Một số biện pháp quản lý học sinh bán trú tại trường THCS Linh Phú có hiệu quả

1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.

Xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa nằm cách trung tâm huyện 33 km; vị trí địa lý của xã: Phía Bắc giáp với xã Kiên Đài; phía Nam giáp với xã Trung Minh; phía Tây giáp với xã Tri Phú; phía Đông giáp với xã Lương BằngTổng diện tích toàn xã là 8765 km2, địa hình chủ yếu là đồi núi

Toàn xã có 08 thôn bản, 830 hộ và 3487 nhân khẩu với 11 dân tộc cùng chung sống gồm : Kinh, Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, La chí, Mường, Nùng, Cao Lan, Thái, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 86%. Xã Linh Phú là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn với 8 thôn đặc biệt khó khăn. Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, một số phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con em, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp và đến trường.

Địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, có những hộ dân sinh sống ở sâu, xa như: Lung Moong, cuối thôn Nà Luông . cách trung tâm xã từ 7 – 15 km. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ý thức việc học của con em trong nhân dân chưa cao, từ đó việc vận động học sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì số lượng, nâng cao chuẩn phổ cập giáo dục THCS càng khó khăn hơn. Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm trường THCS Linh Phú và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp quản lý học sinh bán trú tại trường THCS Linh Phú có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em.
Xã Linh Phú cũng nằm trong thực trạng như vậy. Gần hai năm qua bằng sự tham mưu sáng suốt và lòng quyết tâm của nhà trường, đồng thời được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức mô hình “Trường học có học sinh ở bán trú” thu hút, tập hợp đông đảo học sinh ở các thôn bản xa về ăn ở và tham gia học tập, góp phần ổn định, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học.
Với những khó khăn thiếu thốn nhiều mặt như: Chổ ở, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ... vv, hơn các em học sinh lần đầu tiên xa gia đình, cuộc sống tự lập, sinh hoạt tập thể, nên các em còn bở ngỡ, mọi hoạt động chưa đi vào nề nếp. Nên đây là một vấn đề cấp bách và nan giải được đặt ra, yêu cầu BGH nhà trường phải thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lí các em có hiệu qủa.
Với những lý do trên tôi thấy thực sự cần thiết phải tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý học sinh bán trú tại trường THCS Linh Phú có hiệu quả” với mong muốn chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng một phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quản lý giáo dục học sinh ở bán trú tại trường, qua dó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp có hiệu quả trong việc quản lý học sinh bán trú ở trường THCS Linh Phú.
4. Kế hoạch nghiên cứu.
TT
Thời gian
từ  đến ...
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Từ 25/08 đến 30/08/2018
Chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu
Bản đề cương chi tiết
2
Từ 01/09 đến 15/09/2018
- Đọc tài liệu lý thuyết về cơ sở lý luận
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu Học lực, Hạnh kiểm của học sinh, tỉ lệ chuyên cần, kết quả phổ cập giáo dục từ năm 2015 -2016 đến năm 2018 - 2019
- Tập tài liệu lý thuyết
- Số liệu khảo sát đã xử lý
3
Từ 16/09/2018 đến 15/04/2019
- Trao đổi với đồng nghiệp đề xuất các biện pháp, các sáng kiến
- Áp dụng thử nghiệm
- Tập hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
- Hoạt động cụ thể
4
Từ 15/04 đến 15/5/2019
- Hệ thống hóa tài liệu, viết báo cáo
- Xin ý kiến của đồng nghiệp
Bản nháp báo cáo
5
Từ 15/5 đến 20/5/2019
Hoàn thiện báo cáo, nộp Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở
Bản báo cáo chính thức
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, nghị Quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư...
Khảo sát thực tế và điều tra cơ bản. Phương pháp phân tích, so sánh.
IV. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
	1.1. Biện pháp Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. | :''Biện pháp'' hành chính.'' |:'''''Biện pháp''' kĩ thuật.'' |:''Có biện pháp đúng.'' Nguồn: vi.wiktionary.org
 1.2. Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng, ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
1.3. Nội dung quản lý .
Về nội dung chỉ đạo quản lý học sinh bán trú dân nuôi đề tài đề cập đến một số nội dung sau:
* Người giáo viên chủ nhiệm đối với quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi.
* Người cán bộ Tổng phụ trách trong việc quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi trường THCS.
* Ban quản lý nội trú trong việc quản lý học sinh bán trú dân nuôi trường THCS.
* Cán bộ quản lí với vai trò là người phối kết hợp điều hành quản lý học sinh bán trú dân nuôi một cách có hiệu quả nhất.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.
Xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa nằm cách trung tâm huyện 33 km; vị trí địa lý của xã: Phía Bắc giáp với xã Kiên Đài; phía Nam giáp với xã Trung Minh; phía Tây giáp với xã Tri Phú; phía Đông giáp với xã Lương BằngTổng diện tích toàn xã là 8765 km2, địa hình chủ yếu là đồi núi 
Toàn xã có 08 thôn bản, 830 hộ và 3487 nhân khẩu với 11 dân tộc cùng chung sống gồm : Kinh, Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, La chí, Mường, Nùng, Cao Lan, Thái, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 86%. Xã Linh Phú là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn với 8 thôn đặc biệt khó khăn. Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, một số phụ huynh chưa quan tâm, đầu tư cho việc học của con em, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp và đến trường. 
Địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, có những hộ dân sinh sống ở sâu, xa như: Lung Moong, cuối thôn Nà Luông ... cách trung tâm xã từ 7 – 15 km. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ý thức việc học của con em trong nhân dân chưa cao, từ đó việc vận động học sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì số lượng, nâng cao chuẩn phổ cập giáo dục THCS càng khó khăn hơn. Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm trường THCS Linh Phú và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
* Thuận lợi: 
Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà, nhân dân có tinh thần hiếu học, ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú của học sinh, tập thể giáo viên ở trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
* Khó khăn:
Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý học sinh bán trú tại trường THCS Linh Phú còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều thôn bản cách xa trường chính từ 7 – 15 km, đường giao thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã hội . Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thêm vào đó số học sinh bán trú tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở và quản lý sinh hoạt hàng ngày... Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường.
Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh, nên ngay từ đầu năm học, chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện đồng bộ 5 mặt công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong; hoạt động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề. Nhà trường sớm tổ chức học tập, quán triệt và triển khai đầy đủ các chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục- Đào tạo về nhiệm vụ năm học và cuộc vận động của ngành.
Số học sinh có nhu cầu bán trú ngày một tăng, trong khi đó nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất: Khu bán trú chỉ có 05 phòng (Lấy từ khu nhà công vụ giáo viên), mới đáp ứng được nhu cầu cho dưới 50 học sinh, thiếu bếp ăn tập thể, học sinh còn nhỏ, đa số là lớp 6; 7, các em còn rụt rè ngại tiếp xúc, đã quen với lối sống tự do, chưa quen tự lập và lối sống tập thể, ý thức vệ sinh cá nhân và bảo vệ tài sản chung chưa tốt. 
3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán trú.
Trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí học sinh bán trú là quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn phổ cập GD THCS. 
Cho nên Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương xã vận động phụ huynh học sinh góp sức, lo vật liệu làm thêm nhà bếp... để các em có thêm chổ nấu ăn, phơi áo quần... Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban quản lí Khu bán trú và phân công tất cả giáo viên trực và giúp đỡ các em. Với trách nhiệm là Trưởng Ban quản lí Khu bán tru dân nuôi tôi đã tham mưu cho BGH thực hiện một số biệp pháp sau để quản lí tốt học sinh khu bán trú dân nuôi như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Ban giám hiệu đã bám sát nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của học sinh bán trú để xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường phát động cho phù hợp với tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Giải pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động quản lý học sinh bán trú dân nuôi.
* Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lý:
Ban quản lí khu bán trú được phân công phụ trách hoạt động quản lý có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lý mô hình bán trú dân nuôi. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động. Cụ thể là hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội thực thi kế hoạch hoạt động quản lý, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng.
* Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động.
Ban giám hiệu phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng không mang tính cá nhân.
Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý nội trú cũng như các phong trào trong nội trú trường học.
Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp ở nội trú, đánh giá kết quả của từng học sinh ở nội trú.
Giải pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý phù hợp nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường.
Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình hoạt động quản lý, Ban giám hiệu phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm... Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản lý cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng khối lớp trong khu nội trú nhà trường.
Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh nội trú là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh bán trú trong học tập và rèn luyện.
Giải pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động quản lý học sinh bán trú cho giáo viên và học sinh.
 Bồi dưỡng năng lực của ban quản lý nội trú: Tạo điều kiện cho Ban quản ý khu bán trú tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức các buổi thảo luận về cách quản lý có hiệu quả.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lý học sinh bán trú cùng với ban quản lý học sinh bán trú đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa ra các nội quy, quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng khối lớp học sinh trong khu vực bán trú nhà trường.
Bồi dưỡng năng lực cho đội xung kích cờ đỏ bán trú vào đầu năm học: Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích cực cho hoạt dộng tự quản của học sinh trong khu vực bán trú nhà trường. Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự quản của các em việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết.
Giải pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để năng cao chất lượng tổ chức hoạt động quản lý bán trú. Cụ thể là:
Đảng uỷ, chính quyền địa phương sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là công tác an ninh trật tự...
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lý học sinh bán trú trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các đoàn thể tham gia.
Giải pháp 6: Tiếp tục bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ cho khu bán trú nhằm bảo đảm những yêu cầu về trang thiết bị và chế độ cho hoạt động quản lý học sinh bán trú:
Tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục đầu tư xây dựng khu bán trú dân nuôi như: giếng nước, bếp ăn, nhà phơi áo quần, công trình vệ sinh..., hỗ trợ thêm lương thực, thực phẩm cho các em. 
Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ , cơ chế đánh giá để giáo viên quản lý tốt bán trú trường học. 
Giải pháp 7: Phân công bố trí giáo viên tiến hành phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các em trong học tập.
Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những lỗ hỏng kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập.	 Giải pháp 8: Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực bán trú dân nuôi.
Thành lập đội xung kích bao gồm cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bảo vệ tài sản cũng như trật tự ở khu bán trú.
Phối hợp với Công an, Quân sự xã, lên phương án chuẩn bị đối phó với sự cố bất thường xảy ra như: hỏa hoạn, thanh niên bên ngoài vào gây rối để đảm bảo an ninh trật tự cho khu bán trú, gúp các em an tâm học tập.
Giải pháp 9: Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường và chính quyền địa phương:
Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn thể nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết thực, hiệu quả của mô hình học sinh bán trú dân nuôi này.
Giải pháp 10: Gần gũi, động viên các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở khu bán trú dân nuôi:
Đối với học sinh khu bán trú dân nuôi thì giáo viên vừa là người thầy, người cha, người anh, người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được tiếp xúc nhiều với thầy cô. Cho nên giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các em lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời... để từ đó các em an tâm hơn. 
