Kiểm tra học kì I Ngữ văn 9

Câu 2. Lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu sau

2.1. Dòng nào sau đây chỉ ghi tên các văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật?

A. Bánh trôi nước; Qua đèo Ngang; Cảnh khuya.

B. Tiếng gà trưa; Qua đèo Ngang.

C. Qua đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà.

D. Cảnh khuya; Rằm tháng giêng

2.2. Dòng nào dưới đây chỉ ghi các cặp từ đồng nghĩa?

A. Tươi – héo; thưởng – phạt; cho – tặng.

B. Thành tích – thành quả; nhiệm vụ - nghĩa vụ; xinh – đẹp.

C.Trọng đại – to lớn; yếu đuối – yếu ớt; đẹp – xấu .

D. Lành – rách; đi - lại; hi sinh – bỏ mạng .

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản đã học ở kì I: về các tác phẩm văn học (giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, ); về phần tiếng Việt (Từ đồng nghĩa , Thành ngữ, Chữa lỗi về quan hệ từ); phần Tập làm văn (Văn biểu cảm) 
- Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ về kiến thức và năng lực diễn đạt. 
2. Kĩ năng
HS có kĩ năng tư duy, tạo lập văn bản. 
 3. Thái độ
Có ý thức độc lập, tự giác làm bài kiểm tra.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA 
- Hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan và kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: TLTK, đề bài, đáp án.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức học kì I.
D. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Phát đề
3. Thu bài
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Văn học
- Mùa xuân của tôi
- Cảnh khuya
- Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Nhận biết các văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường Luật (C2.1)
-Nhớ được bài thơ (C2)
- Xác định nội dung chính của đoạn văn (C1.1); nghệ thuật trong việc sử dụng hình ảnh (C1.2); nghệ thuật trong đoạn văn (C1.3); 
- Bộc lộ cảm xúc của tác giả về mùa xuân (C1)
Số câu:
Số điểm:
S.câu:1
S.điểm: 0,25
S.câu: 1
S.điểm: 1,0
S.câu: 3
S.điểm: 1,0
S.câu: 1
S.điểm: 1,0
S.câu: 6
S.điểm: 3,25
Chủ đề 2: Tiếng Việt
Từ đồng nghĩa 
- Thành ngữ 
- Chữa lỗi về quan hệ từ
- Xác định dòng ghi từ đồng nghĩa (C2.2)
- Xác định thành ngữ được hiểu theo nghĩa bóng
(C2.3)
- Chữa lỗi về quan hệ từ
 (C3)
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
S.câu: 3 S.điểm: 1,5
Chủ đề 3: TLV
- Văn biểu cảm 
- Nhận biết đặc điểm của văn bản biểu cảm (C2.4)
- Viết bài văn biểu cảm về con người (C4)
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 1
S.điểm: 0,25
S.câu: 1
S.điểm: 5,0
S.câu: 2 S.điểm: 5,25
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ:
TS câu: 3
TS điểm: 1,5
Tỉ lê 15%
TS câu: 7
TS điểm: 3,5
tỉ lệ: 35%
TS câu: 1
TS điểm: 5,0
Tỉ lệ: 50%
TS câu: 11
TS điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ BÀI
	I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
 Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.”
                                                         (Mùa xuân của tôi, Ngữ văn 7, tập I, trang 174)
1.1. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nội dung chính của đoạn văn?
 A. Cảnh sắc đặc trưng mùa xuân miền Bắc trong trẻo, sinh động, tươi trẻ, đầy sức sống và ấm áp tình người.
B. Miêu tả cảnh mùa xuân đất Việt
C. Tình yêu mùa xuân của tác giả 
D. Lời ngợi ca quê hương                    
1.2. Hình ảnh “ câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ” được nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. ẩn dụ	 C. Nhân hóa
B. Hoán dụ                                               D. so sánh                                                      
1.3. Những nhận xét sau về nghệ thuật trong đoạn thơ trên là đúng hay sai? (Đúng khoanh vào Đ, sai khoanh vào S)
