Ngữ văn lớp 6 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Học sinh)

BÀI 2

ĐỌC VÀ TÌM HIỂU

MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH QUẢNG TRỊ

VĂN BẢN

VÁC MÍA TÌM DÂU

 Ngày xưa, ở làng nọ, có phú ông sinh được người con trai duy nhất, nhưng nợ đời “cha làm thầy, con đốt sách”, tính tình cậu con siêng ăn chơi, biếng làm lụng, lại hay cờ bạc rượu chè. Biết tính con trai, phú ông muốn tìm cho con một người vợ khéo léo, sau này biết đường bày vẽ cho chồng, trọn bề tề gia nội trợ. Ông bèn mang theo một lon gạo và một vác mía đi khắp huyện để thử tìm dâu giỏi. Trong số nhiều cô gái quan tâm đến yêu cầu của phú ông là dùng vác mía tươi kia nấu chín gạo thành cơm, thì có một cô gái khôn khéo đã ăn hết mía dùng bả phơi nắng rồi làm củi đun chín cơm, xong lễ phép mời ông ăn. Cô gái được phú ông chọn về làm dâu và được ông tin yêu rất mực.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 19231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn lớp 6 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Học sinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào bên kia dãy Hoành Sơn để lập nghiệp. Số người lúc đầu chỉ khoảng vài chục người. Họ bồng bế nhau vượt truông thẳm, đèo cao mà vào. Bấy giờ vùng Châu Hóa đã thuộc đất Chúa Nguyễn. Xóm làng trù phú đã mọc hai bên đường. Gian lao bênh tật đã cướp đi một số người nên có một số tìm cách nương náu ở nơi đường tắt rẻ ngang. Bấy giờ họ Lê thấy vậy mới nói rằng “đã đi thì đi cho tới, đã bới thì bới cho nên. Làm vậy hóa ra lại lâm vào cảnh ngụ cư sao? Chi bằng ta rán thêm ít nữa, tìm chốn nào hoang tịch mà gây cơ lập nghiệp từ đầu cho con cháu nhờ”. Bàn bạc mãi rồi cũng thuận tình đi tiếp. Chỉ còn tám người, dắt díu nhau vào tận sông Thạch Hãn. Đến đây thấy cảnh vật trù phú hữu tình, đoàn người dừng lại. Nhìn thế đất khá cao, gần sông hói, có thể cải tạo được thế là họ kiên trì vật lộn với thiên nhiên khắc nhiệt. Chẳng bao lâu, nhà cửa được dựng lên, ruộng hoang được vỡ, làng được thành lập từ đó. 
	Cũng vào thời ấy, những người Việt mới vào định cư ở vùng này thường bị giặc Nam(1) kéo ra quấy phá. Chẳng ai khác hơn chính họ phải ra tay dẹp loạn. Truyền thuyết kể rằng: Ngày ấy được tin lũ đạo tặc kéo đến cướp phá, họ Lê cùng con cháu lên ngựa đuổi đánh. Trong một trận kịch chiến ngài bị thương nặng. Quay trở về máu đẫm yên ngựa. Khi được dở xuống thì ngài tắt thở trên tay con cháu mà không trăng trối được điều gì. Mọi người ai cũng thương tiếc, cảm công đức ngài, mai táng ngày rất trọng thể. Ngày nay cạnh cầu Đúc trong làng còn miếu thờ ngài. Đấy là miếu lớn nhất làng, ghi nhớ công ơn người có công khai canh lập nghiệp cho con cháu muôn đời.
	 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
CHÚ THÍCH
1. Có thể đây là một nhóm người Chăm hiếu chiến còn muốn gây hận thù dân tộc, cũng có thể chỉ một số thổ dân cư trú lâu đời ở vùng này.
VĂN BẢN 4
SỰ TÍCH THÁP DƯƠNG LỆ VÀ THÁP TRUNG ĐAN
	Ở xã Dương Lệ, huyện Hải Lăng còn di chỉ của tháp Dương Lệ, tương truyền do người Chăm xây đắp, ở xã Trung Đan huyện Vũ Xương cũng có một ngọn tháp cao đẹp. Sự tích xây đắp hai tháp này được kể như sau:
	Trước khi khởi công, hai hiệp thợ của hai tháp đính ước với nhau là trong một đêm phải xây xong. Bên nào xong trước thì đốt đèn lên làm hiệu cho bên kia biết để định thứ tự trước sau.
