Luận văn 7 Vấn đề về lý học

 1. Kiểu sáng tác văn học là những kiểu văn học xuất hiện trong từng thời đại và từng trào lưu văn học. Mỗi kiểu sáng tác văn học thể hiện một phương thức cảm nhận đời sống, một kiểu nhà văn, kiểu thể loại, một phương thức biểu hiện gắn với kiểu tự ý thức của con người.

 

 2. Có 3 kiểu sáng tác văn học: kiểu sáng tác thần thoại, kiểu sáng tác truyền thống và kiểu sáng tác hiện đại.

 

 a. Kiểu sáng tác thần thoại là sáng tác chưa tự giác, là sản phẩm tinh thần của thời đại nguyên thủy, khi con người chưa phân biệt với thiên nhiên, tác giả là tập thể. Nó gắn liền với lễ hội, của cộng đồng. Nàng Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, Bà Nữ Oa đội đá vá trời, Hêraklét lập 12 chiến công

 

 b. Kiểu sáng tác truyền thống bao gồm những sáng tác cổ đại và sáng tác văn học trung đại. Đó là những sáng tác dựa trên các quy tắc chung, phương tiện chung, được kế thừa và phát triển từ đời này sang đời khác. Kiểu sáng tác cổ đại chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu tư duy quyền uy thần thoại. Đam Săn gọi Trời bằng cậu, lấy Hnhí và Hbhí theo tục nối dây, chặt cây Thần, đi bắt nữ thần Mặt Trời. Sử thi Đam Săn, Ihát và Ôđixê, Ramayana, tiêu biểu cho kiểu sáng tác cổ đại. Kiểu sáng tác trung đại hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến. Các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, các phạm trù đạo lý quy phạm như trung thần với nghịch tử, quân tử với tiểu nhân, anh hùng, tài tử, mĩ nhân, v.v được thể hiện dưới những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ định hình, trở thành chuẩn mực. Cáo, hịch, phú, thơ Đường, v.v là những sáng tác trung đại, “Sử ký” của Tư Mã Thiên, thơ Lý Bạch, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, là những tác phẩm thuộc kiểu sáng tác truyền thống.

 

