Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2019-2020 - Hàn Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Thế nào là sự việc? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.

2.Kĩ năng- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.

3.Thái độ. Tích hợp với phần văn ở văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh với phần tiếng việt ở khái niệm: Nghĩa của từ.

4 Định hướng. Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.

B.Chuẩn bị :

- GV: Bảng phụ ,đọc các tài liệu có liên quan

- HS: Chuẩn bị bài ở nhà

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức (1')

2. Kiểm tra bài cũ: (5')

? Thế nào là tự sự? lấy VD về một văn bản tự sự? Vì sao em cho đó là văn bản tự sự?

là phương thức trình bầy một chuỗi các sự việc ,sự việc này đẫn đến sự việc kia ,cuối cùng đẫn đến một kết thúc ,thể hiện một ý nghĩa .

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc ,tìm hiểu con người nêu vấn đề và tỏ thái độ khen chê

3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động. (5)

* Mục tiờu: Tạo tõm thế, gõy hứng thỳ cho HS học bài mới.

* Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Hoạt động chung cả lớp.

* Phương tiện dạy học: Giấy A4

* Tiến trỡnh hoạt động:

* Giới thiệu bài (1'): ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.

 Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình?

* Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc79 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2019-2020 - Hàn Thị Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : Mít tinh , xà phòng vv...
- Những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn khi viết dùng dấu gạch nối để nối các tiếng . Ví dụ : ra - di-ô , in-tơ-nét , Bôn - xê - víc.
* Ghi nhớ sgk tr. 25.
II/ Nguyên tắc biết từ mượn ( 5' )
- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt . Tuy vậy , để bảo vệ sự trong sáng của những tiếng Việt , không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện . 
III/ Luyện tập ( 15' )
1, Bài tập 1: Tìm từ mượn và chỉ ra nguồn gốc mượn của nước nào.
2, Bài tập 2 : Tìm nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
3, Bài tập 3 : Kể một số từ mượn theo mẫu sau .
D. Củng cố ( 3' )
	? Thế nào là từ thuần Việt ? từ mượn ?
	- GV gọi 2 đến 3 học sinh trao đổi .
	? Vì sao phải mượn từ mượn ?
E. Hướng dẫn về nhà ( 2' )
	- Học thuộc phần ghi nhớ sgk, nắm được nguyên tắc viết từ mượn.
	- Làm bài tập 4 sgk, làm lại các bài tập đã làm.
	- Tìm hiểu trước bài : Tìm hiểu chung về văn Tự sự .
IV . Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV, bài tập ngữ văn 6
- Thiết kế ngữ văn 6, bình giảng NV 6
 Tiết: 08
Ngày soạn: 25/8/2010
Ngày dạy: /9/2010 Lớp: 6A 
Ngày dạy: /9/2010 Lớp: 6B 
Tìm hiểu chung về văn tự sự.
I/ Mục tiêu bài học .
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự . Nắm được sơ bộ về phương thức tự sự, trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp tự sự .
- Học sinh nhận biết được đặc điểm, thể loại và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.
- Đặc điểm của văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể..
3. Giáo dục.
- Bồi dưỡng ý thức độc lập , tích cực cho học sinh.
II/ Chuẩn bị :
* Thầy : Bảng phụ , chép một số ví dụ, bài tập trước khi lên lớp.
- Tìm một số văn bản tự sự để minh hoạ .
* Trò : Đọc sgk tìm hiểu trước bài học .
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học .
A. ổn định tổ chức ( 1' ) : 
B. Kiểm tra bài cũ ( 3' ):
? Căn cứ vào phương thức biểu đạt , người ta chia văn bản ra làm mấy loại? đó là những loại nào?
ĐA:
Kiểu văn bản
Tự sự 
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
Hành chính, công cụ 
C. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động. (5’) 
* Mục tiờu: Tạo tõm thế, gõy hứng thỳ cho HS học bài mới.
* Phương phỏp/ Kĩ thuật dạy học: Hoạt động chung cả lớp.
* Phương tiện dạy học: Giấy A4, mỏy chiếu.
* Tiến trỡnh hoạt động:
GV giới thiệu ( 1' ): Người ta chia văn bản ra làm 6 loại . Mỗi loại có một phương thức biểu đạt riêng. vậy với văn bản tự sự phương thức biểu đạt của nó có đặc điểm gì? Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chung về văn bản đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 2: Hỡnh thành kiến thức.
Mục tiờu: HS nắm được khỏi niệm về cỏch dẫn trực tiếp. 
*PP/ KTDH: thảo luận 2 nhúm.
* Phương tiện dạy học: SGK, Giấy A4, mỏy chiếu.
* Tiến trỡnh thực hiện
GV ghi ví dụ 1 sgk tr. 27 vào bảng phụ hoặc đèn chiếu , gọi HS đọc .
? Theo em trong trường hợp ấy , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
- Người nghe : Cháu muốn bà kể chuyện cổ tích .
- Người kể : Sẽ kể một câu chuyện .
? Muốn biết Lan là người ntn người kể phải làm gì?
? Vì sao phải kể từng sự việc cụ thể .
- Vì như vậy mới đủ chứng minh được Lan là người bạn tốt .
GV: Chỉ vào tình huống c : Muốn biết lý do An thôi học nhưng người kể lại nói toàn những chuyện không liên quan gì đến việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa đạt được mục đích .
? Trong cuộc sống hàng ngày, em thường được nghe những câu chuyện gì?
- Nghe kể chuyện cổ tích, chuyện đời thường, chuyện sinh hoạt vv...
? Theo em kể chuyện để làm gì?
- Kể chuyện để biết , để nhận thức về con người, sự vật , sự việc , để giải thích bày tỏ thái độ khen chê .
GV: Người ta dùng thể loại văn kể chuyện để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu sự việc con người , để tăng thêm phần hiểu biết . Bởi vậy bất kỳ một câu chuyện nào cũng phải có một ý nghĩa thiết thực của nó . 
- Gọi Hs đọc ví dụ 2 ghi sẵn bảng phụ hoặc máy chiếu.
 ? Tìm các sự việc trong truyện Thánh Gióng ?
- Sự ra đời của Gióng .
- Thánh Gióng biết nói và nhận nhiệm vụ đánh giặc .
- Thánh Gióng lớn nhanh vươn vai biến thành tráng sỹ cỡi ngựa sắt , mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc .
- Thánh Gióng lên núi cởi bỏ áo giáp bay về trời.
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu .
- Những dấu tích còn lại.
? Trong sự việc :" Sự ra đời của Thánh Gióng có bao nhiêu sự việc nhỏ xảy ra?
- Sự ra đời của Gióng có 4 sự kiện nhỏ ( 4 chi tiết ).
+ Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con.
+ Bà lão ra đồng giẫm vết chân lạ .
+ Bà mẹ mang thai 12 tháng mới sinh.
+ Đứa trẻ lên 3 không biết nói, không biết cười, đặt đâu thì nằm đấy .
GV: Các em thấy các chi tiết nhỏ trong một sự việc lớn được sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Như vậy một chuyện đời thường , chuyện sinh hoạt hay một chuyện kể nghệ thuật đều phải có một chuỗi sự việc, đều có ý nghĩa mục đích nhất định . Cách trình bày như vậy là trình bày văn bản theo phương thức biểu đạt tự sự .
? Với cách sắp xếp các sự việc , truyện Thánh Gióng thể hiện chủ đề gì?
- Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc , giữ nước của người Việt cổ . Đó là quá trình ra đời, trưởng thành lập chiến công của người anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc.
? Qua tìm hiểu bài tập trên em hiểu thế nào về đặc điểm của phương thức tự sự ?
? Văn bản tự sự có mục đích gì?
Hoạt động 3: Luyện tập
*Mục tiờu:HS nhận diện được về cỏch dẫn trực tiếp và cỏch dẫn giỏn tiếp. 
*PP/ KTDH: hs HĐ cặp đụi.
* Phương tiện dạy học: SGK, Giấy A4, mỏy chiếu.
* Tiến trỡnh thực hiện
GV: Gọi Hs đọc phần ghi nhớ sgk tr.28.
? Trong phần ghi nhớ ta cần khắc sâu điều gì?
- Khắc sâu đặc điểm và mục đích tự sự 
