Những vấn đề cơ bản về chi Đoàn

CHI ĐOÀN VỚI VIỆC TỔ CHỨCPHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TUỔI TRẺ

1. Đối với các chi đoàn ở địa bàn dân cư:

- Đối với các chi đoàn ở khu vực nông thôn : Triển khai phong trào thi đua lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị kinh tế trên ha canh tác. Chi đoàn có kế hoạch giúp đoàn viên thanh niên có vốn, kinh nghiệm kiến thức KHKT, quản lý kinh tế tự tạo việc làm tại chổ hoặc giới thiệu việc làm ở trong và ngoài nước. Tổ chức các công trình phần việc thanh niên, đội hình thanh niên xung kích ở các khu dân cư tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng chống thiên tai, xây dựng quỹ Đoàn, xây dựng nông thôn mới.

- Đối với các chi đoàn ở khu vực đường phố: Xây dựng kế hoạch khuyến khích và hổ trợ đoàn viên thanh niên mở mang dịch vụ, ngành nghề sản xuất mới, tạo việc làm cho thanh niên, nâng cao thu nhập và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Tổ chức cho thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng đời sống văn hóa vùng đô thị.

- Chỉ đạo để các chi đoàn ở địa bàn dân cư làm tốt công tác phụ trách và tổ chức được hoạt động giáo dục thiếu nhi ở địa phương, nhất là dịp hè, Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu. Phấn đấu có trên 60% chi đoàn tổ chức các hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về chi Đoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết những vấn đề xã hội đối với thanh, thiếu nhi.
- Đoàn kết tập hợp thanh niên, chăm lo xây dựng chi đoàn vững mạnh; tăng cường công tác thiếu niên nhi đồng.
- Chủ động bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Thường xuyên tham gia góp ý xây dựng Đảng và tích cực bảo vệ chính quyền.
3. Nguyên tắc cơ bản để tồn tại và phát triển của chi đoàn:
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng, tồn tại và phát triển của chi đoàn.
Ban chấp hành chi đoàn do bầu cử lập ra và thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Ban chấp hành chi đoàn có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình trong đại hội chi đoàn, với Ban chấp hành Đoàn cơ sở, với chi uỷ.
Nghị quyết của chi đoàn, của Đoàn cấp trên phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được phát biểu ý kiến của mình. Trường hợp cán bộ, đoàn viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
4. Những loại sổ sách cần thiết đối với chi đoàn:
- Sổ chi đoàn (theo mẫu thống nhất của TW Đoàn) dùng để theo dõi về danh sách đoàn viên, danh sách thanh niên, danh sách đoàn viên chuyển đi, chuyển đến. - Sổ theo dõi thu, nộp đoàn phí; theo dõi quỹ hoạt động chi đoàn.
- Sổ quản lý các loại văn bản gửi đi, gửi đến; quản lý tài liệu, sách báo.
- Sổ biên bản các cuộc họp của BCH và sinh hoạt chi đoàn.
- Sổ truyền thống chi đoàn: Ghi những thành tích những truyền thống tốt đẹp của chi đoàn, những gương đoàn viên điển hình, những hình ảnh trong hoạt động của chi đoàn.
5. Tài chính của chi đoàn gồm:
- Đoàn phí do đoàn viên đóng từng tháng được trích giữ lại 2/3 (hai phần ba) và nộp lên Đoàn cấp trên trực tiếp 1/3 (một phần ba).
- Từ các hoạt động gây quỹ; từ nguồn hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, chính quyền, của các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội vv...
BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN
1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành chi đoàn:
- Lãnh đạo công tác Đoàn, công tác Hội, Đội ở địa bàn dân cư (làng, bản...) hay đơn vị sản xuất, kinh doanh (phân xưởng, đội sản xuất...) hay lớp học (đối với học sinh, sinh viên).
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội chi đoàn, chủ trương công tác của Đoàn cấp trên, chỉ thị của chi uỷ.
