là một sự kiện lịch sử trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam.Em sinh ra trong thời kỳ hoà bình độc lập, nhưng em hiểu rất rõ với cuộc sống mưu sinh hằng ngày đã lắm vất vả, khó khăn huống hồ gì chiến đấu giành lại tự do, độc lập cho dân tộc, cho đất nước còn khó khăn, gian khổ gấp bội phần.
 Theo sách sử ghi lại rằng: Vào thời khắc lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công.
 Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.
 Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mit tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. 
 Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu:
 * Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
 * Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam.
 * Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chíến đấu bên cạnh Việt Minh 
 * Việt Nam hoàn toàn độc lập.
 Cuộc mit tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc mit tinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. 
 Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.
 Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
 Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Toàn thể thanh niên Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học tập để xây dựng và bảo vệ những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mới có được ngày hôm nay.
 Ngày 2- 9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Người khẳng định: “Một dân tộc gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”.
 Người tuyên bố trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Lời tuyên ngôn hùng hồn, khẳng định quyền bất khả xâm phạm và ý chí quật cường vì độc lập của dân tộc ta, mở đầu trang sử vàng lịch sử bất diệt cho nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 70 năm trôi qua, đọc lại Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, chúng ta vẫn cảm nhận và khám phá ra những vấn đề sâu xa, có giá trị lớn ẩn chứa đằng sau phong cách viết giản dị của một con người mang nhân cách lớn, với tầm nhìn chiến lược. Tuyên ngôn độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Bác Hồ phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tuyên ngôn độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được C. Mác và Ph. Ăngghen viết năm 1848.
 Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới cho thấy trí tuệ thiên tài của Bác. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định rõ ràng và nhất quán một chân lý hết sức giản dị nhưng có tầm khái quát cao là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Người mãi mãi soi sáng đường cho cách mạng Việt Nam.
 Với 70 năm qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn,cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhưng bên cạnh những điều tốt đẹp vẫn còn những hiểm họa tiềm tàng. Cho dù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chủ quyền biển đảo của Tổ quốc vẫn đang ngày đêm dậy sóng trước mối đe dọa bành trướng từ các thế lực âm mưu bá chủ thế giới.Cùng với sự quyết tâm giữ vững vùng biển Việt Nam, con người Việt Nam bằng tình cảm, lòng yêu nước của mình luôn hướng về biển đảo với nhiều việc làm khác nhau. Điều đó khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc gắn với truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân đã lên một tầm cao mới.
 Để phát huy tinh thần bất diệt của Ngày Quốc khánh 2/9 và góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi thế hệ trẻ phải sống có lý tưởng, hoài bão, quyết tâm “giữ vững độc lập dân tộc”, “phấn đấu nâng cao trình độ, học vấn, nghề nghiệp chuyên môn cao”, vượt khó trong học tập, lao động, xung kích vào khoa học - công nghệ, làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương đất nước. Bởi độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
 Câu 2 : Hãy giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám( khoảng 1-2 trang A4). Theo em giá trị lịch sử văn hóa của khu di tich tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được thể hiện ở những điểm nào? 
Trả lời
 Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước
 Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Giá trị lịch sử của khu di tích được thể hiện qua các công trình kiến trúc , việc học tập tại văn miếu, các bia tiến sĩ 
 Về kiến trúc VM-QTG nằm phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội), quay mặt về hướng Nam với tổng diện tích 55.027m2 gồm Hồ Văn, vườn Giám và Nội tự. Nội tự được chia làm năm khu vực: Khu thứ nhất từ cổng Văn Miếu tới cổng Đại Trung; khu thứ hai nổi bật với Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 với kiến trúc gỗ, bốn mặt có cửa sổ tròn và những con tiện tỏa ra tứ phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng; khu thứ ba là nơi lưu giữ bia tiến sĩ được dựng từ năm 1484; khu thứ tư thờ Khổng tử và bài vị của 72 vị học trò xuất sắc của Khổng Tử và thờ Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám; khu thứ năm là nhà Thái Học, vốn là Quốc Tử Giám xưa, trường đại học quốc gia đầu tiên ở nước ta.
 Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của các triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam, công trình Thái Học được xây dựng vào năm 2000 trên nền của QTG xưa (Thái Học đường) với diện tích mặt bằng hơn 6000m2
 Quá trình học tập tại QTG việc tổ chức giảng dạy, học tập tại QTG bắt đầu từ 1076 dưới thời nhà Lý, phát triển và hoàn thiện dưới thời nhà Lê, thế kỷ thứ XV. Đứng đầu QTG là Tế tửu (hiệu trưởng) và Tư Nghiệp (Hiệu phó), phụ trách việc giảng dạy có các chức: Giáo thụ, Trực giảng, Trợ giáo và Bác sĩ.
