Ngân hàng câu hỏi Văn 6 tổng hợp

Câu 7 :

Mức độ nhận thức :Thông hiểu

Chuẩn kiến thức kỹ năng: Văn bản Thạch Sanh - Tuần 6

Thời gian trả lời:5ph

Số điểm: 2 đ

Nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa của đoạn kể về sự ra đời của nhân vật?

 

Đáp án

- Sự ra đời của thạch Sanh có 3 nét khác thường (1 điểm)

+ Do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai làm con

+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh

+ Được các thiên thần dạy đủ các phép thần thông, võ nghệ. Như vậy, nguồn gốc của Thach Sanh vừa có những nét bình thường, vừa có những nét khác thường.

- ý nghĩa của việc kể sự ra đời là: 1 điểm

+ Thạch Sanh là con của người dân thường, có cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân.

+ sự ra đơì khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật.

 

doc90 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng câu hỏi Văn 6 tổng hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỎI NGỮ VĂN 6
TUẦN 8,9,10
 Tiết 30
Tên chủ đề: VHDG: Truyện cổ tích 
1. Câu hỏi 1
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi.
 Mã Lương được cụ già thưởng bút thần khi nào?
 A . Khi chưa học vẽ.
 B. Khi bắt đầu học vẽ
 C. Khi tự học vẽ đã có tiến bộ
 D. Sau khi học vẽ xong.
2. Đáp án
 C
Tên chủ đề: VHDG: Truyện cổ tích 
1. Câu hỏi 2
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời: 
+ Nội dung câu hỏi
Mơ ước của Mã Lương thời thơ ấu là gi?
 A. Mong có bút thần B. Mong có bút vẽ
 C. Mong có giấy vẽ D. Mong có màu vẽ
2. Đáp án
 B
Tên chủ đề: VHDG: Truyện cổ tích 
1. Câu hỏi 3
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời: 
+ Nội dung câu hỏi
Vì sao Mã Lương không vẽ thóc, gạo, ngô, khoai, áo quần cho người nghèo?
 A. Vì Mã Lương không muốn người nghèo quên làm lụng
 B. Vì Mã Lương muốn giúp người nghèo công cụ lao động
 C. Vì Mã Lương không muốn thiết thực giúp người nghèo 
 B. Vì Mã Lương vốn là một cậu bế tốt bụng.
2. Đáp án
 B
Tên chủ đề: VHDG: Truyện cổ tích 
1. Câu hỏi 4
+ Mức độ: Thông hiểu 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
Tại sao vua dùng bút thần lại không được theo ý muốn, ngược lại vua trở thành nạn nhân của chính mình: Vẽ núi đá suýt đè gãy chân, mãng xà suýt nuốt chửng?
2. Đáp án
 Vì bút thần cũng rát căm ghét vua.
Tên chủ đề: VHDG: Truyện cổ tích
1. Câu hỏi 5
+ Mức độ: Vận dụng thấp 
+ Dự kiến thời gian trả lời
+ Nội dung câu hỏi
Viết nối đoạn kết truyện theo tưởng tượng của em để tiếp tục trả lời câu hỏi : Mã Lương đi đâu? 
2. Đáp án
 + Mã Lương về quê tiếp tục phục vụ bà con xóm làng bằng tài vẽ của mình.
 + Mã Lương đi khắp nơi trên đất nước Trung Hoa để mở rộng hiểu biết và phục vụ nhân dân.
 + Mã Lương sang tăm Việt Nam, gặp các hoạ sĩ nhỏ người VN trao đổi về nghề nghiệp...
 Tiết 31
Tên chủ đề: Từ loại Danh từ 
1. Câu hỏi 1
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi 
Chọn đáp án đúng:
 Danh từ có thể kết hợp với từ nào ở phía trước
 A. Từ chỉ sự vật B. Từ chỉ số lượng
 C. Từ chỉ tính chất D. Từ chỉ hành động
2. Đáp án
 B 
Tên chủ đề: Từ loại Danh từ
1. Câu hỏi 2
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
Chọn đáp án đúng:
 Danh từ tiếng Việt được chia thành:
 A. Hai loại lớn B. Ba loại lớn 
 C. Bốn loại lớn D. Năm loại lớn 
2. Đáp án
 A 
Tên chủ đề: Từ loại Danh từ 
1. Câu hỏi 3
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
Có bao nhiêu danh từ trong các từ sau: Nhà cửa, quần áo, ồn ào, học sinh, xanh thẳm, bàn học, xinh xắn, chạy nhảy, mái trường, sách, khúc khích.
 A. Bốn từ B. Năm từ 
 C. Sáu từ D. Bảy từ 
2. Đáp án
 C
Tên chủ đề: Từ loại Danh từ
1. Câu hỏi 4
+ Mức độ: Thông hiểu 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
 Tìm các danh từ chỉ đơn vị thích hợp điền vào chỗ trống trong cụm từ 
“ một…….gạo” và chỉ rõ nó thuộc loại danh từ chỉ đơn vị nào?
2. Đáp án
 Tìm được it nhất ba từ : hạt, ki-lô-gam, bát.