- Định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động của chi đoàn với Ban chi uỷ, Đoàn cấp trên.
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể khác, các tổ chức kinh tế - xã hội ở địa phương để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn.
- Trực tiếp động viên, thuyết phục giáo dục đoàn viên thông qua việc tổ chức các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội trong thanh thiếu niên từ đó đoàn kết, tập hợp thanh niên.
2. Lề lối làm việc của Ban chấp hành chi đoàn:
a, Bí thư chi đoàn là người chịu trách nhiệm chínhtrước Ban chi ủy về công tác Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn, ở đơn vị sản xuất, học tập, công tác.
- Bí thư chi đoàn phụ trách chung công việc của Ban chấp hành, quán xuyến các mặt công tác của chi đoàn, trực tiếp phụ trách công tác giáo dục.
- Bí thư chi đoàn thường xuyên tham mưu với Ban chi uỷ về công tác thanh thiếu niên trên địa bàn, trong đơn vị và quan hệ trực tiếp với các ban ngành, đoàn thể khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi đoàn.
b, Phó bí thư chi đoàn thay mặt Bí thư điều hành công việc trong BCH khi Bí thư vắng mặt. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, đoàn vụ, cùng với Bí thư quan hệ với các lực lượng xã hội khác trên địa bàn.
c, Các ủy viên chấp hành được tập thể Ban chấp hành phân công phụ trách từng mặt công tác cụ thể (văn hoá, thể thao, kinh phí).
- Thực hiện các nhiệm vụ do Bí thư hay Phó bí thư phân công.
d, Ban chấp hành chi đoàn mỗi tháng họp một lần nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Thời gian họp tuỳ thuộc vào điều kiện lao động, học tập, công tác của địa phương, đơn vị.
- Ngoài hội nghị thường kỳ, khi có việc đột xuất, Ban chấp hành chi đoàn có thể họp bất thường trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt nghiệp vụ, tổ chức giao lưu với chi đoàn bạn.
- Đối với mỗi công việc, Ban chấp hành chi đoàn thảo luận tập thể dân chủ và Bí thư (hay phó bí thư) là người quyết định phương án thực hiện. Uỷ viên chấp hành có quyền bảo lưu ý kiến riêng, song phải thực hiện quyết định của tập thể Ban chấp hành mà Bí thư là người đại diện.
- Mỗi ủy viên chấp hành phải chuẩn bị báo cáo trước Ban chấp hành (và trước chi đoàn) về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
- Bí thư (hay Phó bí thư) chi đoàn có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến, định kỳ báo cáo lên Ban chấp hành Đoàn cơ sở và ban chi ủy.
Hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành tuỳ thuộc vào năng lực điều hành của Bí thư và tính chủ động, sáng tạo của mỗi ủy viên chấp hành.
CHI ĐOÀN VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN THAM GIA
XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN
1. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền:
* Những nội dung và giải pháp cơ bản của công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng và chính quyền:
- Tích cực tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan đơn vị, định kỳ tổ chức góp ý với Đảng trong xây dựng những chủ trương, nghị quyết có liên quan đến thanh niên. Tham gia tốt công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ chính quyền cơ sở.
- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động "Người cộng sản trẻ" thông qua việc tổ chức rộng rãi các hình thức tuyên truyền giáo dục về Đảng, Đoàn; tổ chức cho đoàn viên thanh niên chủ động tham gia vào các sinh hoạt chính trị lớn; thực hiện tốt quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng chính trị của đoàn viên ưu tú, phát triển các tổ nhóm trung kiên để đoàn viên ưu tú rèn luyện.
- Giới thiệu cho Đảng, chính quyền những cán bộ đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào các cơ quan đại diện tại địa phương, đơn vị, khu phố, tổ dân phố. Tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. 2. Bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng:
a, Lựa chọn đoàn viên ư tú giới thiệu cho Đảng:
- Sáu tháng một lần, chi đoàn bình chọn những đoàn viên xuất sắc để giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp.