 Giám sinh (học trò) chủ yếu là những người đã đỗ kỳ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ sẽ được vào QTG để học tập chuẩn bị cho kỳ thi Hội và thi Đình. Giám sinh được chia làm ba hạng: Thượng xá, Trung xá và Hạ xá. Thời gian học tập tối thiểu là 3 năm và tối đa là 7 năm. Quá trình học tập chủ yếu nghe giảng sách, bình văn và làm văn.
 Các thí sinh sau khi trải qua 4 kỳ thi Hội (thi kinh nghĩa; thi chế, chiếu, biểu; thi thơ phú; thi văn sách) mới được vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở Hoàng Cung, do đích thân nhà vua ra đề và chấm duyệt lần cuối. Những người đỗ thi Đình được xếp thành 3 hạng: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa); Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ).
 Lịch sử khoa cử Việt Nam bắt đầu từ 1075 đến khoa thi Nho học cuối cùng năm 1919 có 2898 người đỗ Đại Khoa. Khoa đỗ ít nhất chỉ lấy 3 người, khoa đỗ nhiều nhất lấy 62 người. Người đỗ trẻ tuổi nhất là Trạng nguyên Nguyễn Hiền (khoa thi 1247) khi mới 13 tuổi, người đỗ cao tuổi nhất là Tiến sĩ Quách Đồng Dần (khoa thi 1634) khi đã 68 tuổi.
 Một trong những di tích nổi tiếng của VM-QTG là 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442- 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không đều nhau được trạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp. Vì thế, các bậc đế vương, thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp... Vì vậy, lại cho khắc đá để dựng ở cửa Thái Học cho kẻ sĩ bốn phương chiêm ngưỡng, hâm mộ mà phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên giúp rập Hoàng gia. Há phải chỉ là chuộng hư danh, sính hư văn mà thôi đâu”.
 Bia được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng. Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi.
 Di tích VM-QTG đã tồn tại được hơn 900 năm, là di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa từ đợt đầu (1962). Tháng 4/1988, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học VM-QTG được thành lập với nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, lập qui hoạch tu bổ tôn tạo di tích nhằm phục vụ khách tham quan nghiên cứu và là nơi để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi, thảo luận nhằm huy động lực lượng trí thức trong cả nước.
 Hàng năm, vào các dịp tại VM-QTG vẫn diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tổ chức dâng hương các bậc thánh hiền, tổ chức cờ người, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...Trong kế hoạch tiếp theo, VM-QTG đang từng bước thí điểm các chương trình văn hóa mang đậm nét dân tộc như CLB “Tao đàn thơ Thăng Long”, CLB “Nhà giáo Nhân dân- Nhà giáo Ưu tú”, xây dựng “Bảo tàng danh nhân Hà Nội”...
Câu 3 : Trong Lịch sử Thăng Long Hà Nội, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?
Trả lời
 Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử Thăng Long Hà Nội nói riêng đã trải qua nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Truyền thống lịch sử hào hùng ấy đã sản sinh ra rất nhiều vị anh hùng hào kiệt làm rạng danh cho non sông gấm vóc Tiên – Rồng. Danh nhân, danh tướng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – một thiên tài quân sự của Việt Nam và Thế giới là nhân vật em yêu thích nhất và ấn tượng nhất.
 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam thời Trần (1225 – 1400). Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Đặc biệt, trong hai lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết Chế các đạo quân thủy bộ, vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính nên tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp chính nghĩa quốc tế: Chặn đứng đà tiến quân của đế quốc Mông – Nguyên, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.
Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông. Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm, vua Trần Anh Tông tới nhà thăm, và hỏi ý rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”. Hưng Đạo Vương trả lời rằng: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Thật vậy, tư tưởng khoan thư sức dân, dựa vào dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, toàn quân và triều đình để làm kế sách giữ nước của ông là tư tưởng vượt qua mọi thời gian, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đầy sức sống, luôn có mặt trong mọi thời đại mà hậu thế đã tôn vinh.
Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức Thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Từ đó trong dân gian có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”.
Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

File đính kèm:

  • docNỘI DUNG BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”.doc
Giáo án liên quan