doc66 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn 7 Vấn đề về lý học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí đến tình cảm...Nói chung nhà văn phải thật sự “sống” cuộc sống mà tác phẩm cần viết, nhà văn phải hòa nhập vào “cuộc đời” của tác phẩm – mà cuộc sống đã ban phát. Nam Cao thường nắm bắt bản chất sự việc cho nên cốt truyện hiện thực không rắc rối nhưng tình huống trong đời sống nội tâm rất căng thẳng, bởi vì Nam Cao thường là “sống sâu” đi sâu vào cuộc sống của nông dân, thường khoét sâu vào những nỗi đau của những con người bần cùng của xã hội, cho nên văn chương của ông bắt người đọc phải suy ngẫm rất nhiều, rất nhiều...và cũng bởi vì sống sâu cho nên họ Vũ đã phát hiện ra sự tha hóa của bọn thượng lưu. Bọn chúng bịa ra một thằng Xuân tóc đỏ rồi đi tin nó và đã để cho nó ngồi lên, chà lên mặt của nhiều người. Khi đã sống sâu với cuộc sống thì đời nhà văn “hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội”, bởi vì xã hội là một quan hệ phong phú và đa dạng của người với người cho nên vấn đề xã hội nó có ý nghĩa phổ quát và văn chương bây giờ vượt lên giới hạn của nó. Nam Cao sống với cuộc sống của người nông đân cho nên ông rất “ nhạy” với sự cùng cực của người nông dân. Nam Cao đã cho chúng ta thấy không chỉ là một người nông dân trong nghĩa hẹp mà nó bao quát đủ cả mọi lớp người cùng cực trong xã hội. Có thể nói cái “phổ quát” là ở đấy! “Những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng”, cái cảm hứng mà như Nam Cao mong muốn: “khơi những nguồn chưa ai khơi...” cái cảm hứng đó có thể là sự bất chợt cần nắm bắt ngay, chẳng hạn là một bài thơ về một bông hoa hải đường; cái cảm hứng đó cũng có thể là sự suy ngẫm trong suốt một đời người, chẳng hạn tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victo Huygô phải viết ba mươi năm. Phaoxt-Gớt sáng tác dường như suốt một đời người và cũng như Nguyễn Đình Thi viết Đất nước một chủ đề bắt ông phải suy ngẫm trong mấy năm trời! Cái cảm hứng ấy hòa nhập cả hai mặt tình cảm và lí trí: Đó chính là hiện thực ngoài đời và hiện thực tâm trạng, cả hai hòa nhập, đan xen vào nhau để tạo nên cảm hứng đặc biệt cho nhà văn và gián tiếp cho cả tác phẩm văn chương ấy. Nhà văn thấy số phận của nhân vật giống như chính số phận của mình, thấy sự đau khổ của nhân vật và mình giống nhau, hoặc nhà văn thấy sự bứt rứt của nhân vật chính là nỗi đau dai dẳng ở mình thì lúc ấy chính là sự đồng điệu, lúc ấy tình cảm và lí trí của tác giả hòa nhập vào nhau và nó tạo thành một cảm hứng thực sự độc đáo, nó gây phấn khích cho nhà văn sáng tạo. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm. Những tư tưởng, quan niệm ấy nó như là một sự “tiên quyết” cho sự trường tồn của chính tác phẩm ấy. Cho nên, chúng ta thường thấy đôi lúc tư tưởng quan niệm được phát biểu một cách trực tiếp, “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,  không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...” (Nam Cao) và đôi lúc tư tưởng quan niệm ấy được phát biểu một cách gián tiếp có thể thấy tác phẩm: “Ông già và biển cả” là một trường dụ. Sự chiến thắng nhưng ý nghĩa thực là một thất bại: - Con người có thể  chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không vượt qua được chính mình: Thế giới bên trong có thể phong phú hơn, mạnh mẽ hơn, nắm bắt được bản ngã biết đâu con người lại hạnh phúc hơn!Nhưng tác phẩm ấy cũng chính để nói lên cái suy nghĩ của nhà văn với cuộc kiếm tìm vất vả và tư tưởng, chủ đề tác phẩm của mình. Cuộc kiếm tìm ấy bằng chính mồ hôi, nước mắt, bằng máu và cả lòng dũng cảm.    