Gv gọi học sinh đọc bài tập 1/sgk -28.
 ?Nêu yêu cầu bài tập ?
 ?Câu truyện :"Ông già và thần chết" bắt đầu từ đâu ?Diễn biến truyện ntn ,kết thúc
 ra sao ?
 - Truyện có 4 sự việc .
 + ông già đẵn củi về ,phải đi xa nên kiệt sức .
 + ông than thở muốn thần chết mang đi để đỡ vất vả .
 + Thần chết xuất hiện ông sợ hãi .
 + ông lão nhờ thần chết nhấc hộ bó củi .
? Câu truyện thể hiện ý nghĩa gì ?
- Truyện ca ngợi trí thông minh ,linh hoặt của ông già
- Thể hiện nguyện vọng " câu được ước thấy ".
Gv Dù ngắn câu truyện vẫn thể hiện được những đắc điểm của văn bản tự sự đó là : Kể theo trình tự thời gian ,có các sự vật nối tiếp nhau ,có kết thúc bất ngờ .
? Truyện kể ở ngôi thứ mấy ?
- Truyện kể ở ngôi thứ ba .
? Ngoài ra truyện còn có ý nghiã gì nữa ?
 - Truyện còn có ý nghĩa đích thực .
Gv hướng dẫn về nhà trước để thực hiện ở tiết 2 
?gọi h/s đọc bài thơ " Sa bẫy ", nêu yêu cầu bài tập ?
? Bài thơ có phải là văn bản tự sự không ? Vì sao ? hãy kể lại caau truyện bằng miệng ?
? Muốn biết văn bản có phải là văn bản tự sự không ta phải làm gì /
- Xết nội dung văn bản có những sự việc gì ,có sắp xếp theo trình tự trước sau không ,có ý nghĩa không .
Gv gọi học sinh đọc bài bập 3 ghi sẵn đèn chiếu hoặc bảng phụ và nêu yêu cầu bài tập ?
? Học sinh đọc văn bản : Huế khai mạc trại điêu khắc lần thứ ba .
?Văn bản này được viết theo phương thúc biểu đạt tự sự không ?
- Đây là một văn bản tự sự .
? Văn bản kể về sự việc gì ?
Là một bản tin kể lại cuộc khai mạc điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại thanh phố Huế 3/2/2002.
? Vì sao văn bản này là văn bản tự sự ?
- Vì trong văn bản có chuỗi các sự việc ,có liên kết chặt chẽ với nhau .
? Phương thức tự sự ở văn bản này có vai trò gì ?
- Liệt kê các sự việc diễn ra để người đọc hình dung được sự sôi nổi phong phú đa dạng của hoạt động nghệ thuật trong ngày khai mạc trại điêu khắc quốc tế tại Huế .
Gv gọi học sinh đọc văn bản : Người Âu Lạc dánh tan quan Tần xâm lược .
? Văn bản :" Người âu lạc ...........xâm lược " có phải là văn bản viết theo phương thức biểu đạt tự sự không ?
- Văn bản " Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược " là một văn bản tự sự .
? Vì sao nó là văn bản thuộc phương thức biểu đạt tự sự ?
- Vì nó kể lại toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến chống quan Tần Của người âu Lạc diễn ra như thế nào .
? Chỉ ra các sự việc chính trong văv bản ?
- Quân Tần sang xâm lược đất của người Âu Việt và Lạc Việt .
- Người Âu Việt và Lạc Việt tập hợpđể tự vệ nhưng do sức yếu phải rút lên núi cao ,rừng sâu kháng cự lâu dài .
- Cử người tài giỏi làm chỉ huy lập mưu giết quan Tần .
- Quân Tần bị tiêu diệt .
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp của sự việc này ?
- Được sắp xếp thành chuỗi theo trình tự thời gian có đàu ,có cuối .
Gv điều đó chính tỏ văn bản mang đặc điểm cơ bản của phương thức biểu đạt tự sự .
? Kể lại văn bản ? Văn bản có mục đích gì ?
- Ca ngợi tinh thần kiên định , bền chí dũng cảm đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta .
- Ca ngợi chiến thắng của dân tộc ,phát huy truyền thống yêu nước của người việt .
? Nêu yêu cầu bài tập ?
Giang đề nghị bạn Minh làm lớp trưởng ,Giang kể như thế đã đủ chưa ? Có thể kể thêm một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn không ?,lớp trưởng khảng địnhMinh xứng đáng là lớp trưởng .
? Theo em lý giải bài tập nhơ thế nào ?
- cũng lên kể thêm một số thành tích của Minh để có sức mạnh thuyết phục lời các bạn trong lớp ,khảng định minh xứng đáng là lớp trưởng .
Nội dung cần đạt
I/ ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. ( 18' )
1, Ví dụ 1 :
- Người nghe : 
- Người kể : 
