Kiến thức về tuần hoàn
TUẦN HOÀN MÁU VÀ BẠCH HUYẾT
I. Sự tiến hóa hệ tuàn hoàn
- Hệ tuần hoàn hở: động vật không xương sống (chân khớp, thân mềm, .): có kích thước nhỏ, tim chưa phát triển nên máu bơm vào mạch với áp suất thấp, máu chảy chậm, được tim bơm vào các động mạch, chuyển vào khe kẽ giữa các tế bào tạo thành dịch mô, tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau khi tiếp nhận các sản phẩm chuyển hóa của tế bào, dịch mô lại tập trung vào các tĩnh mạch để vào tim mà động mạch nhỏ với tĩnh mạch nhỏ, không được nối bằng hệ thống mao mạch như ở hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn kín: giun đốt, giun tròn, ruột khoang, . Giun đốt chưa tiến háo bằng chân khớp, thân mềm. Ở giun đốt tim mới chỉ là tim bên, còn rất sơ khai, nối giữa mạch bụng và mạch lưng. Máu vận chuyển được trong cơ thể, thắng được sức cản (ma sát) của mao mạch trong hệ tuần hoàn kín là nhờ hoạt động hỗ trợ của các bao cơ khi di chuyển, giúp cho sự vận chuyển của dịch thể xoang và được coi như hoạt động đẩy máu của bộ “tim nước”. Đây chỉ là một hình thức thích nghi với đời sống của giun đốt chứ không phải là một đặc điểm tiến hóa.
II là anpha2 globulin huyết tương do gan tiết ra với sự có mặt của VTM K) thành thrombin. Chính thrombin, cuối cùng sẽ biến fibrinogen (yếu tố I) thành fibrin đơn phân, được yếu tố XIII chuyển thành fibrin đa phân để tạo cục máu đông. SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU 2. Chống đông máu Cơ chế đông máu là phản ứng của cơ thể chống mất máu. Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu cách chống đông máu (giữ máu cần sử dụng trong truyền máu khi người bị nạn, mất nhiều máu hoặc trong phẫu thuật, ) - Chúng ta cũng biết Ca2+ là một yếu tố quan trọng tham gia vào sự hoạt hóa một số các yếu tố đông máu, nếu thiếu Ca2+ thì máu sẽ không đông. Vì vậy, có thể dùng kalioxalat hay amonioxalat hòa vào máu sẽ tạo thành canxioxalat, máu mất ion canxi sẽ không đông, cũng có thể dùng natrixitrat hoặc amonixitrat sẽ tạo ra canxixitrat làm mất Ca2+ của máu (dùng các hợp chất xitrat phổ biến hơn vì không độc như các hợp chất oxalat). - Có thể tráng bình chứa máu trong ngân hàng máu bằng silicon trơn láng, sẽ ngăn cản được sự hoạt hóa do tiếp xúc của yếu tố Hageman và tiểu cầu để ức chế đông máu nội sinh. - Heparin cũng có thể được sử dụng không chỉ để chống đông máu trong cơ thể khi phẫu thuật mà còn sử dụng trong chống đông máu vì haparin làm tăng cường tác dụng của một số chất có trong máu ngăn cản sự hình thành của thrombin (antithrombin III) gây bất hoạt các yếu tố XII, IX và X Ngăn cản sự đông máu trong phẫu thuật thì ngoài heparin người ta còn sử dụng coumarin. Coumarin có tác dụng ngăn cản tác dụng của VTM K trong sự hình thành cac yếu tố II, VIII, IX, X nên máu không đông. IV.Truyền máu - Máu của những người khác nhau có thể có những kháng thể và khác nguyên khác nhau, làm cho kháng thể có trong huyết tương của người này có thể phản ứng với kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của người khác gây tai