Và để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo. Cho nên để hiểu rằng không phải ai cũng ngẫu nhiên sẽ trở thành một nhà văn, mà nó đòi hỏi ở người muốn làm nhà văn có một năng khiếu riêng -  năng khiếu nghệ thuật! Chuyện văn chương quả là không dễ, cũng như là một bọc trăm trứng của Âu Cơ - thì chỉ có một Nguyễn Du, Nguyễn Du là quả trứng “lép” ấy (Chế Lan Viên đã viết về Nguyễn Du : “Trong trăm trứng Âu Cơ anh là trứng lép. Anh nở ra thành một thi nhân”). Năng khiếu nghệ thuật đó chính là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo của nhà văn. Vi hành là chuyện thật hay bịa? Chỉ có một bộ óc tưởng tượng thông minh sắc sảo mới có thể viết lên, vẽ lên một đôi trai gái trên chuyến tàu Pháp như vậy, họ nói chuyện với nhau về một người khác địa vị, khác màu da...Có thể nói Vi hành là một ví dụ hết sức độc đáo về sức tưởng tượng phong phú tuyệt đỉnh của Nguyễn ái Quốc và bên cạnh sự tưởng tượng ấy là sự sáng tạo cụ thể trong văn chương có thể nói đó là “kĩ năng sáng tạo” trong chuyện “bếp núc” của nhà văn, đó là sự khó nhọc của người viết, để có một sự độc đáo riêng, một phong cách riêng cho chính mình. Huy Cận đã phải rất cực nhọc, nhẫn nại trong việc chọn các hình ảnh cho câu thơ của mình:Củi một cành khô lạc mấy dòng    Tác giả đã từng thử bút bằng các hình ảnh: “Cánh bèo trôi, cánh bèo đơn”,”chút bèo đơn “gót bèo xanh”,”gỗ lạc rừng xa”, “củi một cành xuôi” và cuối cùng đã chọn hình ảnh “củi một cành khô”.Đó là một hình ảnh rất độc đáo của một Huy Cận, cho người đọc một hình tượng mới lạ, sắc sảo, gợi nên một cuộc đời khô héo trôi nổi, dằn vặt trong lòng người đọc...    Nói tóm lại, làm một nhà văn không phải là một chuyện dễ dàng bởi vì ở họ không chỉ hội tụ sự khẳng định về nhân cách bản chất thẩm mĩ của cuộc sống, của con người mà họ còn phải nắm bắt được sự trọn vẹn phong phú, đa dạng của tâm hồn con người trước cuộc sống. Và vì thế, cho nên họ luôn phải sống sâu để cảm nhận được hết cả mọi sự “phong phú đa dạng” ấy. Bên cạnh đó họ phải là một con người “lớn” và rành rọt tất cả chuyện “bếp núc” của văn chương: Đó chính là cái năng khiếu nghệ thuật riêng của một nhà văn – bởi vì nó cũng chính là một nhân tố quyết định cho “hơi thở”, sức sống của một tác phẩm vĩ đại, của một nhà văn vĩ đại!.
Các giá trị văn học
    Văn học (nghệ thuật) là sản phẩm tinh thần cao quý của con người. Nó là thước đo trình độ văn minh, tầm vóc và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.    Giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật và nhân văn là những giá trị mà văn chương đích thực mang lại cho người đọc. Nội dung của tác phẩm và cảm hứng của nhà văn chân chính, có thực tài sẽ tạo nên tính tư tưởng, giá trị tư tưởng, tính nhân dân, tư tưởng nhân văn. Tính chân thực là nền tảng, là cơ sở lâu bền của giá trị văn học. Có tác phẩm văn học sớm nở tối tàn, lại có thiên cổ hùng văn, thiên cổ kỳ bút,… là như vậy.
Tiếp nhận văn học
    Muốn tiếp nhận văn học điều kiện tiên quyết là yêu văn học và ham mê đọc sách. Người đọc sách phải có trình độ học vấn, có chất văn hoá, tích cực chủ động thâm nhập vào tác phẩm văn học. Đọc mà không hiểu, không cảm được cái hay cái đẹp của tác phẩm thì đọc sách cũng vô ích. Phải có trí tuệ và tâm hồn mới tiếp nhận văn học đúng với ý nghĩa của ngôn từ này.    Văn học đích thực vốn đa nghĩa. Có người đọc thơ văn để giải trí. Có người đọc tác phẩm để học tập, để nghiên cứu. Tùy năng lực cảm thụ và thị hiếu của người đọc để xác định yêu cầu và mức độ tiếp nhận văn học. Chỉ khi nào đọc sách với thái độ trân trọng, đối thoại với tác giả, biết khám phá và đồng sáng tạo, đọc sách để giải trí hay học tập, đọc sách vì một nhu cầu nhân sinh… thì mới có thể nói là biết tiếp nhận văn học. Người có văn hóa, có tâm hồn đẹp mới yêu sách, ham mê đọc sách. Sách là người thầy, là bạn hiền. Giàu vốn sống mà đọc sách thì sự tiếp nhận văn học đã từ lượng biến thành chất vô giá.    Đọc sách nhảm nhí thì đừng có nói đến chuyện tiếp nhận văn học nữa.    SÁCH KỂ CHUYỆN HAY… SÁCH CA HÁT    … Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. Là một thằng bé bị công việc ngu độn là cho kiệt lực, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ.Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.    Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy…
Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người
Con người sở dĩ đáng kiêu hãnh, trở thành Con Người vì không phải chỉ biết sống theo bản năng, mà còn có một đời sống tinh thần phong phú. Trong đời sống tinh thần của con người, văn học đóng một vai trò quan trọng, tất nhiên văn học nói ở đây phải là văn học chân chính. Văn học đã mở rộng tầm mắt cho con người, giúp cho con người một cách sống tốt đẹp để tự hoàn thiện nhân cách của mình, có thêm sức mạnh để tham gia vào cuộc chiến đấu cho cái thiện toàn thắng trên cõi đời này. Văn học chân chính giáo dục con người bằng cái thật và cái đẹp, sâu sắc hơn nữa “văn học chân chính có khả năng nhan đạo hóa con người”.Văn học nâng cao nhận thức của con người, đó là chức năng hàng đầu của văn học. Có thể nói sự ngu dốt là thành lũy kiên cố của cái ác. Văn học chân chính góp phần tấn công vào thành lũy đó. Văn học mở rộng tâm trí của con người bằng sự phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ của tự nhiên và xã hội. Đọc tác phẩm văn học, con người có thể hiểu được quá khứ, hiện tại và tương lai. Những tác phẩm như “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du giúp chúng ta hiểu biết quá khứ đau thương và hào hùng của dân tộc. Những tác phẩm khoa học viễn tưởng giúp chúng ta mường tượng được xã hội loài người trong tương lai. Ngay cả những dự báo trong các tác phẩm văn học hiện đại cũng giúp con người mở mang tâm trí rất nhiều. Những dự báo về sự diễn biến tư tưởng trong cuộc sống hòa bình của Tố Hữu trong bài thơ “Việt Bắc” không đáng kinh ngạc lắm sao?                  “Mình về thành thị xa xôi                   Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng                   Phố đông còn nhớ bản làng                   Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”Khi nhà văn G.Macket (Nobel 1983) nói lớn lên: “Sự vong ân của con người là vô bờ bến” đã làm thức tỉnh cả nhân loại.Trong hiện thực muôn màu muôn vẻ của văn học, chúng ta thấy có hai hướng chính: các nhà văn hướng đến những nhân cách cao thượng và hướng đến những thân phận bé nhỏ, những tấn bi kịch của con người. Hướng thứ nhất có thể coi là giấc mơ của nhân loại. những Prômêtê, những Đôn Kisốt, những Giăng Van Giăng, những anh hùng Lương Sơn Bạc, những Thánh Gióng, Từ Hải… hướng con người đến những tình cảm cao thượng. Những ước vọng đẹp đẽ khi cái ác hoành hành, nhân loại cần một lưỡi gươm vung lên (một lưỡi dao phay cũng được) dù đấy chỉ là một giấc mơ.Hướng thứ hai như là một liều thuốc chống bệnh vô cảm – một căn bệnh nan y của nhân loại hiện đại. Những Thúy Kiều, những vợ chàng Trương, những Tám Bính, những chị Dậu… đã làm xúc động trái tim của con người. Khi một con người không còn thấy rung động trước những thân phận bé nhỏ (như trong truyện ngắn của Thạch Lam) thì ta có thể nói tâm hồn của con người đó đã chết.Cũng hướng này, nhưng sâu hơn nữa, các nhà văn còn rọi ánh sáng vào tâm hồn của những con người bé nhỏ đã bị tha hóa để thấy rằng họ cũng còn một chút lương tri. Nếu một xã hội bằng phẳng có thể cứu vớt những linh hồn tội lỗi đó. Một A.Q, một Chí Phéo, một Binh Chức, một Năm Thọ có sức cảnh giới con người, kêu gọi xã hội không nên xô đẩy con người vào đường tội lỗi.Sức mạnh của văn học chân chính còn góp phần tố cáo những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội, chà đạp lên cuộc sống của con người. Bằng những hình tượng, văn học đã tiếp sức cho con người thêm sức mạnh để chống lại điều ác, để xóa bỏ những xã hội đen tối tàn bạo.Cái chết bi thảm của cặp tình nhân Rômêô và Giuliet đã làm dịu đi tất cả những xung đột dòng họ trên đời này. Bi kịch có sức thanh lọc tình cảm của con người là thế.Nguyễn Du đã vẽ lên hàng loạt những chân dung gớm ghiếc như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… khiến cho con người ghê