- Khi lựa chọn những đoàn viên để giới thiệu với Đảng, chi đoàn phải nắm chắc lý lịch đoàn viên qua hồ sơ, qua chi ủy và tổ chức chính quyền. Trước hết chọn những đồng chí có lý lịch rõ ràng, không vi phạm tiêu chuẩn chính trị do Trung ương quy định.
- Sau khi có danh sách những đoàn viên ưu tú, chi đoàn báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét công nhận, đưa vào diện đối tượng Đảng.
b, Bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp:
- Khi chi bộ đã công nhận những đoàn viên ưu tú là đối tượng Đảng, tổ chức Đoàn chủ động cùng với tổ chức Đảng giáo dục, bồi dưỡng, giao công việc để rèn luyện, thử thách nhằm từng bước bồi dưỡng năng lực, trình độ và động cơ phấn đấu vào Đảng của đoàn viên ưu tú.
- Đoàn cơ sở chủ động đề nghị với Đảng mở lớp tìm hiểu về Đảng cho đoàn viên ưu tú.
- Hàng quý, Ban chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sởtiến hành nhận xét đoàn viên ưu tú được công nhận là đối tượng; đồng thời chỉ rỏ nhược điểm, tồn tại để đối tượng tiếp tục phấn đấu.
- Những đoàn viên ưu tú được liên tục công nhận là đối tượng Đảng, nhưng vẫn chưa được vào diện xem xét kết nạp và những đoàn viên ưu tú được đưa vào diện xét kết nạp, đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đã hoàn tất các hồ sơ, thủ tục kết nạp Đảng, nhưng vẫn chưa được kết nạp thì Ban chấp hành chi đoàn, Ban chấp hành Đoàn cơ sở phải chủ động làm việc trực tiếp với cấp ủy để cấp ủy nói rõ cho đoàn viên biết rõ lý do. Tránh tình trạng để đoàn viên ưu tú là đối tượng Đảng quá lâu hoặc đã đủ điều kiện kết nạp nhưng để quá chậm mà không có lý do chính đáng.
c. Thảo luận, nhận xét và bảo đảm đoàn viên ưu tú đủ tiêu chuẩn vào Đảng:
- Khi đối tượng là đoàn viên ưu tú đã được Đảng chấp nhận đủ điều kiện để kết nạp Đảng. Căn cứ điều kiện tiêu chuẩn để kết nạp Đảng viên, chi đoàn tổ chức họp nhận xét để giới thiệu và bảo đảm đoàn viên ưu tú đó với Đảng. Cuộc họp phải được kết luận và biểu quyết cụ thể từng người được giới thiệu. Hội nghị này nên mời đại diện chi ủy đến dự và cho ý kiến đánh giá quá trình phấn đấu của đối tượng.
CHI ĐOÀN
VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC
1. Giáo dục chính trị tư tưởng:
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo vì mục tiêu "Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh".
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh đánh bại cuộc xâm lăng tư tưởng của các lực lượng thù địch.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
* Nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưởng lý tưởng cách mạng của Đảng cho đoàn viên thanh niên.
- Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Truyền thống vẽ vang của dân tộc và của cách mạng.
- Tình hình chính trị kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh.
* Thông qua các biện pháp:
- Thuyết phục, phê bình - khen thưởng; đối thoại; sinh hoạt chính trị; giáo dục cá biệt; thông qua hoạt động thực tiển; thông qua sách báo tuyên truyền, văn hóa thể thao; nghe nói chuyện chuyên đề...
2. Giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ:
- Xuất phát từ kho tàng truyền thống của dân tộc ta, vai trò xã hội to lớn của thanh niên. 
Ban chấp hành chi đoàn cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Truyền thống vinh quang của Đảng và giai cấp công nhân.
- Về cuộc đời và hoạt động vĩ đại của Bác Hồ.
- Truyền thống anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam.
- Truyền thống của Đoàn và tuổi trẻ.
