Giáo án Sinh học 10 - Tiết 15 - Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

vai trò của enzim trong quá trình Chuyển hoá vật chất

- Các chất trong tế bào chuyển háo chất nọ thành chất kia thông qua hàng loạt phản ứng hoá sinh. Mỗi phản ứng được điều khiển bởi một enzim đặc hiệu.

- Enzim xúc tác cho tốc độ phản ứng hoá học tăng cảc triệu lần, giúp tế bào duy trì được sự sống.

- Cơ thể sinh vật cũng có thể tạo ra các enzim ở rạng chưa hoạt động rồi khi cần thì hoạt hoá chúng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 11245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 15 - Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2013
Ngày giảng:.................10A1..................10A2.....................10A3
Tiết 15:
Bài 14: 
ENZIM VÀ VAI TRề CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRèNH CHUYỂN HểA VẬT CHẤT
A. MỤC ĐÍCH YấU CẦU.
	1. Kiến thức: 
	- Trình bày được khái niệm về enzim.
 	- Hiểu được cấu trúc cơ bản của enzim, tại sao enzim có tính đặc hiệu.
 	- Trình bày được cơ chế hoạt động của enzim.
 	- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính hoạt động của enzim, giải thích được các hiện tượng có liên quan đến hoạt tính của enzim.
 	 - Phân tích được cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất do sự điều chỉnh hoạt tính của enzim qua việc tìm hiểu vai trò của enzim .
	2. Kỹ năng: 
	  - Rèn luyện được tư duy hệ thống, phân tích, so sánh.
 	 - Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B. PHƯƠNG PHÁP.
	 - Vấn đỏp, tỡm tũi
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 - Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ số 14.1, 14.2 SGK, hình vẽ về sự tương thích giữa trung tâm hoạt động của enzim với cấu hình của cơ chất, phiếu học tập.
D. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG
	1.Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sỹ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Năng lượng là gì? Năng lượng trong tế bào tồn tại ở những dạng nào? Dạng nào là chủ yếu?
 	- Nêu cấu tạo của ATP? Tại sao nói ATP là vật chất cao năng, là đồng tiền năng lượng trong tế bào?
 	3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
 	GV sử dụng phiếu học tập.
	Hoạt động thảo luận.
 1. Cần có điều kiện gì để enzim xúc tác cho cơ chất?
 2. Tại sao khi tăng nhiệt độ tăng lên cao quá so với nhiệt độ tối ưu của một số enzim thì hoạt tính của enzim đó bị giảm thậm chí lại bị mất hoàn toàn?
 3. Chất ức chế và chất hoạt hoá enzim có vai trò gì trong quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động I: Hoạt động cả lớp.
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK và sử dụng các câu hỏi:
- Enzim là gì?
- Thành phần cấu tạo của enzim là gì?
- Thế nào là trung tâm hoạt động của enzim?
- Điều kiện để enzim xúc tác cho cơ chất là gì?
- Enim có tham gia vào phản ứng hay không? vì sao?
HS: đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
GV: Chuẩn hóa kiến thức.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và sử dụng các câu hỏi:
- Nêu cơ chế tác động của enzim?
- Tính đặc thù của enzim là gì? Tại sao enzim lại có tính đặc thù?
Hoạt động II: Hoạt động cả lớp
GV: Cho học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi. 
 - Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Lấy ví dụ minh hoạ?
HS : Đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
GV: chuẩn hóa kiến thức.
*Tớch hợp MT
- ễ nhiễm mụi trường cú ảnh hưởng tới hoạt tớnh của enzim khụng? 
- Tại sao cần tăng cường dựng thuốc trừ sõu vi sinh và hạn chế dựng thuốc trừ sõu húa học
Hoạt động III: Hoạt động cả lớp
 GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
- Quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào thực hiện được nhờ đâu?
- Enzim xúc tác cho các phản ứng hoá học xẩy ra nhanh chóng có vai trò gì đối với sự sống?
- Điều gì xẩy ra khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp?
HS: trả lời các câu hỏi.
Hoạt động IV: Hoạt động thảo luận nhóm
 GV: Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập. Chuẩn bị trong thời gian 4 phút.
HS: Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
GV: Điều khiển các nhóm học sinh tiến hành thảo luận. Cuối cùng GV chuẩn hoá kiến thức.
I. Enzim
 * Khái niệm enzim: Enzim là những chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. 
1. Cấu trúc
- Thành phần: Cấu tạo chính của enzim là Prôtein hoặc prôtêin liên kết với các chất không phải là prôtêin.
- Trung tâm hoạt động của enzim: Là vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất.
 + Cơ chất là chất chịu tác động của enzim.
- Enzim chỉ xúc tác cho cơ chất khi trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất.
 2. Cơ chế hoạt động
- Bước 1: Enzim liên kết với cơ chất tạo thành phức hệ enzim cơ chất.
- Bước 2: Enzim tương tác với cơ chất để tạo thành sản phẩm và enzim nguyên vẹn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa.
- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp.
- Nồng độ cơ chất: SGK.
- Nồng độ enzim: SGK.
- Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim.
 + Chất ức chế: là chất hoá học kìm hãm sự hoạt động của enzim.
 + Chất hoạt hoá: là những chất hoá học thúc đẩy sự hoạt động của enzim.
 II. vai trò của enzim trong quá trình Chuyển hoá vật chất
- Các chất trong tế bào chuyển háo chất nọ thành chất kia thông qua hàng loạt phản ứng hoá sinh. Mỗi phản ứng được điều khiển bởi một enzim đặc hiệu.
- Enzim xúc tác cho tốc độ phản ứng hoá học tăng cảc triệu lần, giúp tế bào duy trì được sự sống.
- Cơ thể sinh vật cũng có thể tạo ra các enzim ở rạng chưa hoạt động rồi khi cần thì hoạt hoá chúng.
- Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít thì gây nên bệnh rối loạn chuyển hoá trong tế bào.
	4. Củng cố: 
	GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm và hỏi.
 	- Theo em quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể ta cấn có sự tham gia của những enzim nào?
 	- Các enzim đó hoạt động trong môi trường như thế nào? 
	5. Hướng dẫn về nhà: 
 	 - GV yêu cầu học sinh về nhà đọc phần ghi chú SGK, hoàn thiện các bài tập cuối sách.
	6. Rỳt kinh nghiệm giờ dạy.
	........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 15.doc