Mô đun 20 - Sử dụng các thiết bị dạy học

Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:

- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;

- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;

- Kích thước, màu sắc phù hợp;

- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;

- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô đun 20 - Sử dụng các thiết bị dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 20: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học: 
Là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học.
2.Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới PPDH: 
- Là thành tố trong quá trình dạy học, nó có mối quan hệ tương hỗ với các thành tố khác trong quá trình dạy học. 
Mục tiêu
Phương pháp
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
TBDH
-Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục  ’’ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn ’’.
- Thiết bị dạy học được coi là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trình dạy học. 
- Thiết bị dạy học là yếu tố cần thiết không thể thiếu được trong quá trình dạy học, chúng có tác dụng tích cực và có tính động lực, tác động một cách có hiệu quả đối với quá trình dạy của thầy và học của trò. 
-Thiết bị dạy học đẩy mạnh hoạt động nhận thức và phát triển năng lực nhận thức của học sinh, giúp hoc sinh tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới nhằm phát triển tư duy, óc quan sát, năng lực ghi nhớ, khả năng vận dụng sáng tạo, củng cố rèn luyện kỹ năng. 
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
3. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự.
 - Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau. 
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ động vào quá trình học tập.
 4. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;
- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
- Kích thước, màu sắc phù hợp;
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
II.THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ SỬ DỤNG QUẢN LÝ TBDH .
1. Thực trạng thiết bị dạy học 
Từ năm học 2001-2002 tới nay Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới bắt đầu là lớp 1 đến lớp 12, thiết bị dạy học là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đều được cấp bộ thiết bị đồng bộ ở tất cả các bộ môn. Bộ thiết bị đồng bộ đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong quá trình triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
*Ưu điểm : 
Bộ thiết bị tương đối đầy đủ và đồng bộ ở tất cả các môn, các khối lớp.
Giáo viên dễ sử dụng từ đó có điều kiện để thực hiện tốt các nội dung trong tưng bài dạy ở tất cả các môn học.
Học sinh được quan sát, thực hành, làm thí nghiệm giúp cho quá trình lình hội tri thức được chủ động, sáng tạo.
*Tồn tại:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu các phòng thiết bị, phòng học bộ môn. 
Công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản thiết bị còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm, chưa có thực tế.
Nhiều thiết bị chưa chính xác, hư hỏng, chất lượng thấp, thao tác sử dụng thiết bị chưa khoa học, chưa thành thạo, việc tổ tập huấn sử dụng thiết bị dạy học còn ít hiệu quả chưa cao.
Hiện nay nhiều thiết bị đã bị hỏng và hết. Kinh phí các nhà trường không đủ để mua sẵm bổ xung thường xuyên.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
* Ưu điểm:
Nhà trường thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của ngành về sử dụng TBDH .
Ngay khi có thiết bị cung cấp về nhà trường. Nhà trường đã tiến hành tiếp nhận, kiểm kê, bố trí sắp xếp và đưa vào sử dụng.
GV cơ bản nhận thức rõ vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học.
* Tồn tại:
Đối với đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên có thời điểm không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, nên ảnh hưởng không ít đến hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. 
Nhà trường chưa có phòng quản lý thiết bị dạy học nên hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chưa cao, công tác bảo quản, sử dụng chưa khoa học.
Cán bộ phụ trách công tác thiết bị dạy học là kiêm nhiệm, chưa có nghiệp vụ chuyên môn nên hiệu quả cán bộ phụ trách thiết bị dạy học chưa đạt yêu cầu.
Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên đôi lức còn hình thức chưa đi vào chất lượng.
Một số giáo viên ngại sử dụng TBDH, sử dụng không hiệu quả, sử dụng một cách đối phó.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC THEO MÔN HỌC CẤP THCS
Theo quy định của Bộ GD- ĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở các trường THCS phải đảm bảo tối thiểu 731 thiết bị phục vụ dạy học. 
Môn Vật lý đứng đầu với 174 thiết bị. 
Môn Hoá học: 115 thiết bị; 
Môn Công nghệ: 107 thiết bị; 
Môn Địa lí: 85; môn Sinh học: 83; 
Môn Lịch sử: 63; môn Ngữ văn: 25; 
Môn Thể dục: 23; 
Nhưng nhà trường thiếu trang thiết bị dạy học quá nhiều;một số Môn thì có lại không đồng bộ nên ảnh hưởng lớn đến việc Dạy – Học.
III. SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.Một số yêu cầu khi sử dụng thiết bị dạy học:
a. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó
	- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác.
 - Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình,đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.
 - Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.
-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.
 - Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy.
 - Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.
 b. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với người học
- Phải sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy và học một cách có hệ thống để vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học. 
Đương nhiên, không có cách học duy nhất cho mọi người. Do đó, cần: 
Hướng dẫn một cách có chủ ý về các cách đáp ứng nhu cầu học đa dạng (lời nói/ ngôn ngữ; logic/ toán học; nhìn/ không gian; thân thể/ vận động; nhạc/ nghe; giữa các cá nhân với nhau/ trong mỗi người); nghĩa là phải sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Trong đó đặc biệt chú ý kết hợp các dạng hoạt động nghe, nhìn và làm. Có những phương pháp (hình thức) dạy học có thể kết hợp được. 
 2. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học:
- Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời gian tổ chức dạy học.
- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học(bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy.
- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu(video,hình ảnh,bảng đồ..),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản,nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy. Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền), phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.
 - Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.

File đính kèm:

  • docBDTX_MO_DUN_20_20150726_093907.doc