Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 14 (Bản 2 cột)

1 - Mục tiêu :

 Giúp học sinh:

 + Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học

 + Tạo điều kiện để học sinh có tác phong mạnh dãn suy nghĩ, phát biểu ý kiến trước tập thể

2 - Chuẩn bị của GV và HS

 * HS: Theo hướng dẫn tiết 53

 * GV: + Phần lưu ý sgk t.151

3 - Phương pháp :

 Phương pháp: Luyện tập, thực hành

4- Tiến trình giờ dạy

 4.1. Ổn định:

 4.2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

 Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

 4.3. Giảng bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 14 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS TUẦN 14 
NG Tiết 53
DẤU NGOẶC KÉP
1- Mục tiêu :
 1.1. Kiến thức:
+ Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép
 - GD đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc thông qua các từ loại; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc; giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết sử dụng các loại câu, dấu câu trong tình huống phù hợp. 
 => giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ...
1.2. Kĩ năng:
+ Biết sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết 
+ Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu đạt hiệu quả
- GD KNS: 
+ KN tư duy sáng tạo.
+ Kĩ năng giao tiếp. (Sử dụng các PP: động não, thực hành). 
+ Kĩ năng ra quyết định về việc lựa chọn các dấu câu phù hợp với ngữ cảnh; (Sử dụng các PP: động não, thảo luận, thực hành, hỏi - trả lời...)
1.3.Thái độ:
+ Giáo dục ý thức học tập bộ môn
1.4. Phát triển năng lực: năng lực đọc-hiểu,hợp tác và tư duy sáng tạo
2 - Chuẩn bị của GV và HS
* HS: Theo hướng dẫn tiết 52
* GV: + Phần lưu ý sgk t.
 + Những đoạn văn, thơ có sử dụng dấu ngoặc kép qua các văn bản đã học, đọc
3 - Phương pháp : 
 	 Phương pháp: quy nạp, luyện tập, thực hành
4 - Tiến trình giờ dạy
4.1. Ổn định: 
 4.2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Công dụng dấu ngoặc kép đơn? Dấu hai chấm? Nêu ví dụ?
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích: giải thích, thuyết minh, bổ sung
 thêm thông tin cho nội dung biểu đạt của câu 
 	Ví dụ: Chính Hữu (tên thật là Trần Đình Đắc)...
* Dấu hai chấm
	+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước nó
	+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại 
(dùng với dấu gạch ngang)
	+ Nối các vế trong câu ghép 
 4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Đọc câu (a)
? Nội dung của câu a?
Phương châm của thánh Găng-đi -> lời dẫn trực tiếp 
? Dấu ngoặc kép được sử dụng để làm gì trong câu a?
Đọc câu (b)
? Vì sao từ “dải lụa” được đặt trong dấu ngoặc kép?
Từ “dải lụa” được hiểu theo nghĩa khác (đặc biệt) => phương thức ẩn dụ
Đọc phần (c)
? Em hiểu ý nghĩa của cụm từ thế kỷ “văn minh” khai hoá như thế nào trong ngữ cảnh của nó?
Đây là những từ ngữ được TD Pháp dùng khi nói về sự cai trị cảu chúng ở VN, khai hoá văn minh cho DT lạc hậu.
? Dấu ngoặc kép được dùng như vậy có mục đích gì?
Đọc phần (d)
? Dấu ngoặc kép được dùng để làm gì?
- Đánh dấu tên vở kịch
 + “Tay người đàn bà”
 + “Giác ngộ”
 + “Bên kia sông đuống”
? Từ các ví dụ trên em hãy nêu công dụng dấu ngoặc kép?
? Nêu yêu cầu bài tập 1?
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng
? Thao tác thực hiện bài tập?
+ Đọc đoạn trích
+ Nhận diện nội dung được dấu ngoặc kép đánh dấu
+ Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép 
=> thực hiện theo nhóm (trình bày vào bảng nhóm
? Nêu yêu cầu bài 2?
Đặt dấu 2 chấm và ngoặc kép vào chỗ thích hợp
- Giải thích lý do 