à Các danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác.
Tên chủ đề: Từ loại Danh từ 
1. Câu hỏi 5
+ Mức độ: Vận dụng thấp. 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
- Em hãy liệt kê bốn danh từ chỉ sự vật mà em biết? Và đặt hai câu có danh từ chỉ sự vật trên?
2. Đáp án
 + Bốn danh từ chỉ sự vật: Nhà, bàn, học sinh ,chim... 
* Đặt câu: 
 - Chim họa mi hót rất hay.
 - Các bạn học sinh lớp 6 C rất chăm chỉ học tập
 Tiết 32
Tên chủ đề: Tâp làm văn : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi 1
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
 Khi kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mà mình mắt thấy tai nghe và có thể trực tiếp phát biểu cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Điều đó đúng hay sai.
 A. Đúng B. Sai.
2. Đáp án
 A 
Tên chủ đề: Tâp làm văn : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi 2
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
 Trong văn tự sự có những ngôi kể nào?
 A. Ngôi thứ nhât và ngôi thứ hai
 B. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba 
 C. Ngôi thứ ba và ngôi thứ tư
 D. Ngôi thứ nhât và ngôi thứ ba 
2. Đáp án
D 
Tên chủ đề: Tâp làm văn : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi 3
+ Mức độ: Nhận biết 
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi 
 Chọn đáp án đúng:
 Ngôi kể là
 A. Vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
 B. Vị trí xã hội của nhân vật trong tác phẩm.
 C. Vị trí của nhân vật này đối thoại với nhân vật khác
 D. Vị trí của nhân vật trong không gian và thời gian
2. Đáp án
A 
Tên chủ đề: Tâp làm văn : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi 4
+ Mức độ: Thông hiểu:
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
 Khi nào ta nói câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba? 
2. Đáp án
 Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự dấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Tên chủ đề: Tâp làm văn : Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi 5
+ Mức độ: Vận dụng thấp
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi
 Theo em vì sao trong các truyện truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
2. Đáp án
truyện truyền thuyết, cổ tích là những câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, người kể ngày nay không được chứng kiến, không trải qua các sự việc, nên không thể dùng ngôi thứ nhất để kể. Mặt khác giữa nhân vật cổ tích, thế giới cổ tích với người kể luôn có khoảng cách. Các nhân vật trong truyện cổ tích thuộc về xa xưa, người kể chuyện lại là người thời nay.
 Ngoài ra kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể tự do, linh hoạt, nói những gì diễn ra với nhân vật ở mọi thời gian và không gian khác nhau.
Tên chủ đề: Tuần 9 – Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút. 
+ Nội dung câu hỏi:
 Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
 A. Đúng. B. Sai
2. Đáp án
 A. Đúng
Tên chủ đề: Tuần 9 - Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi.
 Có mấy loại ngôi kể?
 A. Một. C. Ba
 B. Hai D. Bốn
2. Đáp án
 B. Hai
Tên chủ đề: Tuần 9 - Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi.
 Người kể các guyện xưng “ tôi” trong câu chuyện có phải là tác giả không?
 A. Tác giả B. Không nhất thiết là tác giả
2. Đáp án
 B. Không nhất thiết là tác giả
Tên chủ đề: Tuần 9 - Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?
2. Đáp án
 Vì truyện cổ tích, truyền thuyết là những câu chuyện được kể theo ký ức của cộng đồng, không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể. Vì vậy, kể chuyền truyền thuyết và cổ tích theo ngôi thứ nhất người kể sẽ không tạ được sức hấp dẫn cho người nghe.
Tên chủ đề: Tuần 9 - Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu + vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất.
“ Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, roi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo”.
 (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng Lan)
2. Đáp án
 Thay từ “ tôi” vào các từ “ Thanh”, “ chàng”
Tên chủ đề: Tuần 9 - Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Kể chuyện theo thứ tự tự nhiên còn được gọi là kể chuyện theo trình tự thời gian, không gian. Điều đó đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
2. Đáp án
A. Đúng
Tên chủ đề: Tuần 9 - Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Muốn kể chuyện theo thứ tự tự nhiên có hiệu quả, người kể cần phải:
 A. Kể hết lai lịch của các nhân vật chính, nhân vật phụ.
 B. Kể hết những sự việc có liên quan đến các nâhn vật.
 C. Lược bỏ những chi tiết không cần thiết.
 D. Biết dùng đại từ thay thế những từ ngữ gọi tên các nhân vật và các sự việc.
2. Đáp án
 C. Lược bỏ những chi tiết không cần thiết.
Tên chủ đề: Tuần 9 - Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Muốn kể chuyện không theo thứ tự tự nhiên có hiệu quả, người kể cần có khả năng:
 A. Bao quát toàn bộ câu chuyện.
 B. Thuộc lòng câu chuyện.
 C. Thuộc lòng các lời thoại.
 D. Phóng tác câu chuyện
2. Đáp án
A. Bao quát toàn bộ câu chuyện.
Tên chủ đề: Tuần 9- Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Kể chuyện theo thứ tự tự nhiên có ưu điểm và nhược điểm gì?
2. Đáp án
 * Ưu điểm:
 - Cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
 * Nhược điểm:
 - Đơn điệu, nhàm tẻ
Tên chủ đề: Tuần 9- Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 15 phút 
+ Nội dung câu hỏi:
 Kể một mẩu chuyện nhỏ với hình thức không theo thứ tự thời gian, có nội dung gắn với những quan hệ hằng của bản thân em
2. Đáp án
 - Cách kể: Không theo trình tự thời gian.
 - Xác định ngôi kể
 - Nội dung: Gắn với những quan hệ hằng ngày của bản thân.
Tên chủ đề: Tuần 10 – Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Việc ông lão kéo lưới ba lần, đến lần thứ ba thì bắt được cá vàng có ý nghĩa gì?
 A. Ông lão kiên trì, nhẫn nại trong công việc.
 B. Phần thưởng xứng đáng cho ông lão.
 C. Mô típ quen thuộc của truyện cổ tích: sử dụng số lẻ, số 3.
 D. Cá vàng sơ ý
2. Đáp án
 C. Mô típ quen thuộc của tuyện cổ tích: sử dụng số lẻ, số 3.
Tên chủ đề: Tuần 10 – Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Thái độ của các vàng trong lần cuối gặp ông lão nói lên điều gì?
 A. Cá trách ông lão quá nhu nhược.
 B. Cá giận mục vợ quá tham lam.
 C. Báo hiệu sẽ cho mụ vợ một bài học đích đáng.
 D. Cá không muốn giúp ông lão nữa.
2. Đáp án
C. Báo hiệu sẽ cho mụ vợ một bài học đích đáng
Tên chủ đề: Tuần 10– Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Ý nghĩa kết thúc của truyện này là gì?
 A. Mèo lại hoàn mèo.
 B. Ở ác gặp ác
 C. Tham thì thâm.
 D. Ăn cháo đá bát
2. Đáp án
 C. Tham thì thâm
Tên chủ đề: Tuần 10 – Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?
2. Đáp án
 - Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:
 + Hình tượng thần kỳ.
 + Thể hiện mơ ước của nhân dân: Lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu những bài học đich đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Tên chủ đề: Tuần 10 - Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 15 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về ông lão đánh cá trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”?
2. Đáp án
 Ông lão là người hiền lành, chăm chỉ, thật thà, tốt bụng, vô tư, thánh thiện...
“ 
Tên chủ đề: Tuần 10 -Ếch ngồi đáy giếng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Vì sao ếch bị con trâu giẫm bẹp?
 A. Vì ra khỏi môi trường quen thuộc.
 B. Vì chủ quan, vênh váo, kiêu ngạo.
 C. Vì không thèm để ý đến xung quanh.
 D. Vì cả ba lí do trên.
2. Đáp án
D. Vì cả ba lí do trên
Tên chủ đề: Tuần 10 - Ếch ngồi đáy giếng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Bài học ngụ ngôn rút ra từ truyện này là gì?