	Tuy đã được định ước nhưng chỉ có hiệp thợ Dương Lệ giữ đúng lời ước, còn hiệp thợ xã Trung Đan do hiếu thắng đã đốt đuốc lúc nữa đêm làm hiệu, kỳ thực phải làm suốt đến sáng mới xong.
	Hiệp thợ xã Dương Lệ thấy bên kia đốt đuốc thì đình chỉ ngay công việc để tỏ ra chịu thua cuộc. 
	Về sau câu chuyện bị phát giác, xã Dương Lệ được thưởng cỗ Thái Lao (Cỗ tam sinh: gồm một trâu, một dê và một lợn) do sự ngay thẳng giữ đúng lời đính ước.
	 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
VĂN BẢN 5
TRUYỀN THUYẾT ĐA- KRÔNG
Ngày xưa, trong một bản làng dưới chân núi, có hai vợ chồng sinh hạ được mười người con trai, tính tình không giống nhau. Sau khi cha mẹ chết, sáu người con đầu, vốn tính tham lam và lười lao động đã chiếm đoạt hết rẫy nương và bắt bốn người em phải đi sản xuất để nuôi chúng ăn chơi, đi săn bắn.
Cùng thời gian đó trên một chóp núi cao, có một cặp vợ chồng diều hâu (1) sinh hạ được mười người con gái. Cũng như sáu người anh đầu ở dưới bản, sáu cô chị đầu của gia đình này ỷ mình lớn chỉ ham vui chơi và bắt bốn cô em phải làm tất cả mọi công việc cho mình.
Thấm thoắt, mười người con trai ở dưới bản đều đến tuổi lấy vợ. Họ kéo nhau lên núi, xin hỏi mười cô gái của gia đình diều hâu về làm vợ. Nghe tin đó sáu cô chị vội vàng trang điểm cho đẹp, hy vọng các chàng trai sẽ chú ý đến mình hơn. Bốn cô em bận làm lụng lại ghét thói lười biếng và thích làm đẹp của các chị, nên không trang điểm gì cả. Các cô nói với nhau: “Cây trầm thanh giữa rừng, thơm từ trong lõi thơm ra, đâu phải thơm từ cái lá cái hoa của nó”. Khi các chàng trai kéo đến, họ còn lấy than bếp và lọ nồi bôi lên mặt cho xấu đi.
Đứng trước các cô chị ăn mặc đẹp đẽ, sáu người anh rất vừa ý và quyết định theo thứ tự tuổi tác hai bên, mỗi người lấy một cô. Người con trai út lấy Đa - Krông cô con gái út. 
Sau khi về bản, theo tập quán, mười cặp vợ chồng vẫn ở chung trong ngôi nhà đung-ta-ra-đát (2) mỗi cặp một gian. Gian đầu là của vợ chồng người anh cả, gian cuối là của vợ chồng Đa-Krông. Cách sống cũng như cũ: Vợ chồng bốn người em phải đi phát nương, đốt rẫy, trỉa lúa, suốc lúa, trồng khoai sắn, còn sáu cặp vợ chồng người anh chỉ ăn chơi, săn bắn. Bốn cô em sau khi đi lao động về, xuống suối tắm, than bếp và lọ nồi trôi đi, mặt mày trông xinh đẹp hẳn ra. Hai người anh thấy bốn cô em dâu đẹp hơn vợ mình, đâm ra ý muốn tìm cách cướp lấy làm vợ. Không chịu được nỗi khổ hàng ngày và sợ phải ly tán, ba vợ chồng người em bỏ đung-ta-ra-đát, trốn đi một nơi xa. Riêng vợ chồng Đa-Krông không muốn xa nương rẫy và làng bản quê hương nên vẫn ở lại.
 Lúc này, vợ chồng diều hâu ở trên núi, nghe tin lũ con gái sống không yên ổn, vội bay xuống bản, đậu trên nóc nhà, gọi con trở về. Diều hâu mẹ quá thương con bay vào cửa. Người anh cả đang tức giận, liền huơ dao chém đứt đầu. Diều hâu bố không dám bay vào nữa, dùng tiếng chim bảo các con gái, theo thứ tự chị em, cầm lấy tay nhau, theo bố bay lên. Đa-Krông không muốn xa chồng, bảo anh buộc sợi dây rừng vào chân mình. Khi các cô gái bay lên, Đa - Krông bị sợi dây níu lại. Thế là hai vợ chồng vẫn được ăn ở với nhau.