( thực hiện theo nhóm vào bảng học tập => Đại diện trình bày kết quả thảo luận)
N1: phần a
N2: phần b
N3: phần c
Lưu ý:
Phần (c): lời dẫn này không chỉ là của người khác mà là lời của chính người nói (ông giáo) được dùng vào thời điểm khác (Lúc con trai lão H trở về)
? Yêu cầu của bài 3?
Giải thích cách dùng dấu câu trong 2 đoạn văn
? Nội dung của 2 đoạn văn?
Đọc 2 đoạn văn
Lời của Bác Hồ
? Nêu yêu cầu bài 4?
Viết ĐV thuyết minh có sd dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm
Giải thích công dụng
Nhóm 4:
Thực hiện: trình bày vào bảng học tập
Nhận xét-> rút kinh nghiệm chung
Báo cáo kết quả tìm hiểu
(thực hiện ở nhà)
? Nêu yêu cầu bài 5?
I. Công dụng dấu ngoặc kép
(15’)
1. Phân tích ngữ liệu: sgk
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (a)
- Đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa khác (đặc biệt)
- Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn
2, Ghi nhớ: sgk t.142
II. Luyện tập
(20’)
Bài 1:(142)
a, Đánh dấu lời dẫn trực tiếp: câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng nói với lão.
b, Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: một anh chàng được coi là hầu cận của ông lý mà bị người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ra thềm
c, Từ ngữ được dẫn trực tiếp: Dẫn lời của bà cô bé: em bé
d. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai
e. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp: Từ “mặt sắt”, “ngây vì tình” (trong 2 câu thơ của Nguyễn Du)
Bài 2 (143)
a, Dấu hai chấm đặt sau: 
...cười bảo:
(báo trước lời thoại)
- Dấu ngoặc kép “cá tươi” (dẫn lại những từ ngữ trong lời của người góp ý về tấm biển
b, Đặt dấu hai chấm sau chú Tiến Lê (báo trước lời dẫn trực tiếp)
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại (đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
(lưu ý viết hoa chữ “cháu”)
C, Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp)
- Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại (đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
Chú ý viết hoa từ “Đây”
Bài 3 (143)
a. Phần a: là lời dẫn của Bác được dẫn y nguyên nên được đặt trong dấu ngoặc kép (đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
b. Lời dẫn của Bác không được dẫn y nguyên -> lời dẫn gián tiếp
(không sử dụng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm)
Bài 4 (144)
Bài 5:(144)
4.4. Củng cố: Công dụng các loại dấu
4.5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (2’)
	 * Bài tập 4; 5 (t.144)
	 * + Chuẩn bị cho bài luyện nói:
	 Thuyết minh một thứ đồ dùng
 Theo phần chuẩn bị ở nhà: thuyết minh về cái phích nước, bình thuỷ tinh
	 + Lập bảng hệ thống hoá về dấu câu trong Tiếng Việt 
5. Rút kinh nghiệm:
NS
 NG Tiết 54
 Luyện nói:
thuyết minh về một thứ đồ dùng
1 - Mục tiêu :
 Giúp học sinh: 
	+ Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học 
	+ Tạo điều kiện để học sinh có tác phong mạnh dãn suy nghĩ, phát biểu ý kiến trước tập thể
2 - Chuẩn bị của GV và HS
 * HS: Theo hướng dẫn tiết 53
 * GV: + Phần lưu ý sgk t.151
3 - Phương pháp : 
 	 Phương pháp: Luyện tập, thực hành
4- Tiến trình giờ dạy
 4.1. Ổn định:
 4.2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
 Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
 4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Yêu cầu của đề bài?
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý giữ nhiệt và cách bảo quản phích nước
? Để thực hiện yêu cầu trên em cần phải làm gì?
- Quan sát và tìm hiểu (có tri thức về cái phích nước theo các nội dung trên)
?Phích nước là thứ đồ dùng như thế nào?
- Là đồ dùng thường nhưng không thể thiếu trong mỗi gia đình