 A. Coi trời bằng vung.
 B. Chủ quan tất bại.
 C. Kiêu ngạo tất chết.
 D. Coi thường tất nguy.
2. Đáp án
C. Kiêu ngạo tất chết.
Tên chủ đề: Tuần 10 - Ếch ngồi đáy giếng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Vì sống lâu ngày trong một cái giếng nên ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể
 A. Đúng. B. Sai
2. Đáp án
A. Đúng. 
Tên chủ đề: Tuần 10 - Ếch ngồi đáy giếng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+ Nội dung câu hỏi
 Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
2. Đáp án
 Khuyên con người ta không được kiêu ngạo, chủ quan, phải khiêm tốn học hỏi, nhìn xa trông rộng.
Tên chủ đề: Tuần 10 - Ếch ngồi đáy giếng
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái chết của ếch.
2. Đáp án
 Cái chết của ếch là cái giá đắt và bi thảm của tính kiêu ngạo, chủ quan. Khuyên con người cần phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi và không được chủ quan, kiêu ngạo.
Tên chủ đề: Tuần 10- Thầy bói xem voi
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Nối nội dung cột A và cột B để có những nhận định đúng.
Cột A
Nối
Cột B
1. Thầy sờ vòi
a. Voi như cái quạt thóc
2. Thầy sờ chân
b. Voi như con đỉa
3. Thầy sờ ngà
c. Voi như cái cột đình
4. Thầy sờ đuôi
d. Voi như cái đòn càn
5. Thầy sờ tai
e. Voi như cái chổi sẻ cùn
2. Đáp án
1 – b 3 – d 5- a
2 – c 4 - e
Tên chủ đề: Tuần 10- Thầy bói xem voi
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2 phút
+ Nội dung câu hỏi.
 Vì sao 5 ông thầy bói lại dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu?
 A. Đều bảo thủ và quá tự tin.
 B. Đều cho rằng chỉ mình đúng vì đã sờ tận tay.
 C. Đều cho rằng những người khác đều sai.
 D. Cả ba lí do trên.
2. Đáp án
 D. Cả ba lí do trên.
Tên chủ đề: Tuần 10- Thầy bói xem voi
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “ Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
 A. Đúng B. Sai
2. Đáp án
 A. Đúng 
Tên chủ đề: Tuần 10- Thầy bói xem voi
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 8 phút
+ Nội dung câu hỏi:
 Em rút ra bài học gì qua truyện “Thầy bói xem voi” ? 
2. Đáp án
 - Muốn hiểu đúng sự vật phải xem xét một cách toàn diện.
 - Phải tự tin nhưng không bảo thủ, cố chấp, cần lắng nghe ý kếin của người khác, cân nhắc và lựa chọn.
 - Phải thận trọng, bình tĩnh khi xem xét sự vật.
Tên chủ đề: Tuần 10- Thầy bói xem voi
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Vận dung
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+ Nội dung câu hỏi
2. Đáp án
Tên chủ đề: Tuần 10 – Danh từ
1. Câu hỏi
+ Mức độ:
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi:
 Khi viết tên riêng của các cơ quan, tổ chức, 
các giải thưởng, danh hiệu,…chúng ta cần lưu ý điều gì ?
 A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. 
B. Viết hoa toàn bộ chữ cái của từng tiếng.
C. Viết hoa những chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ. 
D. Giữa các tiếng phải có gạch nối.
2. Đáp án
* Đáp án: A
Tên chủ đề: Tuần 10 – Danh từ
1. Câu hỏi
+ Mức độ:
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi:
 Tên người, tên dịa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp được viết hoa như thế nào ?
A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng.
B. Viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối (nếu có nhiều tiếng). 
C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
D. Viết hoa toàn bộ từng chữ cái.
2. Đáp án
* Đáp án: A
Tên chủ đề: Tuần 10 – Danh từ
1. Câu hỏi
+ Mức độ:
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi:
 Tên người, tên địa lý Việt Nam được viết như thế nào?
A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. 
B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng. 
D. Không viết hoa tên đệm của người.
2. Đáp án
* Đáp án: A
Tên chủ đề: Tuần 10 – Danh từ
1. Câu hỏi
+ Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi:
Phát hiện và sửa lại các danh từ riêng viết sai chính tả trong đoạn văn sau : 
 Tôi tên là Trần minh Quý, học sinh lớp 6B, trường THCS Ngọc hồi, huyện Thanh trì, thành phố Hà nội. Tôi rất thích đọc truyện và xem phim hoạt hình. Tôi thích nhất là truyện Pookemon, đặc biệt là nhân vật Pikachu. Tôi còn thích kẹo Socola và ô mai nữa.
2. Đáp án
Tôi tên là Trần Minh Quý, học sinh lớp 
6B, trường THCS Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Tôi rất thích đọc truyện và xem phim hoạt hình. Tôi thích nhất là truyện Pô-kê-mon, đặc biệt là nhân vật Pi-ka-chu. Tôi còn thích kẹo So-cô-la và ô-mai nữa.
Tên chủ đề: Tuần 10 – Danh từ
1. Câu hỏi
+ Mức độ:
+ Dự kiến thời gian trả lời:
+ Nội dung câu hỏi:
Viết đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng ít nhất 3 danh từ riêng chỉ địa danh Việt Nam.
2. Đáp án
Đáp án:
 Yêu cầu đoạn văn phải đảm bảo về nội 
dung ý nghĩa, cấu trúc và liên kết phù hợp, sử dụng ít nhất 3 danh từ riêng chỉ địa danh Việt Nam.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
MÔN: NGỮ VĂN 6 – HK II
Tuần:20,21
Năm học: 2012- 2013
Tuần:20
Bài: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Câu hỏi 1
+Mức độ: Nhận biết.
+Thời gian:1 phút
Câu hỏi: Văn bản Bài học đường đời đâu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
A -Tác giả.    C- Dế Mèn.
B –Người kể chuyện. D- Dế Choắt.
Đáp án:C
Câu hỏi 2 
+Mức độ: Nhận biết.
+Thời gian:1 phút
Câu hỏi:: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên thuộc phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự                                              C.Biểu cảm
B.Miêu tả                                           D.Nghị luận.
Đáp án:A
Câu hỏi 3
+Mức độ: Thông hiểu.
+Thời gian:3 phút
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài).
Đáp án:Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời...
Câu hỏi 4 
+Mức độ: Hiểu.
+Thời gian:2 phút
Câu hỏi:: Theo em có đặc điểm nào của con người được gắn cho các con vật ở truyện này?
Đáp án:DM kiêu căng nhưng biết hối lỗi, DC yếu đuối, chị Cốc nóng nảy
Câu hỏi 5 
+Mức độ: Hiểu.
+Thời gian:5 phút
Câu hỏi:Sau tất cả các sự việc đã xảy ra, nhất là sau cái chết của Choắt, DM đã tự rút ra được bài học đường đời đầu tiên, đó là bài học gì?
Đáp án:Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mạng vạ vào mình. Kiêu căng có thể làm hại người khác, sẽ ân hận suốt đời, phải đoàn kết, thân ái.
Câu hỏi 6 
+Mức độ: Nhận biết.
+Thời gian:4 phút
Câu hỏi:Phần văn bản kể về bài học đường đời đầu tiên của DM có mấy sự việc? Sự việc nào là nghiêm trọng nhất?
Đáp án:
-DM coi thường Choắt.
-DM trêu chị Cốc, Choắt chết oan.
-DM ân hận.
Câu hỏi 7 
+Mức độ: Hiểu.
+Thời gian:5phút
Câu hỏi:Theo em sự ăn năn, hối lỗi của DM có cần thiết không? Có thể tha thứ được không?Vì sao?
Đáp án:
-Cần vì DM biết lỗi, có thể tha thứ. DM có tình cảm chân thành.
-Khó tha thứ vì sự hối lỗi không cứu được mạng của Dế Choắt.
Câu hỏi 8. 
+Mức độ:Vận dụng
+Thời gian:6 phút
Câu hỏi:Qua văn bản đã học em hiểu điều gì về tác giả Tô Hoài?
Đáp án:
Cách kể chuyện hấp dẫn.
Quan sát tinh tế
Yêu thiên nhiên,loài vật…
Câu hỏi 9. 
+Mức độ: Vận dụng.
+Thời gian:10 phút
Câu hỏi:Kể về một lỗi lầm làm em ân hận?
Đáp án:
- Viết đoạn văn ngắn đúng chủ đề, liên kết chặt chẽ
- Lời văn sinh động và hấp dẫn.
- Bố cục mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…
- Bộc lộ được những suy nghĩ, cảm xúc riêng.	
Câu hỏi 10. 
+Mức độ:Vận dụng
+Thời gian:15 phút
+Câu hỏi:Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn?
Đáp án:
- Viết đoạn văn ngắn đúng chủ đề,các câu liên kết chặt chẽ
 - Biết cách viết văn miêu tả kết hợp với so sánh,nhận xét
- Lời văn sinh động và hấp dẫn.
- Bố cục mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc, không mắc cá

File đính kèm:

  • docngan hang cau hoi van 6 da tong hop.doc