Ngữ văn lớp 8 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM KÍ

CỦA NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Tìm hiểu một số tác phẩm văn xuôi (thể loại kí) của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nắm vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm kí tiêu biểu của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Có ý thức tìm tòi và đọc thêm những tác phẩm khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

Cũng như bài trước giới thiệu các tiểu thuyết của Xuân Đức, bài này tập trung vào giới thiệu các tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn lớp 8 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHÀ VĂN QUẢNG TRỊ 
TIÊU BIỂU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Tìm hiểu một số nhà văn Quảng Trị tiêu biểu thế kỉ XX: Xuân Đức và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nắm được một số nét chính về các nhà văn Quảng Trị tiêu biểu thế kỉ XX được tìm hiểu. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu.
- Tự hào về những đóng góp của các nhà văn Quảng Trị đối với nền văn học nước nhà.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Tìm hiểu một số nhà văn Quảng Trị tiêu biểu thế kỉ XX là một nội dung cần thiết. Để cho việc dạy – học phần này có hiệu quả, chúng tôi đã cân nhắc sắp xếp nội dung bài học sao cho phù hợp, đảm bảo có tính hệ thống. Ở chương trình lớp 9, phần Chương trình địa phương chú trọng tìm hiểu các tác giả văn học địa phương và các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả, đặc biệt là quan tâm đến các tác phẩm văn học viết về địa phương.
1. Giáo viên
Với dung lượng có hạn, chương trình địa phương tìm hiểu và giới thiệu về các nhà văn Quảng Trị và những tác phẩm tiêu biểu của họ chỉ mang tính “giới thiệu”, tuỳ thuộc vào đặc trưng vùng miền, trình độ học sinh, GV có thể lựa chọn những nội dung cần thiết, thiết thực để thực hiện trên lớp, chú ý hướng học sinh tìm hiểu những tác giả văn học ở chính địa phương các em (nếu có).
Giáo viên cần chú ý tìm hiểu về tiểu sử, các tác phẩm và một số đặc điểm sáng tác của Xuân Đức và Hoàng Phủ Ngọc Tường để giới thiệu cho học sinh. Nếu biết thêm các mẩu chuyện, giai thoại thú vị khác về các nhà văn để kể cho học sinh thì càng tốt bởi như vậy sẽ làm tăng sự hứng thú tìm hiểu, học tập của học sinh.
Sưu tầm các tài liệu cần thiết, liên quan đến bài học để giới thiệu cho học sinh tìm đọc trước khi thực hiện nội dung bài học này trên lớp. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh để đảm bảo mọi yêu cầu cần thiết đáp ứng cho bài dạy.
Đây cũng là dịp để bồi dưỡng cho học sinh ý thức hướng về nguồn cội, tự hào về các nhà văn quê hương đã có những đóng góp xứng đáng đối với nền văn học nước nhà.
2. Học sinh
Trên cơ sở giới thiệu của GV, HS tìm tòi, sưu tầm những tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Chú ý nắm được một vài nét chính về các tác giả, kể tên được một số tác phẩm tiêu biểu.
Phân công nhiệm vụ sưu tầm, biên tập nội dung theo sự hướng dẫn của GV một cách hợp lí, hiệu quả. HS có thể chia thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ như sưu tầm, biên tập, trình bày nội dung sao cho hiệu quả nhất.
III. GỢI Ý MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh là rất quan trọng. Do tính chất bài học có thể vượt quá tầm hiểu biết của học sinh, tư liệu ít, khó tìm kiếm, mặt khác đây là nội dung khá mới, HS trước nay ít quan tâm nên để cho việc học tập có kết quả, HS cần có thời gian chuẩn bị, tìm hiểu. GV nên giao nhiệm vụ cho học sinh ngay từ đầu năm học, có thể là giữa học kì I, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra về quá trình tìm hiểu các nhà văn Quảng Trị tiêu biểu và các tác phẩm của họ.
Với nội dung bài học này, GV có thể thực hiện phương pháp dạy học tích cực như: Tổ chức thảo luận nhóm.
- Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ) 
+ GV có thể chia HS thành từng nhóm 4-6 người hoặc nhóm lớn hơn tuỳ vào từng mục đích, điều kiện cụ thể. Các nhóm thực hiện công việc của mình từ khi được giao nhiệm vụ sưu tầm, tìm hiểu ở nhà, cho đến việc biên tập nội dung và trình bày trên lớp theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
+ Khi thực hiện nhiệm vụ trong thảo luận nhóm, nhóm có thể bầu nhóm trưởng để điều hành, phân công phần việc mỗi người. Trên lớp, nhóm cử đại diện hoặc phân công thành viên trình bày theo sự chuẩn bị từ trước.
+ Phương tiện hỗ trợ: giấy Rooki, bút dạ, bút màutuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ Chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân công vị trí của các thành viên.
 + Trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm, GV quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần.
- Trình bày kết quả
+ Cho các nhóm HS trình bày danh sách các tác giả tiêu biểu và tác phẩm tiểu biểu theo trình tự đã phân công. HS giới thiệu vài nét chính về các nhà văn Xuân Đức và Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể giới thiệu một số tác giả khác người địa phương Quảng Trị.
+ Cho các HS các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV biểu dương những HS bổ sung được những tác giả tiêu biểu, tác phẩm tiểu biểu.
+ GV đúc kết, bổ sung thêm, lưu ý cho học sinh hai tác giả tiểu biểu là nhà văn Xuân Đức và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ GV cần lưu ý phân bố thời gian hợp lí cho các nhóm, nếu các nhóm trùng nội dung thì có thể yêu cầu một nhóm trình bày, các nhóm còn lại chỉ trình bày, bổ sung thêm. GV có thể cử một HS điều hành khi các nhóm báo cáo.
GV tổng kết, lưu ý cho HS một số vấn đề về việc sưu tầm, tìm hiểu. Yêu cầu HS tìm đọc và tóm tắt được một số tác phẩm tiêu biểu.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Tìm hiểu một số tác phẩm văn xuôi của các nhà văn Quảng Trị tiêu biểu thế kỉ XX: Một số tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức.
- Hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nắm vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm tiêu biểu.
- Có ý thức tìm tòi và đọc thêm những tác phẩm khác của Xuân Đức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Tìm hiểu một số tác phẩm văn xuôi nhà văn Quảng Trị tiêu biểu thế kỉ XX là một nội dung tiếp theo gắn liền với bài trước. Ở bài này chỉ tập trung giới thiệu mốt số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Xuân Đức.
1. Giáo viên
Để cho việc dạy – học phần này có hiệu quả, GV cần cho HS tìm đọc các tác phẩm của nhà văn Xuân Đức, GV có thể giới thiệu cho HS một số tài liệu tham khảo cần thiết hoặc cho HS mượn các tài liệu mình có để HS đọc, tìm hiểu trước, bởi các tác phẩm văn xuôi của các tác giả tiêu biểu địa phương đôi khi HS khó sưu tầm được. Việc tìm đọc trước các tác phẩm sẽ giúp HS dễ dàng tiếp cận nội dung bài học tốt hơn. Qua đó HS sẽ có sự quan tâm đến các tác phẩm văn xuôi của các tác giả địa phương.
Bài này, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu trước một số tác phẩm của nhà văn Xuân Đức. Lưu ý cho HS những tác phẩm như: Người không mang họ, Bến đò xưa lặng lẽ, Cửa gió Cũng như bài trước, GV nên giao nhiệm vụ cho học sinh ngay từ đầu năm học, có thể là giữa học kì I, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra về quá trình tìm hiểu các các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Xuân Đức.
Cũng như bài trước, do dung lượng có hạn, bài này chỉ tập trung giới thiệu về các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của nhà văn Quảng Trị, cụ thể là một số tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức. Qua đây, HS quan tâm và nắm bắt sơ lược về tác phẩm. GV có thể lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của tác giả để giới thiệu. 
Bài này cũng là dịp để bồi dưỡng cho học sinh ý thức hơn, quan tâm hơn đến việc tìm đọc, tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi của các nhà văn quê hương.
