Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ “ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy (sgk Ngữ văn 9 / tập 1)
Sau tuổi thơ và chiến tranh, người lính từ giã núi rừng trở về thành phố - nơi đô thị hiện đại. Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung? Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. NT đối lập với khổ 1,2, giọng thơ thầm thì như trò chuyện tâm tình, giãi bày tâm sự với chính mình. Tác giả đã lí giải sự thay đổi trong mối quan hệ tình cảm một cách lô gíc.
NEÂU SUY NGHÓ, CAÛM NHAÄN CUÛA EM VEÀ BAØI THÔ “AÙNH TRAÊNG” CUÛA NHAØ THÔ NGUYEÃN DUY (Sgk Ngöõ Vaên 9 / Taäp 1) ~~~~~~*0*~~~~~~ DAØN YÙ I/ MÔÛ BAØI: - Giôùi thieäu taùc giaû – Nguyeãn Duy (Nhueä) (1948), nhaø thô tröôûng thaønh trong khaùng chieán choáng Myõ. - Khaùi quaùt veà noäi dung vaø ngheä thuaät cuûa taùc phaåm. * HS coù theå laøm MB theo caùch khaùc hay hôn. II/ THAÂN BAØI: 1. Caûm nghó veà vaàng traêng quaù khöù: - Aùnh traêng gaén vôùi nhöõng kæ nieäm trong saùng thôøi thô aáu (Hoài nhoû... vôùi beå). - Aùnh traêng gaén vôùi nhöõng kæ nieäm khoâng theå naøo queân cuûa ngöôøi lính trong röøng saâu. (Hoài chieán tranh... tri kæ). 2. Nhöõng kæ nieäm tình baø chaùu trong hoài töôûng cuûa taùc giaû: - Cuoäc soáng ôû thaønh phoá, nôi coù aùnh ñieän, cöûa göông, vaàng traêng tri kæ ngaøy naøo nay ñaõ trôû thaønh ngöôøi döng qua ñöôøng – ngöôøi khaùch xa laï. - Cuoäc gaëp gôõ baát ngôø, caûm ñoäng vôùi vaàng traêng kæ nieäm, con ngöôøi nhaän ra söï voâ tình cuûa mình. + Traêng vaø con ngöôøi ñaõ gaëp nhau trong moät giaây phuùt tình côø (Thình lình... ñoät ngoät vaàng traêng troøn). + Thaáy maët traêng, “thaáy maïi” ngöôøi baïn tri kæ ngaøy naøo, taâm hoàn coù caùi gì röng röng, gôïi nhôù gôïi thöông nhöõng kæ nieäm + Vaàng traêng vaãn cöù troøn vaønh vaïnh laø bieåu töôïng cho tình caûm chung thuûy naêm xöa; laø veû ñeïp cuûa thieân nhieân; laø ngöôøi baïn gaén boù vôùi con ngöôøi; laø bieåu töôïng cho quaù khöù nghóa tình, cho veû ñeïp cuûa ñôøi soáng töï nhieân. + Aùnh traêng im phaêng phaéc – Ñuû cho ta giaät mình – nhaø thô töï nhaéc nhôû chính mình, cuõng laø baøi hoïc nghóa tình, thuûy chung cho moïi ngöôøi. Baøi thô gôïi cho chuùng ta nhieàu suy ngaãm veà caùch soáng, caùch laøm ngöôøi. 3. Ngheä thuaät: - Ngheä thuaät keát hôïp giöõa töï söï vaø tröõ tình. - Saùng taïo neân hình aûnh thô coù nhieàu taàng yù nghóa. * YÙ nghóa vaên baûn: AÙnh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ ñẹp của người lính saâu nặng nghĩa tình, thủy chung trước sau. * HS coù theå khoâng neâu bôûi ñaõ keát hôïp vaøo khi phaân tích. III/ KEÁT BAØI: - Toùm laïi ND, NT, yù nghóa VB. - Lieân heä baûn thaân. BAØI LAØM THAM KHAÛO Nguyễn Duy (Nhuệ) (1948), thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ nửa cuối thế kỉ XX. Thế hệ này từng trải qua nhiều thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom ác liệt, được sống trong hòa bình với những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ Ánh trăng ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy. Bài thơ là tiếng lòng, cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng không phải chỉ bó hẹp như thế mà có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng xa rộng hơn nhiều. Trăng là một đề tài quen thuộc của thơ ca xưa đặc biệt là thơ lãng mạn: (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay (Hàn Mạc Tử); khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền (HCM); Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương (Lý Bạch).Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người. Bài thơ “Ánh trăng” là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ. Thông qua hình tượng nghệ thuật "Ánh trăng" và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình về tuổi thơ, về quãng thời gian chiến đấu giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê. Nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la. Những “đồng, sông, bể” gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, có những lúc sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt. Những năm tháng gian lao nơi chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu: khi trăng treo trên đầu súng, trăng soi sáng đường hành quân. Vầng trăng ấy cũng là “quầng lửa” theo cách gọi của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trăng thành người bạn chia sẻ ngọt bùi, đồng cảm cộng khổ và những mất mát hi sinh, vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ với người lính. “hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”. Cuộc sống trong sáng và đẹp đẽ lạ thường. Hôm nay, cái vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa ấy đã là quá khứ kỉ niệm của con người. Đó là một quá khứ đẹp đẽ, ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi con người và của đất nước. Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi. Sau tuổi thơ và chiến tranh, người lính từ giã núi rừng trở về thành phố - nơi đô thị hiện đại. Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác: Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung? Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. NT đối lập với khổ 1,2, giọng thơ thầm thì như trò chuyện tâm tình, giãi bày tâm sự với chính mình. Tác giả đã lí giải sự thay đổi trong mối quan hệ tình cảm một cách lô gíc. Sự thay đổi của hoàn cảnh sống - không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt: Từ hồi về thành phố, người lính xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp, hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ. Và anh lính đã quên đi chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên đi tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tình người. Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng? (liên hệ: bởi thế mà ca dao mới lên tiếng hỏi: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”; Tố Hữu, nhân dân Việt bắc ở lại cũng băn khoăn một tâm trạng ấy khi tiễn đưa cán bộ về xuôi: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? (Việt Bắc – Tố Hữu) Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta.... Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại. Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác. Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ, tâm trạng: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc! Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tình cảm chừng như nén lại nhưng cứ trào ra đến thổn thức, xót xa. Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng này đã lắng xuống ở độ sâu của cảm nghĩ. Trăng thì vẫn phóng khoáng, vô tư, độ lượng biết bao, như “bể”, như “rừng” mà con người thì phụ tình, phụ nghĩa. Trước cái nhìn sám hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa như gợi lên bao cái “còn” mà con người tưởng chừng như đã mất. Đó là kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên - vầng trăng là bạn tri kỉ, là tình nghĩa. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Bài thơ khép lại ở hình ảnh: “Trăng cứ tròn vành vạnh ..............đủ cho ta giật mình” Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi, một cái nhìn thật sâu như soi tận đáy tim người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hoà bình hôm nay. Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của quá khứ để chìm đắm trong một cuộc sống xô bồ, phồn hoa mà ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình. Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước. Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Thơ của Nguyễn Duy không hề khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp của văn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng. ---Heát---
File đính kèm:
- Cam_nhan_ve_bai_tho_Anh_trang__NGuyen_Duy_20150725_032201.doc