biến. - Trên màng hồng cầu người, khoa học đã phát hiện có 30 loại kháng nguyên thường gặp và hàng trăm loại kháng nguyên hiếm gặp. Tuy nhiên trong thực tế có 2 nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây ra phản ứng trong truyền máu là: nhóm máu ABO và nhóm máu Rh (Rhesus) 1. Nhóm máu ABO - Năm 1900 do Karl Landsteiner phát hiện ra các nhóm máu A, B, AB, O (ông nhận giải thưởng Nobel năm 1933) - Các kháng thể có trong huyết tương và có phản ứng với các kháng nguyên tương ứng trên màng hồng cầu. Vì vậy, trong một cơ thể nếu đã có kháng nguyên A thì không thể có kháng thể chống A (kí hiệu anpha) mà chỉ có kháng thể bêta và nếu có kháng nguyên B thì không thể có kháng thể chống B (kí hiệu bêta) mà chỉ có kháng thể anpha nhưng nếu không có cả kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu (nghĩa là thuộc nhóm máu O) thì trong huyết tương của họ có cả anpha lẫn bêta. Còn người đã có nhóm máu AB thì trong huyết tương của họ không có kháng thể nào chống AB. 2. Các nguyên tắc truyền máu - Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. - Phải truyền từ từ, tránh “gây xốc” cho người nhận đặc biệt là tránh cho hồng cầu của người nhận bị ngưng kết bởi lượng kháng thể trong huyết tương của người cho vào quá nhanh và nhiều, mặc dầu là phù hợp giữa người cho và người nhận. An toàn nhất là người cho và người nhận là cùng nhóm máu 3. Nhóm máu Rh a. Nhóm Rh (Rhesus) là tên của loài khỉ phát hiện lần đầu tiên vào năm 1940 kháng nguyên Rh ở chúng. Sự khác nhau giữa nhóm ABO và nhóm máu Rh ở chỗ kháng thể của nhóm ABO là kháng thể tự nhiên còn của nhóm Rh là kháng thể miễn dịch Nhóm máu Rh được xác định bởi 3 gen C, D và E. Mỗi gen gồm 2 alen là C-c, D-d, E-e. Tổng cộng có 6 loại kháng nguyên nhưng ở mỗi người chỉ có thể có một gen trong mỗi cặp, chẳng hạn C, d, E hoặc CDE. Kháng nguyên D phổ biến nhất và cũng có tính kháng nguyên mạnh nhất so với các kháng nguyên khác của nhóm (hệ) Rh nên người có kháng nguyên D được coi là người Rh+, những người không có kháng nguyên D được coi là Rh-. Các người có kháng nguyên C hoặc E vẫn có thể gây phản ứng trong truyền máu nhưng rất nhẹ. Việt Nam tỉ lệ người Rh+/ Rh- là 99,92%/0,08% b. Sự tạo thành kháng thể chống Rhesus Đây là đáp ứng miễn dịch với Rh, xảy ra rất chậm. Nếu người có Rh- khi tiếp nhận máu của người có Rh+ thì sẽ tạo kháng thể chống Rh, phải sau từ 2 đến 4 tháng nồng độ kháng thể chống Rh mới đạt mức tối đa, có thể dẫn tới phản ứng ngưng kết và phá vỡ hồng cầu của người có Rh+ trong lần truyền sau Trong trường hợp mẹ có Rh- bố có Rh+, đứa trẻ được di truyền Rh+ từ bố. Quá trình tạo kháng thể chống Rh+ của mẹ trong có thai lần đầu không đủ để gây nguyên hiểm cho thai, nhưng khó sinh con lần thứ hai được an toàn vì khi mang thai các lần sau, kháng thể chống Rh+ được tạo ra khá lớn đủ để khuếch tán vào bào thai qua nhau thai tạo nguy hiểm cho thai, gây ngưng kết và phá hủy hồng cầu, thể hiện rõ qua hội chứng tăng nguyên hồng cầu của bào thai có thể dẫn tới chết thai do thiếu máu nặng. V. Miễn