Ngữ văn lớp 7 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên)

Bài 2: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ TỤC NGỮ, CÂU ĐỐ QUẢNG TRỊ

 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh tìm hiểu và giới thiệu về tục ngữ, câu đố ,câu đối Quảng Trị.

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm và vận dụng tục ngữ, câu đố,câu đối Quảng Trị trong cuộc sống

- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị.

II. CHUẢN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 Giáo viên:

- Tìm đọc tài liệu viết về tục ngữ, câu đố Quảng trị

- Sưu tầm các tranh ảnh, lễ hội ở Quảng Trị

 Học sinh:

- Sưu tầm, tìm hiểu về tục ngữ, câu đố ở địa phương

- Đọc tài liệu " sách học sinh- ngữ văn 7"

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn lớp 7 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Giáo viên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ CA DAO, DÂN CA QUẢNG TRỊ
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh tìm hiểu và giới thiệu về ca dao- dân ca Quảng Trị.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm và vận dụng ca dao- dân ca Quảng Trị trong cuộc sống; bước đầu có đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật và những đóng góp của ca dao- dân ca Quảng Trị cho kho tàng văn học dân tộc.
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị
II. CHUẢN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Giáo viên:
- Tìm đọc tài liệu viết về ca dao, dân ca Quảng trị 
- Sưu tầm các tranh ảnh, lễ hội ở Quảng Trị
	Học sinh:
- Sưu tầm, tìm hiểu về các câu ca dao, dân ca, hò, vè ở địa phương
- Đọc tài liệu " sách học sinh- ngữ văn 7"
	III.GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	Căn cứ vào tình hình thực tế mỗi địa phương và đối tượng học sinh, giáo viên có thể lựa chọn, kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau như; hỏi đáp, tổ chức hoạt động nhóm, dạy học theo dự án... để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ca dao , dân ca Quảng Trị.	.
	Hoạt động 1: Hãy trình bày các câu ca dao, dân ca hoặc hò vè đã sưu tầm, phát hiện? 
1.Làm việc cá nhân (Nhớ lại các câu ca dao, dân ca đã nghe ông bà,cha mẹ hoặc người thân kể và ghi chép lại; chuẩn bị ý kiến)
2.Làm việc theo nhóm ( Các bạn trong nhóm trình bày các câu ca dao, dân ca đã sưu tầm; nêu xuất xứ và công việc sưu tầm của em? trao đổi nhận xét) 
3.Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm và trao đổi phản hồi.
	Hoạt động 2:Thực hành - học sinh từng nhóm thay nhau trình bày.
1. Các nhóm giới thiệu các câu ca dao, dân ca đã sưu tầm và chọn lọc.Trưng bày sản phẩm của từng nhóm 
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về sản phẩm các em đã sưu tầm .
( Nhân xét về chủ đề, về kết cấu, về nội dung về nghệ thuật biểu hiện...)
3. Hướng dẫn cho HS học thuộc một số câu ca dao, hò vè, đồng dao...
4. Vận dụng vào các trò chơi dân gian
	Hoạt động 3: Đọc tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ca dao, dân ca Quảng trị.
	Giáo viên hỏi:
1.Em có nhận xét gì về ca dao, dân ca Quảng Trị ?
2. Ca dao,dân ca Quảng Trị đã phản ánh những điều gì trong cuộc sống?
Giáo viên kết luận: 
- Ca dao, dân ca Quảng Trị có nhiều cách biểu đạt tinh tế, sâu lắng của tình cảm con người. Ca dao – dân ca Quảng Trị mộc mạc như là lời ăn tiếng nói hàng ngày, hết sức giản dị, chân thực; cách diễn đạt thường nhẹ nhàng, bóng bẩy, có sự trau chuốt, gia công tỉ mỉ trong việc dùng từ, đặt câu.