 Nhưng với việc sáu cô chị trở về núi, một tình tình rất khó khăn đã xảy ra với hai vợ chồng nàng: sáu người anh bị mất vợ, ai cũng định chiếm riêng nàng. Người anh cả, tính vốn hung bạo hơn cả giết luôn cả năm người em tình địch. Tiếp đó, hắn cách ly vợ chồng Đa-Krông. Nhưng Đa-Krông không chịu lấy hắn. Hắn tức giận bắt giam nàng vào buồng. Còn chồng Đa-Krông, hắn bắt đi xa mười trái núi chặt gỗ và hẹn có đưa được gỗ về bản, hắn mới cho gặp mặt vợ. Hắn làm thế vì tin chắc rằng anh ta không thể có cách gì kéo được các cây gỗ lớn về nổi. 
	Chồng Đa-Krông vượt qua mười trái núi cao. Ở đây chỉ có gỗ lớn. Chặt xong thấy không kéo nổi và vì vậy không được gặp vợ, anh đau xót, ngồi khóc một mình. Cảm thương cảnh ngộ và tấm lòng của anh, Dàng Păng-tơ-rô (3) bèn cho trâu đến giúp anh kéo gỗ về bản. 
 Thấy anh đưa được gỗ về, tên ác chiếm lấy trâu và gỗ. Nhưng hắn rất lo sợ vì anh đã làm được điều mà hắn nghĩ là không thể làm được và như vậy sẽ gặp được Đa-Krông. Hắn suy tính: anh ta đem gỗ về được là vì hắn chỉ sai đi mười trái núi, gỗ chưa lớn lắm nên trâu kéo được, bây giờ phải bắt đi xa trăm núi, chặt gỗ đưa về. Không chống lại được hắn, anh cầm rựa ra đi. Anh đi đúng một trăm trái núi thì đến ngọn Pa-Rơ-Nhôm (4). Gỗ ở đây lớn quá, mỗi thân cây phải mấy người ôm mới xuể. Anh chặt xong và thấy trâu không kéo nổi được, vì vậy không gặp được vợ nữa, lòng càng đau xót, anh lại ngồi khóc một mình giữa rừng. Cảm thương cảnh ngộ và tấm lòng của anh, Dàng Păng-tơ-rô lại cho voi đến giúp anh kéo cây gỗ lớn về bản. 
 Tên ác ôn thấy anh về lại chiếm cả gỗ và voi. Hắn biết mình đang thua cuộc bèn suy nghĩ cách làm cho anh không gặp được Đa-Krông. Đã mấy ngày đêm, hắn vẫn chưa nghĩ ra kế. Trong lúc đó quá nhớ thương nàng, một đêm trăng, anh ra ngồi trước nhà đung-ta-ra-đát, dùng kèn a-rên thổi một khúc pô-xu(5) nhắn gửi lòng mình đến cho nàng. Đa-Krông bị nhốt trong buồng kín nghe tiếng chồng, vội vàng hát lên một khúc pô-xu khác để nhắn cho anh hay mối tình son sắt mà nàng còn giữ mãi. Nàng hát rằng:
Nếu anh không đến thì em sợ.
Nếu đêm nay ở đầu nhà đung-ta-ra-đát có tiếng kèn a-rên của anh gọi thì em chờ
Mẹ không buộc váy em vào cột.
Mẹ không cho thêm đôi vòng cổ.