dịch Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại sự nhiễm bệnh một cách cso hiệu quả Vi sinh vật vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, khống khí, các đồ vật con người tiếp xúc, số lượng có thể gấp hàng vạn lần số tế bào của cơ thể chúng ta. May thay chúng ta có những con đường bảo vệ chống các tác nhân gây bệnh, đó là: 1. Hàng rào bên ngoài ngăn cản sự tấn công hàng ngày của chúng như da và lớp màng nhầy, cac dịch cơ thể (lizozim trong miệng, HCl trong dịch vị, độ đậm axit trong âm đạo, ) 2. Các phản ứng như viêm, sốt và các cuộc tấn công tích cực đối với các tác nhân gây bệnh. Các cơ chế chống bệnh có hiệu quả rộng rãi đối với chúng đã có từ khi mới sinh. 3. Hệ thống miễn dịch không những “đánh bại” kẻ xâm lược (các tác nhân gây bệnh) mà còn “ghi nhớ” về kẻ xâm lược đó để có thể đánh bại nhanh chóng hơn nếu chúng còn quay lại trong tương lai Hai cơ chế 1 và 2 là sự đề kháng không đặc hiệu (miễn dịch không đặc hiệu), cơ chế 3 là miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thích ứng) - Miễn dịch không đặc hiệu + Phản ứng viêm + Protein chống vi khuẩn (inteferon và hệ thống bổ thể) + Sốt + Thực bào - Miễn dịch đặc hiệu + Miễn dịch dịch thể hay miễn dịch kháng thể + Miễn dịch tế bào hay miễn dịch qua trung gian tế bào TUẦN HOÀN MÁU VÀ BẠCH HUYẾT I. Sự tiến hóa hệ tuàn hoàn - Hệ tuần hoàn hở: động vật không xương sống (chân khớp, thân mềm, ..): có kích thước nhỏ, tim chưa phát triển nên máu bơm vào mạch với áp suất thấp, máu chảy chậm, được tim bơm vào các động mạch, chuyển vào khe kẽ giữa các tế bào tạo thành dịch mô, tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau khi tiếp nhận các sản phẩm chuyển hóa của tế bào, dịch mô lại tập trung vào các tĩnh mạch để vào tim mà động mạch nhỏ với tĩnh mạch nhỏ, không được nối bằng hệ thống mao mạch như ở hệ tuần hoàn kín - Hệ tuần hoàn kín: giun đốt, giun tròn, ruột khoang, . Giun đốt chưa tiến háo bằng chân khớp, thân mềm. Ở giun đốt tim mới chỉ là tim bên, còn rất sơ khai, nối giữa mạch bụng và mạch lưng. Máu vận chuyển được trong cơ thể, thắng được sức cản (ma sát) của mao mạch trong hệ tuần hoàn kín là nhờ hoạt động hỗ trợ của các bao cơ khi di chuyển, giúp cho sự vận chuyển của dịch thể xoang và được coi như hoạt động đẩy máu của bộ “tim nước”. Đây chỉ là một hình thức thích nghi với đời sống của giun đốt chứ không phải là một đặc điểm tiến hóa. Nói chung, hệ tuần hoàn kín được đặc trưng bởi: + Có mao mạch nối giữa động mạch với tĩnh mạch, nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào qua nước mô + Máu chảy nhanh và mạnh, phân phối đến các tế bào kịp thời, đảm bảo nhu cầu cao của cơ thể. - Hướng tiến hóa: Từ tim 2 ngăn với 1 vòng tuần hoàn, đến tim 3 ngăn với 2 vòng tuần hoàn máu pha trộn nhiều ở lưỡng cư, tiến tới pha trộn ít ở bò sát khi tâm thất xuất hiện vách ngăn hụt, đến cuối cùng trở thành tim 4 ngăn khi tâm thất được ngăn hoàn toàn chia thành tâm thất phải và trái, máu từ cơ thể về không còn hòa lẫn chút nào với máu từ phổi về, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao ở chim và thú. II. Cấu tạo và hoạt động của tim 1. Cấu tạo và hoạt động của cơ tim - Tế bào cơ tim là cơ vân, tế bào cơ tim ngắn, dày và phân nhánh, dài 50-100µm, đường kính 10-20 µm, thường chỉ có một nhân nằm ở vị trí trung tâm. Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương. Một số tế bào cơ tim biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. - Hoạt động của cơ tim: Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả hoặc không” do xung phát ra từ nút xoang nhĩ – trung tâm phát nhịp tự động của tim. Tim tự phát nhịp tự động khi điện thế đạt tới ngưỡng, còn sự thay đổi nhịp tim (nhanh-chậm) và lực co tim (mạnh-yếu) là phụ thuộc vào sự điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh sinh dưỡng (giao cảm hoặc đối giao cảm). Hoạt động của tim là hoạt động vô thức, trong khi hoạt động co của cơ xương là hoạt động có ý thức. Tế bào cơ tim có thời gian co kéo dài hay ngắn là tùy ngăn tim: tế bào cơ thành tâm nhĩ co kéo dài 10% giây, trong khi tế bào thành cơ các tâm thất co kéo dài 25-30% giây, đủ để máu được tống đi khỏi ngăn tim vào hệ mạch của vòng tuần hoàn nhỏ hoặc lớn. Ngoài ra hoạt động của cơ tim cong tuân theo quy luật Frank-Starling: “Cơ tim càng bị căng, co càng mạnh” nó không phụ thuộc vào cường độ và nhịp kích thích. 2. Khả năng tự phát nhịp của nút xoang nhĩ Nút xoang nhĩ trong hệ dẫn truyền tim có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn cac tế bào khác của cơ thể (xương, thần kinh, ). Điện thế nghỉ của nút xoang nhĩ bắt đầu khoảng -60mV và đi lên, thể hiện một sự khử cực dần gọi là điện thé phát nhịp do có một Na+ mở và Ca2+ từ dịch ngoại bào tràn vào gây nên pha khử cực của điện hoạt động mà đỉnh đạt mức trên 0mV một chút. Tại thời điểm này kênh K+ mở và K+ tràn ra ngoài tế bào nút xoang nhĩ gây nên pha tái phân cực của điện hoạt động. Lúc pha này hoàn tất thì kênh K+ đóng lại và điện phát nhịp lại bắt đầu để tạo nhịp tiếp theo. Xung phát ra từ nút xoang nhĩ sẽ dẫn truyền sang thành cơ của 2 tâm nhĩ, rồi đến nút nhĩ thất, theo bó His và mạng Puôckin đến các cơ thành tâm thất gây co đồng thời hai tâm thất. Như vậy, nút xoang nhĩ là nơi phát nhịp cho toàn hệ dẫn truyền, gây co tim một cách nhịp nhàng, các nhịp cách nhau khoảng 0,8s tạo ra nhịp tim khoảng 75 nhịp/phút (tần số co tim). Tuy vậy nhịp tim cũng chịu sự điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh sinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể tùy lúc. 3. Dẫn truyền xung thần kinh trong hệ dẫn truyền - Điện phát nhịp xuất từ nút xoang nhĩ dẫn truyền nhanh tới các cơ tâm nhĩ với tốc độ 1m/s, gây co hai tâm nhĩ gần như đồng thời, rồi tới nút nhĩ thất mất khoảng 5%s. - Nút nhĩ thất là các tế bào cơ rất mảnh nên xung truyền đi với vận tốc giảm xuống khoảng 0,05m/s. Sự chậm trễ xung tại nút nhĩ thất vào khoảng 10%s (giống sự ách tắc giao thông trong một con đường hẹp). Sự chậm trễ này cho phép tâm thất có thời gian để nhận đầy máu trước khi bắt đầu co. - Cơ tâm thất có tốc độ dẫn truyền chỉ khoảng 0,3-0,5m/s nhưng các