- Truyền thống của địa phương, đơn vị.
* Biện pháp:
- Độc sách truyền thống
- Kể chuyện và thi kể chuyện lịch sử truyền thống.
- Trò chơi tìm hiểu lịch sử.
- Tiếp xúc đối thoại các nhà cách mạng lảo thành.
- Tham quan di tích lịch sử.
- Tìm hiểu và xây dựng lịch sử truyền thống của địa phương, tuổi trẻ.
- Hội trại truyền thống, hành hương, dã ngoại, về với cội nguồn.
3. Giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống:
* Giáo dục pháp luật và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi:
Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương của Đảng: Xây dựng nhà nước pháp quyền là: Mọi quyền công dân đều được điều chỉnh bằng pháp luật. 
Thanh niên là đối tượng dể bị vi phạm pháp luật. Chính vị vậy chi đoàn cần tập trung tuyên truyền giáo dục về luật bộ luật hình sự, tố tụng hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và hạnh phúc gia đình, dân sự, luật nghĩa vụ quân sự...
* Biện pháp:
- Đưa tuyên truyền, giáo dục pháp luật vào nội dung sinh hoạt định kỳ của chi đoàn; xác định nội dung chấp hành pháp luật là một tiêu chí cơ bản trong chương trình "Rèn luyện đoàn viên" và tiêu chuẩn xếp loại đoàn viên hàng năm.
- Tổ chức học tập, thi tìm hiểu, mời ngành tư pháp nói chuyện với đoàn viên thanh niên.
* Giáo dục đạo đức và lối sống trong đoàn viên thanh niên:
- Cần tổ chức rộng rải trong toàn Đoàn cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh niên thông qua các nội dung:
+ Giáo dục đạo đức và lối sống trong thanh niên lao động:
. Quý trọng thời gian lao động
. Yêu lao động, lao động phục vụ cho cuộc sống.
. Giúp đở nhau trong lao động, công tác.
. Có chí làm giàu và biết làm giàu
. Không vi phạm pháp luật nhà nước
+ Giáo dục đạo đức và lối sống trong thanh niên trong quan hệ xã hội:
. Sống và làm việc theo pháp luật nhà nước
.Tích cực góp phần loại bỏ lạc hậu, xây dựng xã hội mới
. Cảnh giác với những hành vi chống phá, lừa đảo, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn
. Biết ứng xử trong giao tiếp xã hội và gia đình
. Xây dựng niềm tin vào bản thân
* Biện pháp:
- Thông qua hoạt động thực tiển. - Thuyết phục động viên
- Thông qua các diễn đàn về nếp sống thanh niên...
Tóm lại: Công tác tuyên truyền giáo dục là một bộ phận chủ yếu trong công tác xây dựng Đoàn, căn cứ vào chủ trương công tác của Đoàn cấp trên, cấp ủy cùng cấp, tùy vào điều kiện thực tế của cơ sở mà BCH chi đoàn chủ động lựa chọn nội dung và biện pháp phù hợp để tổ chức thực hiện của cơ sở với phương châm: Phong phú hấp dẫn, hiệu quả, tiết kiệm và thu hút được sự chú ý của xã hội và tuổi trẻ.
CHI ĐOÀN VỚI VIỆC TỔ CHỨCPHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TUỔI TRẺ
1. Đối với các chi đoàn ở địa bàn dân cư:
- Đối với các chi đoàn ở khu vực nông thôn : Triển khai phong trào thi đua lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị kinh tế trên ha canh tác. Chi đoàn có kế hoạch giúp đoàn viên thanh niên có vốn, kinh nghiệm kiến thức KHKT, quản lý kinh tế tự tạo việc làm tại chổ hoặc giới thiệu việc làm ở trong và ngoài nước. Tổ chức các công trình phần việc thanh niên, đội hình thanh niên xung kích ở các khu dân cư tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng chống thiên tai, xây dựng quỹ Đoàn, xây dựng nông thôn mới.