- Ca dao, dân ca Quảng Trị được diễn ra trong công việc đồng áng, lễ hội hay là một cách giải trí trong buổi nông nhàn. 
- Ca dao, dân ca Quảng Trị gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng yêu nước, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị.
- Ca dao, dân ca Quảng Trị thể hiện tinh thần cộng đồng bền chặt, phong cách giao tiếp, ứng xử thuần hậu, tao nhã ...
	Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá về sự tham gia và kết quả các hoạt động 1,2,3.
Củng cố, dăn dò:
- Hướng dẫn học sinh học thuộc một số câu ca dao, dân ca mà các em thích 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục sưu tầm, ghi chép và phổ biến về ca dao, dân ca Quảng Trị
Bài 2: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ TỤC NGỮ, CÂU ĐỐ QUẢNG TRỊ
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh tìm hiểu và giới thiệu về tục ngữ, câu đố ,câu đối Quảng Trị.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm và vận dụng tục ngữ, câu đố,câu đối Quảng Trị trong cuộc sống
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị.
II. CHUẢN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Giáo viên:
- Tìm đọc tài liệu viết về tục ngữ, câu đố Quảng trị 
- Sưu tầm các tranh ảnh, lễ hội ở Quảng Trị
	Học sinh:
- Sưu tầm, tìm hiểu về tục ngữ, câu đố ở địa phương
- Đọc tài liệu " sách học sinh- ngữ văn 7"
	III.GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	Căn cứ vào tình hình thực tế mỗi địa phương và đối tượng học sinh, giáo viên có thể lựa chọn, kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau như; hỏi đáp, phát hiện, giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động nhóm, dạy học theo dự án... để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tục ngữ, câu đố, câu đối Quảng Trị.
	Hoạt động 1: Hãy trình bày các câu tục ngữ, câu đố, câu đối em đã sưu tầm, phát hiện? 
1.Làm việc cá nhân ( Nhớ lại các câu tục ngữ, câu đố đã nghe ông bà,cha mẹ hoặc người thân kể và ghi chép lại; chuẩn bị ý kiến)
2.Làm việc theo nhóm ( Các bạn trong nhóm trình bày các câu tục ngữ, câu đố đã sưu tầm; nêu xuất xứ và công việc sưu tầm của em? trao đổi nhận xét) 
3.Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm và trao đổi phản hồi.
	Hoạt động 2: Thực hành - các nhóm thay nhau trình bày.
1.Các nhóm giới thiệu các câu tục ngữ, câu đố, câu đối đã sưu tầm và chọn lọc. 
2.Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về sản phẩm các em đã sưu tầm .( Nhân xét về chủ đề, về kết cấu, về nội dung và nghệ thuật biểu hiện...)
	Hoạt động 3: Đọc tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tục ngữ, câu đố Quảng Trị.
	 Giáo viên hỏi:
1. Tục ngữ, câu đố được phân thành những loại gì ?
2. Tục ngữ, câu đố đã phản ánh những điều gì trong cuộc sống?
	Giáo viên kết luận: 
- Tục ngữ Quảng Trị được phân làm ba tiểu loại:
+ Về thời tiết và sản xuất
+ Về sản phẩm địa phương
+ Về đời sống xã hội 
- Câu đố được phân làm các loại: 
+ Về những bộ phận cơ thể của con người 
+ Về những hoạt động của con người 
+ Về các con vật 
+ Về các loại cây trái 
+ Về các sự vật hiện tượng khác
	- Nội dung phản ánh:
+ Tục ngữ, câu đố và câu đối Quảng Trị thể hiện những kinh nghiệm về đời sống xã hội của người Quảng Trị 
+ Tục ngữ, câu đố và câu đối Quảng Trị nêu lên những đặc trưng của địa phương rất sinh động và thực tế; 
+ Tục ngữ, câu đố và câu đối thể hiện cách nhận xét cuộc sống rất tinh vi, thông minh, dí dỏm và liên tưởng vô cùng sâu sắc
Hoạt động 4:Vận dụng vào trò chơi : Các nhóm chơi trò chơi đố nhau.
Hoạt động 5: Nhận xét, Đánh giá 
Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá về sự tham gia và kết quả các hoạt động 1,2,3,4
Củng cố, dăn dò: 
- Hướng dẫn học sinh học thuộc một số câu tục ngữ, câu đố mà các em thích
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục sưu tầm, ghi chép và phổ biến về tục ngữ, câu đố và câu đối Quảng Trị
Bài 2: TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh tìm hiểu và giới thiệu về phương ngữ Quảng Trị.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm và vận dụng phương ngữ Quảng Trị trong cuộc sống
- Phát hiện, thực hành chữa lỗi phát âm và chính tả do ảnh hưởng phương ngữ
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về quê hương, ý thức bảo vệ phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương Quảng Trị.
II. CHUẢN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Giáo viên:
- Tìm đọc tài liệu viết về phương ngữ Quảng trị 
- Sưu tầm các lỗi chính tả của học sinh do ảnh hưởng của phương ngữ 
	Học sinh:
- Sưu tầm, tìm hiểu về về phương ngữ Quảng trị
- Đọc tài liệu " sách học sinh- ngữ văn 7"
	III.GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	Căn cứ vào tình hình thực tế mỗi địa phương và đối tượng học sinh, giáo viên có thể lựa chọn, kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau như; hỏi đáp, phát hiện, giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động nhóm, dạy học theo dự án... để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về phương ngữ Quảng Trị.
Hoạt động 1: Hãy trình bày các phương ngữ đã sưu tầm, phát hiện? 
1. Làm việc cá nhân ( ghi chép, trình bày các phương ngữ Quảng Trị mà em biết)
2.Làm việc theo nhóm ( Các bạn trong nhóm trình bày các phương ngữ đã sưu tầm; so sánh những phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân mà em sưu tầm được? trao đổi, nhận xét) 
3. Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm và trao đổi phản hồi.
Hoạt động 2: Thực hành - Hãy nêu các âm, vần mà học sinh thường phát âm và viết sai do ảnh hưởng phương ngữ ?
1.Làm việc theo nhóm 
2. Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm và trao đổi phản hồi.
3.Nhân xét về nguyên nhân sai do ảnh hưởng của phát âm tiếng địa phương. Hướng dẫn cho học sinh lưu ý các lỗi thông thường do ảnh hưởng phương ngữ
Hoạt động 3: Đọc tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phương ngữ Quảng trị.
	* Giáo viên hỏi:
Em có nhận xét gì về phương ngữ Quảng Trị ?
	* Giáo viên kết luận: 
	- Phương ngữ Quảng Trị rất phong phú và đa dạng, ở các vùng miền khác nhau có những phương ngữ khác nhau
	- Do ảnh hưởng phương ngữ nên một số học sinh thường sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp và học tập
Hoạt động 4: Luyện tập nâng cao
	Giáo viên chọn một bài thơ hoặc một bài ca dao, dân ca, tục ngữ tiêu biểu có sử dụng phương ngữ Quảng Trị phân tích để thấy tác dụng của việc sử dụng phương ngữ hợp lý. 
Hoạt động 5: Nhận xét, Đánh giá 
Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá về sự tham gia và kết quả các hoạt động 1,2,3,4
Củng cố, dăn dò: 
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục tìm hiểu, sưu tầm, ghi chép về phương ngữ nơi mình sinh sống.
- Nhắc nhở học sinh sữa lỗi phât âm, chính tả, dùng từ do ảnh hưởng phương ngữ.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá:( 1 tiết )
Câu 1: Hãy nêu những hiểu biết của em về ca dao, dân ca Quảng Trị?
Câu 2: Em thường mắc những lỗi phât âm, chính tả gì do ảnh hưởng của phương ngữ ?

File đính kèm:

  • docCTDP Ngu van lop 7.SGV.doc