tín hiệu (xung) đi qua bó His và mạng Puôckin với vận tốc 4m/s, nhanh nhất trong hệ dẫn truyền tim. Kết quả toàn bộ cơ tâm thất khử cực trong vòng 20%s kể từ sau khi nút xoang nhĩ bị hưng phấn, gây nên sự co tâm thất gần như đồng thời. Xung thần kinh tới các các trụ cơ gắn với các dây chằng van trước các phần cơ tim còn lại, vì vậy các cơ này co và bắt đầu làm căng các dây chằng một lúc trước khi tâm thất co, đẩu máu đóng van nhĩ thất. Tâm thất co bắt đầu từ mỏm tim, là phần bị kích thích trước tiên và đẩy máu qua các van bán nguyệt vào các động mạch chủ và động mạch phổi. - Cơ tim có điện thế nghỉ ổn định là -90mV và sự khử cực chỉ xảy ra khi bị kích thích bởi hệ dẫn truyền tim. - Khi cơ tim bị kích thích, cổng Na+ mở làm Na+ tràn vào và sự khử cực tế bào đạt tới ngưỡng. Khi tới ngưỡng các cổng Na+ nhanh chóng mở thêm nhiều, thúc đẩy sự tràn vào của Na+ làm bên trong màng tế bào chuyển sang điện tích dương một cách nhanh chóng. Điện thế hoạt động đạt đỉnh ở gần +30mV. Cổng Na+ đóng lại rất nhanh và pha đi lên của dòng điện hoạt động là rất ngắn. Do dòng điện hoạt động làn truyền trong màng bào tương đã làm mở các kênh Ca chậm cho phép Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào tế bào. Ca2+ này gắn vào kênh Ca nhanh trên mạng nội cơ tương kích thích làm mở các kênh này và giải phóng một lượng lớn Ca2+ từ SR vào trong bào tương (cơ tương). Làn sóng Ca2+ thứ hai này tràn vào sẽ kết hợp với trôponin và thúc đẩy sự co cơ như ở cơ xương. SR cung cấp tới 90-98% lượng Ca2+ cần cho sự co tim. .. 4. Các pha co tim a. Pha dãn tim (pha nghỉ) Trong pha dãn tim, đầu tiên là tâm nhĩ, sau là tâm thất đều dãn, máu được chảy về tâm nhĩ, van nhĩ thất lức này cũng mở do tâm thất bắt đầu dãn, hút máu từ tâm nhĩ xuống, tiếp đó là pha co tâm nhĩ. b. Pha co tâm nhĩ Khi nút xoang nhĩ khởi phát truyền đến kích thích các cơ thành tâm nhĩ làm tâm nhĩ co gần như đồng thời (tâm nhĩ phải co trước một chút so với tâm nhĩ trái, vì xung truyền đến tâm nhĩ phải trước). Tâm nhĩ co làm huyết áp trong tâm nhĩ tăng và máu được tống xuống thêm phần máu vừa từ xoang tĩnh mạch đổ về. Cuối pha này, mỗi tâm thất chứa một thể tích máu khoảng 130ml gọi là thể tích cuối tâm trương trong đó lượng máu do tâm nhĩ co chỉ chiếm 40ml (31%), tiếp theo giai đoạn dãn tâm nhĩ là pha co tâm thất (tâm thu). c. Pha co tâm thất Hoạt động của tâm thất được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn co đẳng tích hay còn gọi là giai đoạn tăng áp. Khi xung từ nút nhĩ thất truyền theo bó His và mạng Puốckin tới kích thích các cơ thành tâm thất. Tâm thất co, áp suất máu trong tâm thất bắt đầu tăng trong lúc tâm nhĩ đã dãn, trước hết làm đóng các van nhĩ thất, lúc này các van động mạch (van tổ chim hay van bán nguyệt, cũng còn gọi là van thất động) vẫn đóng mà cơ thành tâm thất vẫn tiếp tục co làm áp suất máu trong tâm thất tiếp tục tăng nhưng thể tích máu vẫn giữ nguyên nên giai đoạn này có tên là giai đoạn co đẳng tích hay giai đoạn tăng áp. - Giai đoạn tống máu Giai đoạn tăng áp kéo dài cho tới khi tâm