Vì biết anh là A-loong pa roi.(6)
 Nghe khúc hát pô-xu của hai vợ chồng Đa - Krông, tên ác biết họ còn yêu nhau tha thiết. Điều đó làm cho hắn tức điên lên. Hắn đem Đa-Krông lên một ngọn núi ở phía tây bản và giấu nàng trong một hang đá sâu. Trở về bản, hắn nói với anh là Đa - Krông đã bỏ đi về núi cao ở phía đông bản, muốn gặp thì đi về hướng đó. Chồng của Đa-Krông tưởng hắn nói thật liền đi về hướng Đông. Anh vừa đi vừa thổi kèn a-rên để cho nàng nghe mà hát lên cho anh tìm đến. Tiếng kèn não nùng vọng qua nghìn ngọn núi, đến tận tai nàng. Biết chồng đang đi tìm mình, Đa-Krông lấy một ống mung, tách ra hai sợi cột và nâng lên thành hai sợi dây đàn. Đó là chiếc đàn ta-lư đầu tiên. Đa-Krông cầm đàn, gãy lên từng điệu bỗng trầm não nuột. Tiếng đàn ngân xa nghìn núi, đến bên tai chàng trai. Chàng lần theo tiếng đàn ta-lư, đi về hướng Tây, vừa đi vừa thổi kèn a-rên. Đa-Krông nghe tiếng kèn, phá cửa hang đi về phía Đông, tiếng đàn vẫn ngân vang trên tay. Hai vợ chồng gặp nhau dưới chân một ngọn núi cao vút. 
 Khi biết tiếng kèn a-rên và tiếng đàn ta-lư đang xích lại gần nhau, tên ác đoán biết sự việc không hay sắp xảy ra. Hắn nhằm hướng ngọn núi cao chạy đến. Nhưng chậm mất rồi. Hai vợ chồng Đa-Krông đã gặp nhau. Thấy bóng hắn hai vợ chồng dắt tay nhau chạy trốn. Hắn liền đuổi theo. Chỉ một đoạn, hắn đã đến gần. Tình thế thật nguy cấp. Hai người vừa chạy vừa thầm mong có một dòng nước sâu nào đó chảy đến và giữ chân hắn lại. Như một sự thần kỳ, điều mong ước đó bỗng thành sự thật, sau bước chân của hai vợ chồng Đa-Krông một dòng nước lớn xuất hiện. Dòng nước ngăn tên ác không đến gần họ được. Hai vợ chồng chạy đến đâu, dòng nước trải dài đến đấy. Tên ác giận quá, vác từng hòn đá lớn ném xuống chân núi để ngăn dòng nước lại. Nhưng nước cứ vượt lên đá thành thác mà chảy theo bước chân của hai vợ chồng Đa-Krông. Hắn vừa đuổi vừa ném không biết bao nhiêu đá, cho đến lúc hắn mệt nhoài, kiệt sức và ngã xuống. 
 Tên ác tắt thở. Hai vợ chồng Đa-Krông dừng chân lại. Họ đưa nhau trở về bản, nơi có ngôi nhà cha mẹ đã từng sống, nơi có nương rẫy do bàn tay mình làm ra, nơi có trâu, có voi, có gỗ do mình đưa về. Họ sống với nhau trong một niềm hạnh phúc chứa chan, không có và bọn tàn bạo áp bức phá hoại. Họ yêu nhau bằng một mơi tình trong trắng, không dứt, như dòng nước sau khi họ đã dừng lại, vẫn tiếp tục chảy theo chân núi, trong veo, không ngừng, mãi mãi bảo vệ cho cuộc sống của họ được yên lành. 
	Dòng nước - dòng sông chảy qua các bản làng Tà Ôi và muôn đời giữ đẹp cho cuộc sống và tình yêu của con người ấy. Từ đó nhân dân đã lấy tên hai vợ chồng để gọi là Đa-Krông, sông Đa-Krông.
 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
CHÚ THÍCH
(1): Có lẽ muốn nói đến người thuộc bộ tộc khác. Trong trường ca Xinh Nhã của Tây Nguyên, cũng có nói đến một tù trưởng Diều Hâu (mơ tao gnư)
(2): Đung-ta-ra-đát: nhà chung của một dòng họ gồm nhiều gian.
 	(3): Dàng Păng-tơ-rô: Thần Sao một vị thần có quyền lực theo quan niệm của đồng bào Tà Ôi.
(4): Pa-Rơ-Nhôm: tên một ngọn núi. Theo đồng bào thì núi này bây giờ gọi là núi Pu Nhoi ở xã Tà Muồi.
(5): Pô-xu: Trai gái hát để tỏ lòng yêu thương nhau (sim)
(6): A-loong pa roi: Loại cây to, gỗ rất chắc chắn ý nói là người có sức khỏe có thể che chở khi gặp khó khăn. 