Nghệ thuật
Đúng / Sai
a. Câu văn sử dụng nhiều hình ảnh, âm thanh trong sáng
Đ / S
b. Câu văn sử dụng hình ảnh liệt kê, điệp ngữ gợi cảnh sắc mùa xuân
Đ / S
Câu 2. Lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu sau
2.1. Dòng nào sau đây chỉ ghi tên các văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật?
A. Bánh trôi nước; Qua đèo Ngang; Cảnh khuya.
B. Tiếng gà trưa; Qua đèo Ngang.
C. Qua đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà.
D. Cảnh khuya; Rằm tháng giêng
2.2. Dòng nào dưới đây chỉ ghi các cặp từ đồng nghĩa?
A. Tươi – héo; thưởng – phạt; cho – tặng.
B. Thành tích – thành quả; nhiệm vụ - nghĩa vụ; xinh – đẹp.
C.Trọng đại – to lớn; yếu đuối – yếu ớt; đẹp – xấu .
D. Lành – rách; đi - lại; hi sinh – bỏ mạng .
2.3. Thành ngữ nào sau đây được hiểu theo nghĩa chuyển?
A. Bùn lầy nước đọng 	B. Mưa to gió lớn
C. Ruột để ngoài da	D. Năm châu bốn biển
2.4. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn bản biểu cảm?
A. Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
B. Để biểu đạt tình cảm, người viết chọn một hình ảnh có ‎ nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
C. Tình cảm trong bài phải trong sáng, rõ ràng.
D. Tái hiện lại sự vật, sự việc, đối tượng, khiến cho đối tượng ấy như hiện ra trước mắt.
II. Tự luận (8,0 điểm) 
	Câu 1 (1 điểm)
	Dựa vào đoạn văn ở câu 1 (phần trắc nghiệm), em hãy nêu cảm xúc của tác giả về mùa xuân bằng một câu văn .
	Câu 2 (1 điểm)
	Chép lại theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh.
	Câu 3 (1 điểm)
	Câu sau sai về quan hệ từ ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng?
Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.
Nhà em ở xa và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
Câu 4 (5 điểm)
Em hãy biểu cảm về người thân
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
	I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
 	Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm.
Câu
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3
2.4
Đáp án
A
D
Đ
Đ
C
B
C
D
II. Tự luận (8,0 điểm)	
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
 Tác giả bộc lộ cảm xúc chân thành, niềm say sưa ngây ngất của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa xuân Bắc Việt
1,0
2
- HS chép đúng, đủ bài thơ “Cảnh khuya”
(+ Chép thiếu 1 câu: trừ 0,25 điểm;
+ Sai 2 lỗi chính tả, dấu câu: trừ 0,25 điểm)
1,0
3
 + Câu 1 sai vì thiếu quan hệ từ
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
+ Câu 2 sai vì dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Nhà em ở xa và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
Hai bộ phận của câu diễn hai sự việc tương phản, trong khi đó quan hệ từ và biểu thị ‎ nghĩa đẳng lập
-> Nhà em ở xa nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
0,5
0,5
4
* Về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm về người thân.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả.
* Về kiến thức: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:
a. Mở bài: 
Giới thiệu người th©n của em là ai? Quan hệ với em như thế nào?
(0,5)
b. Thân bài:
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng m×nh đ· cã với người đã trong qu¸ khứ
- Nªu lªn sự gắn bã với người đã trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi...
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đã mà bày tỏ t×nh cảm, sự quan t©m, lßng mong muốn của m×nh.
- Bộc lộ tình cảm của mình với người đó.
(4,0)
c. Kết bài:
- Khẳng định t×nh cảm, cảm xóc của em về người th©n.
- Những hứa hẹn, mong ước của em về người đã.
 (0,5)

File đính kèm:

  • docDE_THI_HKII_VAN_9_CO_PISA_20150725_033035.doc
Giáo án liên quan