thất tiếp tục co làm cho áp suất máu trong các tâm thất vượt xa huyết áp tối thiểu trong các động mạch chủ 980mm Hg) và động mạch phổi (10mm Hg) mới làm mở các van động mạch để bước tiếp sang giai đoạn tống máu. Máu được tống nhanh và mạnh vào động mạch chủ với huyết áp đạt tới 120mm Hg và động mạch phổi với huyết áp lên tới 25mm Hg rồi chậm dần do huyết áp giảm. Sự tống máu của tâm thất kéo dài 20-25% giây ứng với cao nguyên trong điện hoạt động của cơ tim nhưng hơi lùi về phía sau một chút. Cuối pha co tâm thất là pha dãn tâm thất. d. Pha dãn tâm thất. gồm 2 giai đoạn - Giai đoạn dãn đẳng tích. Khi tâm thất bắt đầu dãn, áp suất máu trong tâm thất giảm dần, máu từ động mạch chủ và động mạch phổi có xu hướng chảy ngược trở lại, thúc vào các van bán nguyệt làm các van này đóng ập lại trong lúc các van nhĩ thất vẫn đóng kể từ lúc tâm thất bắt đầu co, tuy áp suất trong tâm thất đang giảm nhưng vẫn còn cao hơn áp suất máu trong tâm nhĩ nên trong giai đoạn này cả 4 van đều đóng, tâm thất dãn lúc này gọi là dãn đẳng tích. - Giai đoạn hút máu. Khi áp suất máu trong tâm thất thuộc giai đoạn dãn đẳng tích giảm xuống thấp hơn áp suất máu trong tâm nhĩ làm van nhĩ thất mở và máu chảy nhanh vào tâm thất như được hút vào, không chỉ máu ở trong tâm nhĩ mà cả từ các tĩnh mạch chủ về trong pha dãn chung của toàn bộ tim để chuẩn bị cho lần co tim tiếp theo trong chu kì tim. e. Khái quát những thay đổi thể tích máu trong chu kì tim của các ngăn tim - Thể tích cuối tâm thu (ESV) 60ml - Máu vào tâm thất trong lúc tâm nhĩ dãn + 30ml - Máu được tống thêm lúc tâm nhĩ co + 40ml Tổng cộng: Thể tích cuối tâm trương (EDV) 130ml Thể tích tâm thu (SV) - 70ml Còn lại: Thể tích cuối tâm thu (ESV) là 60ml 5. Tiếng tim, nhịp tim và điện tâm đồ III. Vận chuyển máu trong hệ mạch Động mạch và tĩnh mạch có 3 lớp: lớp mô liên kết (ngoài), lớp cơ trơn (giữa), lớp biểu mo (trong). Thành mao mạch chỉ có một lớp biểu mô - Các động mạch: có tính đàn hồi cao do lớp giữa là lớp cơ trơn dày, ngoài ra còn có các lớp đàn hồi mỏng lót trong ngoài lớp cơ trơn này. - Các tĩnh mạch đưa máu về tim ngược chiều trọng lực (thuộc các chi trên và chi dưới) đều có các van tổ chim hướng lên trên về phía tim (trừ tĩnh mạch chủ dưới). - Ở các động mạch tận, nơi phân nhánh vào các mao mạch có các cơ thắt (cơ vòng) để điều chỉnh dòng máu đi qua mao mạch. Mao mạch len lỏi vào khắp khe kẽ các mô (trừ mô sụn, màng giác và thể thủy tinh ở cầu mắt). 1. Huyết áp - Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch được tạo nên do lực co bóp của tim tống máu vào các động mạch. - Sự co dãn của tim khi tống máu vào động mạch đã tạo nên huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu. Ở người bình thường huyết ap tối đa 110-120mmHg và huyết áp tối thiểu là 70-80mmHg - Huyết áp tăng theo tuổi do các động mạch dãn ít và lực co không mạnh - Huyết áp được xác định chủ yếu bởi lực tống máu, thể tích máu và sức cản ngoại vi. + Lực tống máu là lượng máu tâm thất tống ra trong một phút theo công thức: Lực tống máu = Thể tích tâm