- Đối với các chi đoàn ở khu vực đường phố: Xây dựng kế hoạch khuyến khích và hổ trợ đoàn viên thanh niên mở mang dịch vụ, ngành nghề sản xuất mới, tạo việc làm cho thanh niên, nâng cao thu nhập và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Tổ chức cho thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng đời sống văn hóa vùng đô thị.
- Chỉ đạo để các chi đoàn ở địa bàn dân cư làm tốt công tác phụ trách và tổ chức được hoạt động giáo dục thiếu nhi ở địa phương, nhất là dịp hè, Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu. Phấn đấu có trên 60% chi đoàn tổ chức các hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư.
- Phấn đấu để hàng năm có 65 - 70% chi đoàn ở địa bàn dân cư chủ động công tác và có ít nhất 50% chi đoàn ở địa bàn dân cư đạt danh hiệu vững mạnh.
2. Đối với các chi đoàn khối học sinh - sinh viên:
Hoạt động của các chi đoàn khối học sinh - sinh viên cần tập trung khơi dậy tinh thần học tập trong cán bộ đoàn viên thanh niên theo lời Bác Hồ dạy "Học để làm người, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân". Với hình thức " Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân". Chi đoàn có kế hoạch tổ chức các Câu lạc bộ môn học, đôi bạn cùng tiến, các buổi học ngoại khóa, xây dựng quỹ khuyến học, giúp bạn nghèo... Bên cạnh đó, chi đoàn tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm và tai tệ nạn trong học sinh sinh viên, tham gia xây dựng nếp sống văn hóa học đường, định hướng nghề nghiệp, các đội hình, chiến dịch thanh niên tình nguyện tại chổ và vì cuộc sống cộng đồng. Phấn đấu ở mỗi năm học có trên 85% chi đoàn khối trường học chủ động được công tác và 60 % chi đoàn đạt danh hiệu vững mạnh.
3. Đối với các chi đoàn khối TN công nhân viên chức:
- Đẩy mạnh phong trào học tập nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giúp đoàn viên đăng ký và thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả lao động, công tác. Tổ chức đảm nhận các công trình phần việc thanh niên ở từng cơ quan, đơn vị.
- Đoàn cấp huyện tập trung chỉ đạo các hoạt động chung của khối chi đoàn cơ sở thanh niên công nhân viên chức xung kích đi đầu trong các hoạt động của Đoàn. Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện trong cán bộ đoàn viên thanh niên khối công nhân viên chức. Phân công các chi đoàn thanh niên công nhân viên chức kết nghĩa, đỡ đầu các cơ sở Đoàn địa bàn dân cư còn khó khăn.
- Phấn đấu hàng năm có 100% chi đoàn khối thanh niên công nhân viên chức chủ động công tác và có ít nhất 85 - 90% chi đoàn đạt danh hiệu vững mạnh. d. Đối với các chi đoàn khối lực lượng vũ trang:
- Tăng cường các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức cảnh giác cách mạng cho đoàn viên thanh niên, giúp đỡ đoàn viên thanh niên hoàn thành nhiệm vụ được giao, định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên tại ngũ. Các chi đoàn chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức cho đoàn viên thanh niên xung kích, nòng cốt trong phong trào giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tình đoàn kết quân dân và tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Giúp đỡ, xây dựng tổ chức Đoàn nơi đơn vị đóng quân và kết nghĩa vững mạnh.
- Đối với các chi đoàn trong quân đội: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giành 3 đỉnh cao quyết thắng và cuộc vận động "Thanh niên quân đội mẫu mực xây dựng chính quy".
- Đối với các chi đoàn trong lực lượng công an nhân dân : Đẩy mạnh phong trào "hai thi đua, hai tình nguyện" gồm thi đua xung kích, thi đua lập công; tình nguyện tăng cường cho lực lượng chiến đấu, hướng về cơ sở; tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
- Phấn đấu hàng năm có 90 - 100% chi đoàn khối lực lượng vũ trang chủ động công tác và có ít nhất 80 - 85% chi đoàn đạt danh hiệu vững mạnh.