BÀI 2
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU 
MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH QUẢNG TRỊ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện cổ tích Vác mía tìm dâu.
Kể lại truyện bằng ngôn ngữ kể.
VĂN BẢN
VÁC MÍA TÌM DÂU
VÁC MÍA TÌM DÂU
	Ngày xưa, ở làng nọ, có phú ông sinh được người con trai duy nhất, nhưng nợ đời “cha làm thầy, con đốt sách”, tính tình cậu con siêng ăn chơi, biếng làm lụng, lại hay cờ bạc rượu chè. Biết tính con trai, phú ông muốn tìm cho con một người vợ khéo léo, sau này biết đường bày vẽ cho chồng, trọn bề tề gia nội trợ. Ông bèn mang theo một lon gạo và một vác mía đi khắp huyện để thử tìm dâu giỏi. Trong số nhiều cô gái quan tâm đến yêu cầu của phú ông là dùng vác mía tươi kia nấu chín gạo thành cơm, thì có một cô gái khôn khéo đã ăn hết mía dùng bả phơi nắng rồi làm củi đun chín cơm, xong lễ phép mời ông ăn. Cô gái được phú ông chọn về làm dâu và được ông tin yêu rất mực.
	Vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con thì phú ông qua đời. Chẳng bao lâu, anh chồng vốn tính lang bạt, đem bán hết gia sản, bỏ cả vợ con, ra đi biệt tín. May sao, trước lúc nhắm mắt phú ông đã giao lại cho cô dâu một hũ vàng và dặn con dâu dành để sinh sống, nuôi con và lo cho chồng. Sau khi người chồng bỏ nhà ra đi. Người vợ theo lời dặn của bố chồng, đã bán một ít vàng xây dựng nhà cửa, nuôi con khôn lớn, chu tất việc thờ phụng, cúng giỗ tổ tiên họ hàng nhà chồng. Lâu sau, người vợ cầu trời khấn phật, nghĩ cách tìm người chồng về đoàn tụ gia đình. Người vợ đã tổ chức tế lễ linh đình, mời bà con họ hàng ăn uống, ban phát cho những kẻ đói khát, đầu đường xó chợ. Một lần phát hiện ra trong đám ăn mày đến xin ban phát có người chồng của mình, chị vợ khôn ngoan vẫn bình tĩnh giả vờ không hay biết. Còn anh chồng sau thời gian lưu lạc đã trở thành kẻ ăn mày, lúc trở về đã không nhận ra được cảnh gia đình vợ con đổi khác. Từ đó ngày ngày trong hàng người đứng chờ gia chủ phát cơm cầu phúc anh chồng ăn mày đều bị hụt phần do người vợ cố tình không phát. Chị vợ hễ thấy anh chồng đứng đầu hàng thì bắt đầu phát từ dưới lên, hễ thấy anh chồng đứng sau thì phát từ trên xuống. Một lần, tức quá, anh chồng ăn mày mới thắc mắc và không chịu đi nếu không có phần. Người đàn bà gia chủ bèn mời anh ta ở lại dùng cơm bữa tối sau phần tế lễ. 
	Trong lúc tế lễ, anh ăn mày vô cùng kinh ngạc khi nghe được lời khấn vái có tên ông bà, cha mẹ, tên người chồng lưu lạc của gia chủ. Anh chồng liền chạy bổ đến ôm lấy người vợ của mình khóc lóc thảm thiết kể lại sự tình, nhận lấy mọi lỗi lầm của mình và tỏ ý mong người vợ rộng lòng tha thứ. Kể từ đó anh chồng được sống trong gia đình đầy đủ, êm ấm. Hàng ngày, nghe người vợ chỉ vẽ, người chồng đâm ra chịu khó làm ăn, họ sống yên vui cùng con cái. 
	Riêng người vợ được mọi người chung quanh cho là người phụ nữ khôn khéo và họ cũng thường nhắc tới ông cụ ngày trước đã từng vác mía tìm dâu.
 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Truyện có 3 nhân vật (phú ông, người con trai, người con dâu), họ là những người như thế nào? Tìm những chi tiết thuộc suy nghĩ, hành động, tính cách, của các nhân vật trong truyện để làm sáng tỏ điều đó.