?Công dụng chính của phích nước?
- Chứa đựng nước sôi để pha trà, sữa, cà phê, nước rửa mặt, chân tay (mùa đông)
?Các bộ phận của phích?
- Gồm: vỏ phích và ruột phích
? Cấu tạo phần vỏ?
- Làm bằng sắt, nhựa có tác dụng bảo quản ruột phích
?Cấu tạo của ruột phích?
+ Hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài
+ Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt ở lại để giữ nhiệt
+ Mình bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt
?Tác dụng của phần ruột phích?
- Giữ nhiệt trong vòng 6h nước từ 100 -> 70oC 
?Bộ phận nào của phích là quan trọng?
- Bộ phận ruột phích
? Cách bảo quản và sử dụng phích ntn để khỏi vỡ, nước sôi không nguy hiểm?
+ Để phích ở nơi cao ráo, tránh xa tầm tay trẻ em
+ Không dùng phích để chứa nước lạnh
? Phần mở bài em sẽ nêu nd nào?
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh
? Nêu những nội dung sẽ trình bày ở phần TB?
+ Cấu tạo 
+ Công dụng
+ Nguyên lý giữ nhiệt
+ Cách bảo quản
? Phần kết bài?
- Vai trò của phích nước trong cuộc sống của con người trong mỗi gia đình
? Nêu yêu cầu giờ luyện nói?
1, Luyện nói theo tổ (20’):
+ Theo dàn ý đã chuẩn bị của cá nhân
+ Nhận xét góp ý trong tổ (về nd, ngôn ngữ, diễn đạt,...)
+ Cử đại diện nói trước lớp
2, Luyện nói trước lớp (20’)
- Đối tượng
 + 4 học sinh đại diện 4 tổ
 + 2 học sinh do giáo viên chỉ định
Thực hiện theo thứ tự:
tổ 1- tổ 4
- Học sinh yếu - học sinh khá
Nhận xét, rút kinh nghiệm qua bài nói của bạn
GV:Nhận xét chung, đánh giá, rút kinh nghiệm:
- Cho điểm nhóm thực hiện tốt nhất
A. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Thể loại: TM một thứ đồ dung
- Đối tượng TM: cái phích nước
- Phạm vi tri thức: cấu tạo, công dụng, nguyên tắc giữ nhiệt, cách bảo quản
II. Lập dàn bài
1, Mở bài
Giới thiệu về sự xuất hiện của cái phích
2, Thân bài
3, Kết bài
B.Luyện nói trên lớp
4.4. Củng cố: Nhận xét giờ học
4.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị cho bài sau: (2’)
	 *Tiếp tục luyện nói (ở gia đình, tổ nhóm học)
	 *Chuẩn bị cho bài viết số 3: Văn bản thuyết minh
 Đối tượng: - Qua 4 đề của sgk t.143
	 - Di tích lịch sử địa phương
(Tìm hiểu, sưu tầm, tích luỹ,...để có tri thức về các đối tượng thuyết minh)
 5. Rút kinh nghiệm:
.......
Soạn: 20/11/2012
Giảng Tiết 55-56
Viết bài tập làm văn số 3
1 - Mục tiêu :
	- Cho học sinh tập dượt làm bài văn thuyết minh để kiểm tra toàn diện kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh.
	- Cung cấp thêm tri thức cho học sinh về đối tượng thuyết minh được lựa chọn để thực hiện bài viết.	
Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
Rèn khẳ năng thuyết minh: 1 đối tượng (là 1 s/v hoặc 1 di tích, danh lam)
2 - Chuẩn bị của GV và HS
 * HS: Theo hướng dẫn tiết 54
 * GV: Thống nhất trong nhóm chuyên môn nd ôn tập 
3 - Phương pháp : 
 - Từ nội dung đã thống nhất trong nhóm chuyên môn -> ra đề bài; đáp án, biểu điểm 
	- Hướng dẫn học sinh lập dàn bài chu đáo cho các đề bài đã được ôn tập
4 - Tiến trình giờ dạy
 4.1.Ổn định:
 Sĩ số 8D: 26 Vắng:
 4.2. Kiểm tra bài cũ: 
 4.3. Bài mới:
Đề bài: (của nhà trường)
.......................................................................................................................................... 
..
4.4. Củng cố: 
4.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài sau: 
 * Chuẩn bị cho bài: “Vào nhà ngục quảng Đông cảm tác”
	 + Tìm hiểu về tác giả: Phan Bội Châu
	 + Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
	 + Nhận diện thể thơ (ôn thể TNBCĐL)
5. Rút kinh nghiệm:
.....
Kiểm tra của tổ, nhóm CM
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan