Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Ninh (Đề 2) (Có đáp án)

Câu 1: Nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn vì có tính chất nào sau đây?

 A. Có ánh kim. B. Tính dẫn nhiệt.

 C. Tính dẻo. D. Tính dẫn điện.

Câu 2: Ở điều kiện thích hợp, metan tác dụng với chất nào sau đây tạo thành CO2 và H2O?

 A. HCl. B. Br2. C. O2. D. Cl2.

Câu 3: Oxit nào sau đây là oxit axit?

 A. SO3. B. K2O. C. CuO. D. Fe3O4.

Câu 4: Trong phân tử etilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

 A. hai liên kết đôi. B. một liên kết ba.

 C. một liên kết đơn. D. một liên kết đôi.

Câu 5: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là

 A. SO3. B. SO2. C. CO2. D. K2O.

Câu 6: Dung dịch muối nào sau đây không phản ứng với Fe?

 A. CuSO4. B. FeCl3. C. MgCl2. D. AgNO3.

Câu 7: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường saccarozơ chứa trong cốc thủy tinh, hiện tượng quan sát được là:

 A. Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành đen.

 B. Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc.

 C. Màu trắng của đường chuyển thành khối màu đen xốp và bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc.

 D. Màu trắng của đường chuyển thành khối màu nâu xốp và bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc.

Câu 8: Phản ứng nào dưới đây chứng minh axit axetic mạnh hơn axit cacbonic?

 A. 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2.

 B. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O.

 C. CH3COOH + 2O2 2CO2 + 2H2O.

 D. 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Ninh (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ 02
(Luyện thi vào lớp 10 THPT)
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN HÓA HỌC
(Thời gian làm bài: 45 phút)
CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT TRONG TỪNG CÂU HỎI
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; Cl=35,5; N=14; P=31; C=12; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Al=27; Fe=56; Cu=64; Ag=108.
Câu 1: Nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn vì có tính chất nào sau đây?
	A. Có ánh kim.	B. Tính dẫn nhiệt.
	C. Tính dẻo.	D. Tính dẫn điện.
Câu 2: Ở điều kiện thích hợp, metan tác dụng với chất nào sau đây tạo thành CO2 và H2O?
	A. HCl.	B. Br2.	C. O2.	D. Cl2.
Câu 3: Oxit nào sau đây là oxit axit?
	A. SO3.	B. K2O.	C. CuO.	D. Fe3O4.
Câu 4: Trong phân tử etilen, giữa hai nguyên tử cacbon có
	A. hai liên kết đôi.	B. một liên kết ba.
	C. một liên kết đơn.	D. một liên kết đôi.
Câu 5: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là
	A. SO3.	B. SO2.	C. CO2.	D. K2O.
Câu 6: Dung dịch muối nào sau đây không phản ứng với Fe?
	A. CuSO4.	B. FeCl3.	C. MgCl2.	D. AgNO3.
Câu 7: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường saccarozơ chứa trong cốc thủy tinh, hiện tượng quan sát được là:
	A. Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành đen.
	B. Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc.
	C. Màu trắng của đường chuyển thành khối màu đen xốp và bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc.
	D. Màu trắng của đường chuyển thành khối màu nâu xốp và bị khí đẩy lên khỏi miệng cốc.
Câu 8: Phản ứng nào dưới đây chứng minh axit axetic mạnh hơn axit cacbonic?
	A. 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2.
	B. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O.
	C. CH3COOH + 2O2 2CO2 + 2H2O.
	D. 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2.
Câu 9: Dùng phương pháp nào sau đây để loại bỏ Cu ra khỏi hỗn hợp Cu và Ag?
	A. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch Cu(NO3)2.	B. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
	C. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HCl.	D. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch AgNO3 dư.
Câu 10: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là
	A. 6,72 lít.	B. 2,24 lít.	C. 8,96 lít.	D. 3,36 lít.
Câu 11: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa X. Sục tiếp CO2 vào cho đến dư, thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch trong suốt chứa muối Y. Chất X, Y là
	A. CaO; Ca(HCO3)2.	B. CaCO3; Ca(HCO3)2.
	C. Ca(HCO3)2; Ca(OH)2.	D. CaCO3; Ca(OH)2.
Câu 12: Phương trình đốt cháy hiđrocacbon X như sau: 
Hiđrocacbon X là
	A. C2H6.	B. C2H2.	C. CH4.	D. C2H4.
Câu 13: Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch natri hiđroxit và canxi hiđroxit là
	A. dung dịch natri cacbonat.	B. dung dịch axit clohiđric.
	C. dung dịch bari clorua.	D. dung dịch natri clorua.
Câu 14: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ngoài ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím. Hiện tượng quan sát được là
	A. Màu nâu đỏ của khí clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sáng màu xanh.
	B. Màu vàng lục của khí clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sáng màu đỏ.
	C. Màu nâu đỏ của khí clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sáng màu đỏ.
	D. Màu vàng lục của khí clo mất đi, giấy quỳ tím không chuyển màu.
Câu 15: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng(II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là
	A. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
	B. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
	C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
	D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
Câu 16: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch X. Nếu cho một lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa là
	A. 19,7 gam.	B. 147,75 gam.
	C. 88,65 gam.	D. 118,2 gam.
Câu 17: Cho sơ đồ sau:	CH2 = CH2 + H2O X
X + O2 Y + H2O
X + Y CH3COOC2H5 + H2O
X, Y lần lượt là
	A. C2H5OH, CH3COOH.	B. C2H5OH, CH3COONa.
	C. C2H4, C2H5OH.	D. C2H6, C2H5OH.
Câu 18: Thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 5 lít khí thiên nhiên chứa 95% metan; 2% nitơ; 2% khí cacbon monooxit và 1% cacbon đioxit là (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
	A. 9,5 lít.	B. 9,55 lít.	C. 5 lít.	D. 4,75 lít.
Câu 19: Để nhận biết các bình khí CH4, C2H4, CO2 và SO2 nên dùng phương pháp hóa học là
	A. nước Br2 và O2 (đốt cháy).	B. O2 (đốt cháy) và dung dịch Ca(OH)2.
	C. nước Br2 và dung dịch Ca(OH)2.	D. dung dịch NaOH và nước Br2.
Câu 20: Cho 200 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là
	A. 6,72 lít.	B. 4,48 lít.	C. 3,36 lít.	D. 2,24 lít.
Câu 21: Chia 11,52 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na dư, thu được 1,232 lít H2 (đktc). Đun phần hai với H2SO4 đặc, thu được m gam este với hiệu suất 80%. Giá trị của m là
	A. 3,520.	B. 4,224.	C. 4,400.	D. 5,280.
Câu 22: Hòa tan hết 22,75 gam một muối sắt clorua vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa màu trắng. Lọc kết tủa, sấy khô và cân thì có khối lượng là 60,27 gam. Khối lượng phân tử của muối sắt clorua là
	A. 160.	B. 208.	C. 162,5.	D. 127.
Câu 23: Cho 24,64 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, N2 có tổng khối lượng là 32,4 gam đi qua 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 7,88.	B. 3,94.	C. 15,76.	D. 19,70.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm ancol CH3OH, C2H5OH, C3H7OH rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 80 gam kết tủa. Thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là
	A. 16,8 lít.	B. 21,28 lít.	C. 23,52 lít.	D. 26,88 lít.
Câu 25: Khi cho 7,2 gam Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, thấy có 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối Al2(SO4 )3, H2O và sản phẩm khử X. Vậy X là
	A. SO2, H2S.	B. SO2.	C. H2S.	D. S.

File đính kèm:

  • docky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2020_2.doc