	2. Nhận xét nghệ thuật kể chuyện.
	3. Nêu ý nghĩa của truyện.
	4*. Học xong truyện Vác mía tìm dâu, em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?. Nếu em là người con trai phú ông, em sẽ hành động như thế nào?.
ĐỌC THÊM
VĂN BẢN 1
VỢ NGOAN LÀM QUAN CHO CHỒNG
	Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu sống heo hút trong một túp lều giữa rừng. Hằng ngày, người chồng vào rừng đốn củi, người vợ đi hái rau. Cuộc sống của họ vô cùng đạm bạc. Người vợ hiền lành, giàu lòng thương người, ngược lại anh chồng có tính cộc cằn và đa nghi.
	Một hôm, chị vợ ở nhà nấu khoai, định bụng đợi chồng về ăn. Bỗng một đoàn người xuất hiện. Thì ra nhà vua và đoàn hộ giá đi ngang, vì khát nước họ dừng chân vào túp lều nghỉ. Chị vợ hảo tâm mời mọi người uống nước, tiện tay đưa rổ khoai ra mời khách. Lát sau mọi người tạ ơn lòng tốt của chủ nhà rồi lên đường. Đoàn người vừa ra đến cổng trước thì anh chồng trở về bằng cổng sau. Thấy ly chén ngổn ngang, vỏ khoai đầy rổ, anh chồng hỏi han sự tình. Đang đói bụng lại nghe vợ đải khách cả nồi khoan, anh tai giang tay đánh bốp vào mặt vợ. Hoảng quá chị la lên. Chẳng may đoàn người đi chưa xa, nghe tiếng kêu tưởng có biến vội quay lại. Nhìn thấy người đàn bà mặt đỏ đừ, nước mắt lưng tròng, nhà vua hỏi:
	- Chẳng hay có chuyện gì xảy ra với nhà chị vậy?
Người đàn bà khôn ngoan lễ phép đáp:
	- Dạ thưa, chồng con vừa đi làm về, nghe có khách đến mà chỉ tiếp nước thôi thì giận dỗi bảo: “tại sao trong chuồng có con heo mà không giết thịt đãi khách?”
	Nhà vua nghe nói đem lòng cảm phục vợ chồng người tiều phu tốt bụng. Đoạn sai lính ghi vào sổ công để về ân thưởng, về sau người chồng được vua phong hàm bát phẩm. Từ đó có câu “vợ ngoan làm quan cho chồng”.
 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
VĂN BẢN 2
SỰ TÍCH SAO HÔM SAO MAI
 (Truyện cổ Tà Ôi)
	Ngày xưa, anh Păn-cloong-lờng rất yêu chị Păn-tor-tu-loi. Họ muốn gặp nhau mà đường xá xa xôi cách trở nên chưa bao giờ toại nguyện. Một hôm Dàng đi vắng, hai người từ hai phía đã lẻn đến gặp nhau ngay giữa bầu trời đầy u ám. Chàng Păn-cloong-lờng hỏi:
	- Ơi người con gái đẹp! nàng từ đâu mà lạc bước tới đây?
Păn-tor-tu-loi thẹn thùng đáp:
	- Tôi đi tìm anh Păn-cloong-lờng nhưng bây giờ không biết anh ấy ở đâu?
Hai người vui mừng nhận ra nhau và cùng nhau làm chồng làm vợ. 
	Họ trốn vào một cánh rừng mây trắng mây đen bên cạnh sông Ngân làm một ngôi nhà để chung sống. Họ chặt cây phát rẫy, trồng trĩa không biết bao nhiêu là hạt giống. Chẳng bao lâu hoa trái sum suê, rơi vãi, sáng nhấp nháy bầu trời. 
	Sau chuyến đi xa về, Dàng thấy cõi trần khác lạ không còn đâu là rừng mây đen, đồi mây trắng. Ban ngày thì thần mặt trời dọi nắng chói cháng xuống hun ráo mặt đất. Ban đêm, khắp cánh đồng Dàng hoa trái cứ bung nở (gọi là sao). Dàng giận lắm bèn sai nổi mưa, bão để xóa sạch đám hoa cỏ trên cánh đồng của mình. Nhưng lạ thay khi được tắm nước mưa, những vì sao lại vỡ vụn ra rơi lả tả xuống vùng đất Mường Lộc(1) và biến thành vô vàn hạt lúa, hạt ngô, trái bầu, trái bí...