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, vói bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thực hiện mô hình trường học có học sinh ở bán trú với những biện pháp trên, nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, không còn những em phải bỏ học vì nhà xa trường, vốn tiếng phổ thông của các em được nâng lên, các em mạnh dạn hơn, có tinh thần và thái độ học tập cao hơn, chất lượng hai mặt giáo dục cũng như chuẩn Phổ cập GDTHCS được củng cố và nâng cao. Cụ thể là: 
* Về chất lượng hai mặt giáo trong những năm qua:
	- Học lực:
Năm học
Số học sinh
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
Ghi chú
2015 – 2016
T.Trường
171
5
(2,92%)
44
(25,73%)
121
(65,5%)
3
(1,75%)
Chưa thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
0
2016 – 2017
T.Trường
165
6
(3,64%)
42
(25,45%)
111
(67,27%)
6
(3,64%)
Bán trú
0
2017 – 2018
T.Trường
164
5
(3,05%)
52
(31,71%)
102
(62,2%)
1
(0,61%)
Thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
46
1
(2,17%)
10
(21,73%)
35
(76,1%)
2018 – 2019
T.Trường
172
7
(4,07%)
53
(30,81%)
108
(62,79%)
4
(2,33%)
Bán trú
58
2
(3,45%)
25
(43,1%)
30
(51,72%)
1
(1,73%)
(Theo báo cáo tổng kết các năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018 ;2018 – 2019 của Trường THCS Linh Phú )
- Hạnh kiểm:
Năm học
Số học sinh
Tốt
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
Ghi chú
2015 – 2016
T.Trường
171
79
(46,2%)
74
(43,27%)
13
(7,6%)
Chưa thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
0
2016 – 2017
T.Trường
165
83
(50,3%)
71
(43,03%)
11
(6,67%)
Bán trú
0
2017 – 2018
T.Trường
164
79
(48,17%)
78
(47,56%)
7
(4,27%)
Thực hiện mô hình bán trú
Bán trú
46
25
(54,34%)
17
(34,78%)
4
(11,88%)
2018 – 2019
T.Trường
172
110
(63,95%)
55
(33,14%)
5
(2,91%)
Bán trú
58
38
(65,51%)
18
(31,03%)
2
(3,46%)
(Theo báo cáo tổng kết các năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018 ;2018 – 2019 của Trường THCS Linh Phú )
	* Tỷ lệ học bỏ học, học sinh chuyên cần hằng ngày trên lớp:
Năm học
TS học sinh
Bỏ học
Tỷ lệ chuyên cần
Ghi chú
Số lượng
Tỷ lệ
2015 – 2016
171
0
0
Trên 80%
Chưa thực hiện mô hình bán trú
2016 – 2017
165
0
0
Trên 85%
2017 – 2018
164
0
0
Trên 90%
Thực hiện mô hình bán trú
2018 – 2019
172
1
0,57%
Trên 93%
(Theo số liệu thống kê của Văn phòng Trường THCS Linh Phú )
	So sánh kết quả đạt được trong hai năm thực hiện mô hình với hai năm chưa thực hiện mô hình bán trú dân nuôi, cho ta thấy rõ hiệu quả mang lại của mô hình. Điều đó khẳng định có sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, quản lý học nội trú bán trú dân nuôi ở nhà trường. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Quản lý học sinh bán trú dân nuôi đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục dạy và học cũng như quản lý giáo dục học sinh Trung học cơ sở hiện nay. Quản lý được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo những nội dung quản lý do Ban quản lý khu bán trú, cùng Ban giám hiệu đưa ra phong phú với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động tương đối có hiệu quả. Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Học sinh ngày nay có những bước phát triển mới về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người lãnh đạo phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý học sinh nói chung và quản lý học sinh bán trú dân nuôi nói riêng nhằm thoả mãn nhu cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng Quản lý học sinh có ý nghĩa quan trọng ở trường THCS. Quản lý học sinh bán trú là một hoạt động đa dạng và phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường THCS để tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần đào tạo người học sinh phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ.
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo và quản lý học sinh bán trú ở trường THCS Linh Phú mà tôi nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi tin tưởng rằng có hướng đi đúng đắn, cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tập thể cán bộ công nhân viên của các nhà trường, chắc chắn trường THCS Linh Phú có những bước phát triển quản lý vững chắc trong những năm tiếp theo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên những vấn đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp./. 
2. Kiến nghị.
1. Đối với UBND huyện Chiêm Hóa.
Tạo điều kiện về kinh phí giúp các nhà trường xây dựng thêm k

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_hoc_sinh_ban_tru_tai_truong_thcs_li.doc
Giáo án liên quan