- Muốn biết Lan là người ntn : Người kể phải nói được những sự việc liên quan đến Lan để người nghe biết Lan là người tốt hay xấu 
2. Ví dụ 2: 
- Truyện Thánh Gióng có bao nhiêu sự việc , sự việc nào trước, sự việc nào sau .
3. Nhận xét:
Tự sự( kể chuyện ) 
là phương thức trình bầy một chuỗi các sự việc ,sự việc này đẫn đến sự việc kia ,cuối cùng đẫn đến một kết thúc ,thể hiện một ý nghĩa .
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc ,tìm hiểu con người nêu vấn đề và tỏ thái độ khen chê 
* Ghi nhớ sgk/28
III. Luyện tập .(20')
1. Bài tập 1 ( 5' ).Cho biết trong truyện này phương thức tự sự thể hiện ntn? câu truỵện thể hiện ý nghĩa gì ?
 2. Bài tập 2.( 5' )
 3. Bài tập 3 (5') Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không ? vì sao ? Tự sự có vai trò gì ? 
a. Văn bản : Huế khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba .
4.Bài tập 5 /30 (5').
 D . Củng cố (1') .
 ? Nêu ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự ?
 E. Hướng dẫn về nhà (1' )
 - Nắm chắc đặc điểm và ý nghiã văn bản tự sự .
 - Học thuộc phần ghi nhớ sgk/28 
 - chuẩn bị trước bài tập : 2,3,4,5,
IV . Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV, bài tập ngữ văn 6
- Thiết kế ngữ văn 6, bình giảng NV 6
Tuần: 03 . Tiết: 09
Ngày soạn: 30/8/2019
Ngày dạy: /09/2010 Lớp: 6c
Sơn Tinh, Thủy Tinh
I. Mục tiêu cần đạt
1Kiến thức 
- Nhân vật và sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh
-Hiểu được nội dung, ý nghĩa, 1 số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. 
-Kể lại được câu chuyện
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là cỏch giải thích hhiện tượng lũ lụt ở Bắc Bộ và thể hiện ước mong của con người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Truyền thuyết dân gian không chỉ thần thoại hóa, cổ tích hóa lịch sử, mà cũng thường hoang đường hóa hiện tượng khách quan, hiện tượng tự nhiên
2. Rèn kỹ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian
3.Thỏi độ. Xác định ý nghĩa của truyện
4.Định hướng :Khả năng kể chuyện
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : đọc các tài liệu có liên quan đến bài, Tranh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Học sinh : đọc, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
A. ổn định tổ chức. (1')
B. Kiểm tra bài cũ (5')
Câu 1(5đ) : Kể sáng tạo truyện ‘Thánh Gióng’. Nhận xét kết chuyện
1. - Sự ra đời kỳ lạ của Gióng.
- Gióng gặp sứ giả , cả làng nuôi Gióng.
- Gióng chiến đấu và chiến thắng giặc Ân
- Gióng bay về trời.
C. Bài mới
 Hoạt động 1: Khởi động. (5’) 
* Mục tiờu: Tạo tõm thế, gõy hứng thỳ cho HS học bài mới.
* Phương phỏp/ Kĩ thuật dạy học: Hoạt động chung cả lớp.
* Phương tiện dạy học: Giấy A4
* Tiến trỡnh hoạt động:
 * Giới thiệu bài (1'):GV treo tranh : ? Bức tranh phản ánh điều gì?
Hàng năm, nhân dân Việt Nam chúng ta phải đối mặt với mùa mưa bão lũ lụt, lũ lụt như là thủy – hỏa đạo tặc hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại, chúng ta phải tìm mọi cách sống, chiến đấu, chiến thắng giặc nước.
Cuộc chiến đấu trường kỳ, gian chuân ấy đã được thần thoại hóa trong truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy tinh"
"Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen"
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hỡnh thành kiến thức.
Mục tiờu: HS nắm được khỏi niệm về tt Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.Nội dung tt đú
*PP/ KTDH: thảo luận 2 nhúm.
* Phương tiện dạy học: SGK, Giấy A4.
* Tiến trỡnh thực hiện
Giáo viên tổ chức đọc, kể sáng tạo theo vai nhân vật
- Đọc chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau
Đoạn cuối kể chậm, bình tĩnh
Giáo viên nhận xét cách đọc, kể
- Cồn : dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển
- Ván : mâm
- Nẹp : Cặp (hai, đôi)
? Truyện có bố cục như thế nào ?
Nội dung mỗi đoạn là gì ?
a) Mở truyện
Hùng vương thứ 18 kén rể
b) Thân truyện
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể
- Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn : Sơn Tinh đến trước được vợ. Thủy Tinh đến sau đành về không, nổi giận, quyết gây chiến trả hờn
- Trận quyết chiến giữa 2 thần
c) Kết truyện
Cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm
? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết của truyện
? Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Nhân vật chính là ai ? Vì sao ?
- Truyện có 2 nhân vật chính
+ Sơn Tinh – thần núi Tản Viên
+ Thủy Tinh – thần nước Sông Hồng
?Hình dáng bên ngoài của các nhân vật chính đã được tác giả miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo như thế nào ?
- Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ à đều xứng đáng làm rể vua Hùng à Cách giới thiệu như trên khiến người nghe hấp dẫn à dẫn tới cuộc tranh tài, đọ sức của họ vì một người con gái – Mỵ Nương
? Điều đó có ý nghĩa gì ? Học sinh thống kê, trả lời, thảo luận
? Điều kiện chọn rể của nhà vua là gì ? Em có nhận xét gì về điều kiện ấy ?
? Tại sao vua Hùng lại chọn lễ vật toàn là ở trên rừng, có lợi cho Sơn Tinh ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Kén rể bằng cách thi tài dâng lễ vật sớm à lễ vật vừa trang nghiêm, giản dị, truyền thống vừa quý hiếm, kỳ lạ. Ai hoàn thành sớm, mang đến sớm là thắng à vua thiên vị à tạo điều kiện thuận lợi cho Sơn Tinh à thể hiện thái độ của người Việt cổ : lũ lụt là kẻ thù, chỉ đem lại tai họa, rừng núi là ích lợi, bạn bè, ân nhân
? Trước lời thách cưới của Vua Hùng, Thủy Tinh có phản ứng gì ?
GV treo tranh :
? Tranh minh hoạ điều gì?Dựa vào tranh em hãy kể lại cuộc giao tranh giữa hai thần ?
H/s chia nhúm thảo luận 
Trỡnh bày,nhận xột chộo nhau 
Gv chuẩn kiến thức
Học sinh đọc lại đoạn 2 :
? Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước để đánh Sơn Tinh ?
* Thủy Tinh đến chậm, mất Mỵ Nương à nổi giận, nổi ghen quyết đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương.
? Cảnh Thủy Tinh hô mưa gọi gió, sóng dâng cuồn cuộn bão tố ngập trời dữ dội, gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hàng năm ?
- Thủy Tinh đã dâng nước gây dông bão à kỳ ảo hóa cảnh lũ lụt thường xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng hàng năm. Hiện tượng tự nhiên, khách quan đã được giải thích 1 cách ngây thơ mà lý thú
? Sơn Tinh đã đối phó như thế nào ?
Kết quả ra sao ?
* Sơn Tinh : không hề run sợ, chống cự kiên cường, quyết liệt, càng đánh càng mạnh, Thủy Tinh buộc phải rút lui
Câu ‘Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu’ có hàm ý gì ?
Hình ảnh của Sơn Tinh giúp em liên hệ tới ai ?
à Thể hiện cuộc chiến đấu giằng co, khó phân thắng bại à thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân ta.
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này?
- Bức tranh hoành tráng vừa hiện thực, vừa giàu chất thơ, khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã. Đắp đê ngăn lũ là một chiến công vĩ đại của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử, đã được thần thoại hóa
? Em hãy phát biểu về ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật?
* Thủy Tinh : là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hóa. Sức nước, hiện tượng bão lụt đã trở thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh
? Kết thúc truyện phản ánh sự thật gì ? Về nghệ thuật nó gợi cho em cảm xúc gì ?
- Cách giải thích độc đáo, nghệ thuật hiện tượng mưa lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ năm một lần qua tính ghen tuông dai dẳng của con người – thần nước
- Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và của người Việt cổ
- Bởi vậy kiên cường, bền bỉ chống lũ bão để sống, tồn tại và phát triển là lẽ sống tất yếu của con người nơi đây.
Hoạt động 3: Luyện tập
*Mục tiờu:HS nhận diện được v b
*PP/ KTDH: hs HĐ cặp đụi.
* Phương tiện dạy học: SGK, Giấy A4.
* Tiến trỡnh thực hiện
? Văn bản này có mấy sự việc ? Hãy giải thớch trình bày lại các sự việc đó
? Các sự việc trên đã được sắp xếp theo trình tự nào ?
Hai em một cặp thảo luận trong 2 ‘.
Gv gọi 3 cặp trỡnh bày nhận xột chộo nhau
Chuẩn kiến thức
- Có 7 sự việc
à Theo trình tự thời gian : Sự việc nào xảy ra trước nói trước, sự việc nào xảy ra sau nói sau. Có sự việc mở đầu à diễn biến à kết thúc
Giáo viên : Đây là 1 văn bản tự sự, và đã là tác phẩm bao giờ cũng có sự việc (chi tiết) và nhân vật - đó là 2 đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Vậy vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào. Tiết học sau các em sẽ tìm hiểu kỹ
Học sinh làm bài tập 2 sách giáo khoa
Có thể nói nhân dân VN chúng ta hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới, đang làm tất cả để đẩy lùi lũ lụt hoạt động, ngăn chặn, khắc phục nó, vượt qua và chiến thắng.
- Nạn phá rừng, lâm tặc đang là hiểm họa để cho Thuỷ Tinh thả sức hoành hành
- Bảo vệ rừng, môi trường là bảo vệ chính cuộc sống bình yên của chúng ta trong hiện tại, tương lai.
I. Tìm hiểu chung (5')
* Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng
Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản. (5')
1. Đọc
2. Chú thích :
3. Bố cục truyện
III. Tìm hiểu văn bản. (15')
1.Giới thiệu hoàn cảnh truyện và các nhân vật
- Hoàn cảnh và mục đích việc vua Hùng kén rể
2. Vua Hùng kén rể
- Rõ ràng Thủy Tinh bị bất lợi, nhưng chàng vẫn quyết trổ tài đấu với Sơn Tinh.
3. Cuộc chiến đấu giữa 2 thần
- Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh :
+ Cả hai người đều có tài có phép lạ
+ Kết quả : Sơn Tinh mang lễ vật đến trước lấy được Mỵ Nương. Điều đó khiến Thủy Tinh nổi giận, làm ra mưa gió dâng nước lên cao đuổi đánh Sơn Tinh.
* Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa, tài năng, khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ chống bão lụt sông Đà và sông Hồng à Kỳ tích dựng nước của các vua Hùng. Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, xây dựng bảo vệ cuộc sống của mình
3. ý nghĩa truyện
III. Tổng kết (5')
1. Nghệ thuật :
Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh, Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo :
- Tạo sự hấp dẫn
- Dẫn dắt kể chuyện hấp dẫn
2. Nội dung :
 Giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
 Ghi nhớ: sách giáo khoa
IV. Luyện tập(5')
1. Bài 1.
Bài 2 : 
4. Vận dụng : (3')
? Đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
? Bài học rút ra từ truyện.
5. Tỡm tũi mở rộng : (1')
Đọc thêm bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp.
- Soạn bài ‘Sự tích Hồ Gươm’
*. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV, bài tập ngữ văn 6
- Thiết kế ngữ văn 6, bình giảng NV 6
Tiết: 10
Ngày soạn: 30/08/2019
Ngày dạy: / /2019 Lớp: 6c
Nghĩa của từ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
- Thế nào là nghĩa của từ ?
- Một số cách giải thích nghĩa của từ.
2. Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ đề dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết. Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thỏi độ : hiểu nghĩa của từ dựng đỳng
4.Định hướng : Khả năng tư duy nghĩa
II. Chuẩn bị .
-Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bản

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_1_den_5_nam_hoc_2019_2020_han_thi.doc