2. Học sinh
HS chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao dưới sự hướng dẫn của GV. Tìm kiếm những tư liệu mà GV giới thiệu, chú ý đọc và nắm được nội dung chính của các tác phẩm: Người không mang họ, Bến đò xưa lặng lẽ, Cửa gióQuá trình tìm kiếm tư liệu và nghiên cứu phải được tiến hành ngay từ đầu năm bởi bài học này đòi hỏi HS phải tự mình đọc tác phẩm, tóm tắt được nội dung chính của tác phẩm.
HS chủ động phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để thực hiện như: giao người tìm kiếm tài liệu, thống kê các tác phẩm cần tìm hiểu, tổ chức tự trao đổi trong nhóm để thống nhất nội dung tóm tắt và trình bày trước lớp.
Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cần thiết như: giấy roki, bút xạ, bút màu, tranh ảnh, băng đĩa 
III. GỢI Ý MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Với bài này, bên cạnh những phương pháp dạy học đặc trưng theo bộ môn, GV có thể lựa chọn phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực. 
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: 
+ Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cụ thể là tìm hiểu một số tiểu thuyết của Xuân Đức như: Người không mang họ, Cửa gió, 
- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: 
+ Trong giai đoạn này học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng nội dung và lên kế hoạch cho việc thực hiện dự án: tìm tư liệu, đọc các tiểu thuyết cần tìm hiểu, luyện kĩ năng tóm tắt, phân công trình bày trước lớp 
- Thực hiện dự án: 
+ GV nên cho HS thực hiện ngay từ đầu năm và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện của học sinh.
+ Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. 
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: 
+ Cho các nhóm HS trình bày, giới thiệu về tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Xuân Đức. 
+ Nhóm HS khác có thể giới thiệu thêm các tác phẩm khác mà mình biết. Biểu dương những HS giới thiệu tốt về các tác phẩm tiểu biểu.
- GV bổ sung thêm, dành thời gian giới thiệu các tác phẩm của Xuân Đức là Người không mang họ, Cửa gió, Bến đò xưa lạng lẽ (tất nhiên giáo viên có thể lựa chọn các tác phẩm văn xuôi khác để giới thiệu tuỳ vào điều kiện, sự hiểu biết của mình).
- Đánh giá dự án: 
+ Trong quá trình giới thiệu, GV có thể linh hoạt lồng vào kể về tác phẩm đã được dựng thành phim như Người không mang họ, Bến đò xưa lặng lẽ để tăng hứng thú cho HS. 
+ Nếu có thời gian, GV có thể giới thiệu cho HS nêu một số tác phẩm văn xuôi khác nữa của nhà văn Xuân Đức (hoặc có thể giới thiệu để cho HS về nhà tự tìm hiểu thêm).
+ GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đã đạt được. GV tổng kết, lưu ý cho HS một số vấn đề về việc sưu tầm, tìm hiểu. Yêu cầu HS tìm đọc và tóm tắt được một số tác phẩm tiêu biểu.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. trong thức tế chúng có thể xen kẽ và xâm nhập nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM KÍ 
CỦA NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Tìm hiểu một số tác phẩm văn xuôi (thể loại kí) của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, nắm vài nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm kí tiêu biểu của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Có ý thức tìm tòi và đọc thêm những tác phẩm khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Cũng như bài trước giới thiệu các tiểu thuyết của Xuân Đức, bài này tập trung vào giới thiệu các tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
Giáo viên 
Để cho việc dạy – học phần này có hiệu quả, GV cần cho HS tìm đọc các tác phẩm, GV có thể giới thiệu cho HS một số tài liệu tham khảo cần thiết hoặc cho HS mượn các tài liệu mình có để HS đọc, tìm hiểu trước, bởi HS khó sưu tầm được. 
 Bài này GV tập trung giới thiệu các tác phẩm kí của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua đây, giúp HS biết quan tâm tìm hiểu về thể kí cũng như bước đầu cảm nhận được những đặc sắc trong các tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. GV lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của các tác giả để giới thiệu. 
