Ngữ Văn 8 - Bài viết tập làm văn số 6 - Nguyễn Hoàng Bửu
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 TÊN: NGUYỄN HOÀNG BỬU
Đề 2: Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ giữa “học” và “hành”.
DÀN BÀI
I. Mở bài:
_ “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
_ Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
_ Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !!!
II. Thân bài:
1) Giải thích:
_ Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
_ Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.
2) Tại sao học và hành phải đi đôi ?
_ Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.
_ Nếu học chỉ đễ nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
_ Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
_ Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
_ Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.
_ Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 TÊN: NGUYỄN HOÀNG BỬU Đề 1 : Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước. DÀN BÀI 1) Mở bài: _ Nêu vấn đề được đề cập đến: _ Có thể nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn và văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó. 2) Thân bài: Những việc làm của Lý công Uẩn & Trần Hưng Đạo đối với vận mệnh của đất nước Lý Công Uẩn _ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên. _ Lý Công Uẩn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân. _ Người viết “Chiếu dời đô” bày tỏ mục đích dời đô là: “vân mệnh trời”, “theo ý dân”, “thấy thuận thiên thì thay đổi”, dời đến nơi “trung tâm trời đất”, tiện hướng “nhìn sông dựa núi”, “nơi đây là thánh địa”. Đọc văn bản “chiếu dời đô” ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN) Trần Hưng Đạo _Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc. _Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý. _ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước. _ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh. _ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người. _ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 “An thiên cỗ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông. 3) Kết bài: Khẳng định lại vai trò của Trần Hưng Đạo và Lý Công Uẩn đối với vận mệnh của đất nước. _ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ “có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Liên hệ bản thân và nêu lên suy nghĩ của mình... BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 TÊN: NGUYỄN HOÀNG BỬU Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki : “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? DÀN BÀI I_Mở bài: _ Dẫn dắt vào vấn đề (nêu sự gần gũi, gắn bó, thân thiết của sách đối với đời sống con người) _ Trích lời nói dẫn của M.Go-Rơ -Ki vào. II_Thân bài: 1) Giải thích sách là gì? Kiến thức là gì? _Sách là sản phẩm tinh thần sáng tạo của con người. là nguồn lưu trữ và là kho trí tuệ vô giá của con người. _Kiến thức là những tri thức, những hiểu biết, những kinh nghiệm của con người trong cuộc sống. _Con đường sống là đường phát triển của trí tuệ. 2) Tại sao nói sách là nguồn kiến thức? _Sách là nguồn kiến thức được tích lũy, chọn lọc tổng hợp. _Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết (khoa học, kĩ thuật, chính trị...) nêu ví dụ. _Sách nuôi dưỡng đời sống tình cảm, tâm hồn mỗi người. dạy ta biết yêu, ghét, thương cảm số phận của những con người bất hạnh (ví dụ) 3) Tại sao nói kiến thức là con đường sống? _ Cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu chinh đáng và cũng luôn đối mặt với nhưng thách thức trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó vói những nguy cơ ấy phải áo kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được. _ Sách giúp con người tự học, tự bồi dưỡng, giúp con người biết nuôi dưỡng ước mơ. 4) Chúng ta phải yêu sách như thế nào? _ Bảo quản, giữ gìn, không vứt lung tung. _Yêu sách, thường xuyên đọc phải chon sách phù hợp với lứa tuổi. _ Phải có phương pháp đọc sách, luôn tìm tòi không ngừng. _ Tránh đọc bừa bãi, đọc không hiểu, tránh đọc những sách thiếu lành mạnh, yêu sách nhưng không mù quáng III_Kết bài _ Liên hệ thực tế ( chúng ta có thể truy cập Internet để lấy những thông tin, kiến thức mới mẻ nhưng đọc sách vẫn là cách tốt nhất) _ Khẳng định lại vấn đề. BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 TÊN: NGUYỄN HOÀNG BỬU Đề 2: Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ giữa “học” và “hành”. DÀN BÀI I. Mở bài: _ “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này. _ Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo. _ Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !!! II. Thân bài: 1) Giải thích: _ Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác. _ Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học. 2) Tại sao học và hành phải đi đôi ? _ Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập. _ Nếu học chỉ đễ nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm. _ Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực. _ Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. _ Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”. _ Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó. Mục đích học: _Biết rõ đạo(đạo lí làm người,đối xử giữa người với người) _Xây dựng đất nước Phương pháp học: _Từ thấp đến cao. _Học rộng, hiểu sâu. _Học đi đôi với hành. èĐất nước nhiều nhân tài è phát triển 3) Tác dụng: _ Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống. (Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...) Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống. _ Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn. _ Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học. _ Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết. III. Kết bài: _ Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào. _ Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên.
File đính kèm:
- Bai_28_Tim_hieu_cac_yeu_to_tu_su_va_mieu_ta_trong_van_nghi_luan.doc