thu x Tần số tim (ml/phút) + Thể tích máu có thể thay đổi tùy theo lượng nước vào ra khỏi cơ thể nhiều hay ít + Sức cản ngoại vi liên quan đến hệ mạch. Sức cản là do sự tiếp xúc của máu với hệ mạch trong quá trình vận chuyển từ tim đi, là kết quả của sự ma sát máu với thành mạch và tỉ lệ với ba biến số: độ nhớt của máu, độ dài và đường kính của mạch. -> Độ nhớt của máu chủ yếu là do số lượng hồng cầu và tỉ lệ albumin trong máu quyết định -> Độ dài của mạch: Máu vận chuyển càng xa tim lực ma sát càng tăng, huyết áp càng giảm tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch lớn hơn trong mao mạch mặc dù tĩnh mạch xa tim -> Đường kính của mạch: Khi mạch co huyết áp tăng, mạch dãn huyết áp giảm - Huyết áp giảm dần trong quá trình vận chuyển trong hệ mạch vì sức cản do ma sát tạo nên (ma sát với thành mạch và ma sát giữa các phần tử máu với nhau). Trong vòng tuần hoàn lớn huyết áp cao nhất ở động mạch chủ rồi giảm dần khi đi qua các động mạch lớn, động mạch nhỏ. Càng xa tim huyết áp càng giảm, huyết áp giảm mạnh nhất khi vận chuyển qua hệ thống mao mạch vì gặp sức cản rất lớn ở đây. Khi về tới tĩnh mạch huyết áp giảm chỉ còn 8-10mmHg ở các tĩnh mạch lớn và 0-2mmHg ở tĩnh mạch chủ. 2. Vận tốc máu - Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Trong vòng tuần hoàn lớn, vận tốc máu lớn nhất là ở động mạch chủ. Từ động mạch chủ tới mao mạch, vận tốc máu giảm dần do ba nguyên nhân: + Máu chuyển vận càng xa nên ma sát càng lớn. + Các động mạch nhỏ và các mao mạch có đường kính nhỏ hơn nhiều nên sức cản trở nên lớn hơn nhiều. + Tuy đường kính của từng mao mạch thì nhỏ nhưng tổng tiết diện hệ mao mạch lại rất lớn Động mạch chủ có tiết diện 3-5cm2, mao mạch 4500-6000cm2. Ngược lại vận tốc máu chảy từ mao mạch về tĩnh mạch chủ là tăng dần 3. Trao đổi chất giữa máu với các tế bào - Trao đổi chất và khí ở mao mạch nhờ áp suất lọc và lực tái hấp thu + Áp suất lọc ở đầu mao mạch là 33mm Hg – 20mm Hg = 13mm Hg -> 33mm Hg tổng lực thoát mạch -> 20mm Hg áp suất keo IV. Điều hòa hoạt động tim mạch 1. Điều hòa bằng cơ chế thần kinh - Trung khu điều hòa hoạt động tim mạch nằm ở hành tủy (ở sàn của não thất 4) tiếp nhận những thông tin từ các thụ thể tiếp nhận kích về huyết áp gọi là áp thụ quan hoặc thụ thể tiếp nhận những kích thích về thay đổi nồng độ các chất hòa tan trong máu (CO2, H+) gọi là hóa thụ quan nằm ở xoang động mạch cảnh (cổ) và cung động mạch chủ. Trung khu sẽ xử lí các thông tin này thông qua hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm các dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm đi tới tim mạch bằng con đường phản xạ. a. Khi huyết áp tăng cao Các áp thụ quan ở xoang động mạch cảnh theo dây Hering (số IX, lưỡi hầu) báo về trung khu điều hòa tim mạch, đồng thời áp thụ quan ở cung động mạch chủ bị hưng phấn cũng theo dây Cyon (số X, mê tẩu) báo về. Trung khu điều hòa tim mạch trong hành tủy sẽ gửi xung theo dây thần kinh mê tẩu (các sợi li tâm) đến tim làm giảm nhịp và cường độ co tim, kết quả làm huyế
File đính kèm:
- Kien thuc.doc