Qua tóm tắt, giúp HS biết quan tâm, hiểu hơn về tác phẩm cũng như có thể cảm nhận được những đặc sắc trong các tác phẩm tiêu biểu Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài này cũng là dịp để bồi dưỡng cho học sinh ý thức hơn, quan tâm hơn đến việc tìm đọc, tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi, nhất là thể loại kí của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
2. Học sinh
Việc tìm đọc trước các tác phẩm sẽ giúp HS dễ dàng tiếp cận nội dung bài học tốt hơn. Qua đó HS sẽ có sự quan tâm đến các tác phẩm văn xuôi, nhất là thể loại kí của các tác giả địa phương.
HS chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao dưới sự hướng dẫn của GV. Tìm kiếm những tư liệu mà GV giới thiệu, chú ý đọc và nắm được nội dung chính của các tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Miền cỏ thơm và các tác phẩm viết về Quảng Trị của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Để thực hiện tốt bài học này đòi hỏi HS phải tự mình tìm đọc tác phẩm, tóm tắt được nội dung chính của tác phẩm.
HS chủ động phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để thực hiện như: giao người tìm kiếm tài liệu, thống kê các tác phẩm cần tìm hiểu, tổ chức tự trao đổi trong nhóm để thống nhất nội dung tóm tắt và trình bày trước lớp.
Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cần thiết như: giấy roki, bút xạ, bút màu, tranh ảnh, băng đĩa 
III. GỢI Ý MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Cũng như bài “Giới thiệu một số tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức”, bài này, GV có thể lựa chọn thực hiện dạy học theo dự án. 
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: 
+ Cụ thể là tìm hiểu một số tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường như: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Miền cỏ thơm, và một số tác phẩm khác viết về Quảng Trị. Bài này GV có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu trước một số tác phẩm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cũng như bài trước, GV nên giao nhiệm vụ cho học sinh ngay từ đầu năm học, có thể là giữa học kì I, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra về quá trình tìm hiểu các các tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: 
+ Trong giai đoạn này học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng nội dung và lên kế hoạch cho việc thực hiện dự án: tìm tư liệu, đọc các tác phẩm kí cần tìm hiểu, luyện kĩ năng tóm tắt, phân công trình bày trước lớp 
- Thực hiện dự án: 
+ GV nên cho HS thực hiện ngay từ đầu năm và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện của học sinh.
+ Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. 
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: 
+ Cho các nhóm HS trình bày, giới thiệu về tác phẩm kí tiêu biểu của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
+ Nhóm HS khác có thể giới thiệu thêm các tác phẩm khác mà mình biết. Biểu dương những HS giới thiệu tốt về các tác phẩm tiểu biểu. 
Về Ai đã đặt tên cho dòng sông?, GV có thể giới thiệu thêm về tác phẩm đã được đưa vào chương trình học ở THPT để HS có thể tìm đọc, tìm hiểu. Trong quá trình giới thiệu, GV có thể giới thiệu thêm về sông Hương và Cố đô Huế để cung cấp thêm vốn kiến thức văn hoá - lịch sử cho HS, góp phần tạo hứng thú cho HS. 
- GV bổ sung thêm, dành thời gian giới thiệu các tác phẩm khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chú ý các tác phẩm viết về Quảng Trị, chẳng hạn như: Chế ngự cát, Cồn Cỏ ngày thường, Đêm chong đèn nhớ lại
+ Trong quá trình giới thiệu, GV có thể linh hoạt lồng vào cho HS xem băng đĩa, tranh ảnh minh hoạ (nếu có) để tăng hứng thú cho HS. 
- Đánh giá dự án: 
+ GV có thể giới thiệu cho HS một số tác phẩm khác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (hoặc có thể giới thiệu để cho HS về nhà tự tìm hiểu thêm).
+ GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đã đạt được. GV tổng kết, lưu ý cho HS một số vấn đề về việc sưu tầm, tìm hiểu. 

File đính kèm:

  • docCTDP.lop 8. SGV.doc
Giáo án liên quan