tởm với cái xấu, cái ác, với cường quyền.Hàng loạt những nhân vật trong văn học hiện thực 1930-1945 như Nghị Quế, Nghị Lại, Nghị Hách, Bá Kiến, Xuân tóc đỏ… khiến cho người đọc thấy xã hội thực dân phong kiến đen tối, xấu xa, tàn bạo, không còn cơ sở để đứng vững. Văn học chân chính còn ca ngợi những hành động đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn đối với con người. Lục Vân Tiên, một anh học trò “bẻ cây làm gậy” tả đột hữu xung đánh tan bọn cướp cứu người lương thiện là một biểu dương sức mạnh chính nghĩa. Chị Dậu nổi giận đánh bọn cai lệ là một hành vi của bản lĩnh, của nhân cách rất cần thiết trong cuộc sống. Bà Má Hậu Giang chửi vào mặt lũ thực dân và bọn tay sai là hạnh động anh hùng để bảo vệ lí tưởng cao đẹp. Cao hơn nữa là những hành động đầy ý thức có tổ chức và đấu tranh thắng lợi, cải tạo được hoàn cảnh, như trong “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi.Văn học chân chính có khả năng góp phần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người, làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Văn học giúp con người nhận thức xã hội và thế giới tự nhiên, nhưng chủ yếu là tự nhận thức, là giúp cho con người tự cải tạo và hoàn thiện bản thân mình. Văn học định hướng và chuẩn bị cho cá nhân những diều kiện để làm cuộc hành trình tinh thần hoàn thiện nhân cách bên trong của mình. “Đôi mắt” của Nam Cao trang bị cho chúng ta một cách nhìn đời sáng suốt. “Con cá chột nưa” của Tố Hữu cảnh giới cho chúng ta chủ nghĩa cá nhân rất nguy hiểm. “Chữ người tử tù” biểu dương một nhân cách cao đẹp trong sự hài hòa giữa cái đẹp và cái dũng.Thơ trữ tình tác động mãnh liệt vào tâm trí của người đọc. Những hình tượng thơ có giá trị nghệ thuật cao truyền cho người đọc một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả, đồng thời cũng kích thích con người thái độ căm ghét cái xấu, cái tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Thế mới biết thơ có tác dụng giáo dục lớn lao đối với con người.Khổng Tử đã từng nhận xét về Kinh Thi: “Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ nộ…” Lời nhận xét của Khổng Tử đối với Kinh Thi của Trung Quốc có thể hiểu rộng đó là nhận xét chung đối với văn học chân chính. Hiểu theo Khổng Tử, văn học chân chính có thể mang lại cảm hứng cho con người, văn học chân chính có khả năng mở rộng tầm mắt của con người, văn học chân chính có khả năng đoàn kết con người (tất nhiên lad để chiến đấu cho cái thiện toàn thắng). Văn học chân chính còn có khả năng gây cho con người lòng căm phẫn đối với cái xấu, cái ác, cái tàn bạo… Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người là vì thế.
Chức năng chủ yếu của văn học. Nội dung của từng chức năng đó là gì?
                                                BÀI LÀM       Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đúng đặc thù của bộ môn “ Văn học và nhân học”.       Là khoa học khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – tôn giáo - thẩm mỹ.       Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có  khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng “ Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tự như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”       Qua mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính ta có thể thấy cuộc sống dường như đang phập phồng trong từng con chữ. Đọc Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đền của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...chúng ta đều hiểu khá đầy đủ về cuộc sống khổ cực của người dân Việt Nam trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng tháng Tám...Tiếng trống , tiếng từ rúc trong nhưng ngày nộp sưu thuế, tiếng thét uất nghẹ của kẻ không – được – làm - người, một lưỡi dao vung lên, một vũng máu tươi, một cuộc đời đi vào ngõ cụt...tất cả giúp chúng ta nhận thức sâu sắc bi kịch về số phận con người trong xã hội cũ. Qua những tác phẩm như Hòn đất của Anh Đức, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi..chúng ta hiểu biếtt hêm nhiều về cuộc chiến dấu gian khổ, hi sinh và rất anh hùng cảu nhân dân trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc... Và ngay cả khi đọc Chiến tranh và hoà bình của Lép Tônxtôi, ta có thể hình dung ngay được toàn bộ đời sống nước Nga thế kỉ XIX, những con người Nga, tính cách Nga kiên cường nhân hậu...Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nó phức tạp như chính bản thân nó vậy, nhiều khi những vấn đề buộc ta tìm tòi suy nghĩ, lại không hiện rã mà tiềm ẩn, chứa đựng trong muôn vàn sự vịêc khác. Tiếp xúc với thế giới những tác phẩm văn học lớn, chúng ta tiếp cận gần hơn với cuộc sống, hiểu rõ hơn, thấu đáo kĩ càng hơn cuộc sống con người và cả chính bản thân mình. Ta bắt đầu nắm bắt đuợc chân lí của cuộc sống, hiểu và khám phá ra những quy luật của cuộc sống. Hãy lắng nghe tiếng giã gạo:                             Gạo đem và giã bao đau đớn                             Gạo giã xong rồi trắng tựa bông bay                             Sống ở trên đời, người cũng vậy.                             Gian nan rèn luyện mới thành công                                                                                           (Hồ Chí Minh)       Tiếng giã gạo là âm thanh đời thường, thế nhưng qua thơ Bác là cả một chân lí sống, một quan điểm nhân sinh : “Gian nan rèn luyện mới thành công”.       Từ nhận thức về đời sống xã hội, con người được văn học giúp đỡ, đã cho ta nhận thức được tâm hồn của chính mình, để từ đó có thái độ dẫn đến việc làm, thích hợp với cuộc sống xung quanh. Đọc câu thơ của Hồ Xuân Hương “Ví đây đổi phận làm trai được” ta thấy rõ hơn khát vọng sống mãnh liệt của người phụ nữ dưới thời phong kiến, muốn sống tự do, muốn làm nên sự nghiệp như các đấng mày râu nhưng thường xuyên bị các thê slực thống trị đầy đoạ, vùi dập... Từ đó, trên cơ sở so sánh với xã hội hôm nay, ta sẽ cảm nhận sâu sắc với cuộc đời chìm nổi của  người phụ nữ trong xã hội cũ và biết trân trọng xã hội mới tạo ra cho con người quyền sống chính đán. Do đó chức năng nhận thức của văn học nhằm mục đích giúp con người khám phá ra chính bản thân mình.       Bên cạnh chức năng nhận thức là chức năng giáo dục. Qua mỗi tác phẩm văn học, cuộc sống không chỉ phản ánh đơn thuần là bản thân nó mà đằng sau mỗi sự việc, hiện tượng cụ thể là những cái lớn hơn, những vấn đề đặt ra cho chúng ta buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải tìm tòi.       Nếu văn học từ thời xa xưa được sáng tác chỉ vì mục đích giải trí hoặc làm những bài kinh cầu tế lễ...thì ngày nay nó vượt xa cái giới hạn đó để trở thành người bạn, người thầy cùng đồng hanh với chúng ta. Đọc những câu ca dao, những tác phẩm văn học ca ngợi non sông đất nước, ta bỗng thấy yêu hơn những cánh đồng,những dòng sông, những đêm trắng : “Hoa cau rụng trắng ngoài thềm:...ta bỗng thấy yêu hơn tiếng à ơi cảu mẹ, tiếng võng kẽo kẹt mỗi trưa hè...       Đọc những áng hùng văn của Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi...ta rất đỗi tự hào về dân tộc ta, tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước ta... để từ đó quyết tâm bảo vệ và phát huy truyền thống đó.       Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, nhận thấy sự bất công xã hội, ta cảm thấy sâu sắc với thân phận người phụ nữ và căm giận cho những tội các của giai cấp thống trị phong kiến trong thời buổi mạt vận đó.       Chính truyền thống “tôn sư trọng đạo”. truyền thống anh hùng của dân tộc thông qua văn học, đã tác động mạnh đến con người, làm cho con người biết yêu thương quý trọng cái tốt, cái đẹp, căm ghét cái ác cái xấu. Tóm lại, nói văn học có chức năng giáo dục thông qua nhận thức là nói đến việc giáo dục đạo đức con người.       Tuy nhiên nếu một số tác phẩm văn học có thể l

File đính kèm:

  • doc7 chuyen de ly luan van hoc .doc