	Mặt đất được nước mưa làm ẩm ướt, các hạt giống nảy mần mộc thành nương ngô, dãy lúa xanh tốt. Cây bầu cây bí thả sức vươn dài, lá to che tràn lưng núi. Ban ngày thần mặt trời vẫn tiếp tục chiếu ánh nắng khắp chốn mọi nơi, ban đêm vợ chồng Păn-cloong-lờng lại ra công viên vun xới. Chẳng bao lâu mặt đất xanh um. Chim chóc từ giã vùng trời bay về mặt đất, muông thú trốn khỏi vườn già xuống sống với cỏ cây. Vùng đất của Dàng trở nên hoang vắng. Ban ngày thì nắng cháy, ban đêm mịt mùng chỉ có các vì sao là sung sướng, luôn nhấp nháy mắt nhìn con đàn cháu lũ của mình đang ngày một sinh sôi nảy nở.
	Trong cơn tức giận, Dàng bắt hai vợ chồng Păn-cloong-lờng đày mỗi người đi một ngả. Từ đó kẻ cùng trời người cuối đất họ vĩnh viển xa nhau.
	Păn-tor-tu-loi biến thành ngôi sao hôm. Chiều chiều nàng vén mây nhìn xuống mặt đất xem xem có nơi nào cỏ cât khô héo mà xin thần mưa cho nước, xin thần nắng dịu cơn. Còn Păn-cloong-lờng thì biến thành sao mai. Sáng sáng chàng dậy sớm dõi mắt xuống coi sóc vườn cây trái của mình để mặt đất mãi mãi xanh tươi.
	 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
BÀI 3
TRUYỆN CƯỜI QUẢNG TRỊ
CHUYỆN TRẠNG VĨNH HOÀNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Nắm nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười của truyện Bay qua và Mắc cọp mà cày. 
 Rèn kĩ năng kể chuyện cười, phân tích các tình huống gây cười ở hai truyện trên.
VĂN BẢN
VĂN BẢN
BAY QUA
	Ở làng nọ có hai gia đình sống bên nhau từ lâu nên hiểu tính của nhau. Vốn biết ông hàng xóm của mình là người tham ăn lại hay sinh sự nên một hôm người láng giềng của lão tham ăn tổ chức buổi giỗ rất thịnh soạn và mời cả làng đến dự nhưng riêng lão hàng xóm thì không mời. Khi nhà kia cúng xong, bày mâm cỗ ra mời làng thì lão ta vẫn chưa thấy người sang tìm lão mặc dù lão đã khăn áo chỉnh tề ngồi đợi từ lâu. Cáu tiết, lão châm lửa đốt chuồng heo nhà mình. Thấy lửa cháy rực một góc trời, tàn lửa bay tứ tung, mọi người hốt hoảng chạy đến. Ông láng giềng chạy ra thảng thốt hỏi:
	- Có chi mà bác đốt chuồng heo giữa mùa gió ni? Tàn lửa bay sang nhà tui thì bác chịu đó.
	Lão ta thủng thẳng đáp:
- Chuồng heo nhà tui, tui đốt mắc mớ chi ai. 
Ông láng giềng tức tối hỏi vặn:
- Nhưng mà tàn lửa bay qua nhà tui, cháy nhà tui thì răng?
Lão kia sừng sộ lại:
- Bác nói đã hay chưa nở, răng mà tàn lửa nhà tui thì bay sang nhà bác mà kỵ nhà bác lại không bay qua nhà tui.
 (Rút từ Văn học dân gian Quảng Trị, Tập một, 
 Sở thông tin thể thao thư viện Quảng Trị, 1992)
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Đọc – kể lại truyện.
2. Truyện kể về việc gì? Em hiểu thế nào về tính tham ăn?
3. Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện.
VĂN BẢN
MẮC CỌP MÀ CÀY
Một anh vác cái cày gãy từ ngoài ruộng thất thểu trở về. Người làng gặp hỏi: Trâu trở chứng hay răng mà cày gãy đôi rứa eng?... "Ch

File đính kèm:

  • docCTDP Ngu Van. lop 6.SHS.doc
Giáo án liên quan