CHI ĐOÀN VỚI CÔNG TÁC 
PHỤ TRÁCH THIẾU NHI
1. Ý nghĩa của việc phụ trách thiếu nhi:
- Tổ chức tốt các phong trào hoạt động để thu hút các thiêu nhi trong và ngoài nhà trường vào tham gia nhằm tập hợp, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
2. Nội dung, phương pháp công tác phụ trách thiếu nhi:
Điều lệ Đoàn đã khẳng định "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy", "BCH Đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi".
Như vậy, việc phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi ở trong và ngoài nhà trường đều do tổ chức Đoàn đảm nhận. Người được phân công phụ trách cho hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư phải nhiệt tình, tâm huyết, yêu trẻ, am hiểu về tâm lý các em, luôn có ý thức chăm lo cho lợi ích của các em và đặc biệt phải có khả năng tiếp cận, vận động, hướng dẫn và tổ chức hoạt động cho các em.
* Để việc phụ trách thiếu nhi đạt kết quả cao thìcông việc đầu tiên của các chi đoàn phải chọn cử người phụ trách thiếu nhi. Đoàn viên được chọn của làm phụ trách thiếu nhi phải có năng lực, nghiệp vụ giỏi, có lòng yêu trẻ, có uy tín để tập hợp các em vào sinh hoạt trong tổ chức. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách. Mỗi đoàn viên trực tiếp phụ trách ít nhất là 3 em thiếu nhi, phụ trách thiếu nhi phải là người cùng xóm, gần gủi với các em để tiếp xúc, theo giỏi và hướng dẫn các em thực hiện tốt hành vi và công việc của mình trong cuộc sống cũng như trong tổ chức.
* Khảo sát số lượng, vận động thiếu nhi vào trong tổ chức: Các chi đoàn tiến hành khảo sát số lượng, danh sách và vận động các em vào tham gia sinh hoạt. Phân chia tổ, nhóm theo khu vực, nếu có thể phân chia độ tuổi để lựa chọn nội dung và phương thức tổ chức hoạt động.
Người được phân công phụ trách phải tìm và lựa chọn các em có khả năng, năng khiếu về mọi mặt, có uy tín để giới thiệu và bầu làm BCH Đội, các tổ trưởng, tổ phó. Trong quá trình hoạt động người phụ trách phải bồi dưỡng, hướng dẫn cho các em về cách lãnh đạo tập thể, tạo uy tín cho các em, phát huy tính tự quản của các em trong tập thể để các em lãnh đạo và tổ chức các hoạt động.
* Trong quá trình hoạt động, người phụ trách phải hướng dẫn và tổ chức cho các em mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị mình, tổ chức phối hợp giao lưu hoạt động với các đơn vị bạn.
Một số nội dung hoạt động thiếu nhi:
+ Tổ chức học tập văn hóa: (Đôi bạn cùng làm; Học mà chơi, chơi mà học), "4 giờ vàng ngọc"
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí: (Văn hóa văn nghệ - TDTT; Ca múa hát tập thể; Trò chơi... và tổ chức các hoạt động có tính mùa vụ: Dã ngoại; tham quan; trò chơi lớn; cắm trại, lửa trại; các cuộc thi vui)
+ Tổ chức tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương: 
- Tham gia tuyên truyền và hưởng ứng các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị ở địa phương.
- Tổ chức các đội hình cờ đỏ, hòm thư để phát hiện và tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
- Các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện 
+ Tổ chức các hoạt động lao động sản xuất: Tham gia một số lao động không sản xuất phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi như: Làm một số công việc gia đình, trồng trọt, vệ sinh môi trường, tham gia học và làm nghề truyền thống.
CHI ĐOÀN 
VỚI VIỆC

File đính kèm:

  • docTHA.doc
Giáo án liên quan