Kiểm tra định kì lần 4 năm học 2014 - 2015 môn Tiếng Việt

Bài 1. Đọc thành tiếng: 2đ (HS đọc với tốc độ 90 tiếng/ 15 phút, đọc diễn cảm)

Bài 2. Đọc thầm và làm bài tập: 3đ

1. (0.5đ): Ý - c. mùa thu

2. (0.5đ): Ý- a. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

3. a: Chủ ngữ: Tiếng chim gù, chim gáy

 Vị ngữ: khi gần, khi xa, như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

b. Để thân thể khỏe mạnh, em phải siêng năng tập thể dục.

Bài 3: Chính tả: Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2đ

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn .bị trừ toàn bài 0,5 điểm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kì lần 4 năm học 2014 - 2015 môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4
N¨m häc 2014 - 2015
M«n: TiÕng ViÖt - líp 4
(Thêi gian lµm bµi: 40phót )
Hä vµ tªn:....................................................................
Häc sinh líp: 4..... Trưêng TiÓu häc......................
§iÓm sè:.........
B»ng ch÷:........
Hä vµ tªn GK 1:...............................
Hä vµ tªn GK 2:...............................
Bài 1: Đọc thành tiếng (2đ): HS bắt thăm và đọc (có 5 phiếu đọc đính kèm).
Bài 2: Đọc hiểu và làm bài tập (3đ): Cho văn bản sau:
VỜI VỢI BA VÌ
	... Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vuanổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu, xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao, hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chờ du khách dạo chơi, nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
	Theo Võ Văn Trực
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho từng câu hỏi dưới đây.
1. (0.5 đ) Bài văn trên miêu tả cảnh đẹp của Ba Vì vào mùa nào?
Mùa xuân b. Mùa hè c. Mùa thu
2. (0.5 đ) Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì?
a. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.
b. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung.
c. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, 
 rừng trẻ trung.
 3. (1đ): a. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
 Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
b. Hãy chuyển câu kể “Bạn Huyền học hành chăm chỉ.” thành câu khiến:
..........................................................................................................................................
 4. (1đ) Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu văn sau.
a. ................................................................................., em phải siêng năng tập thể dục.
Bài 3: Chính tả (Nhớ – viết) (2.0 đ) (Khoảng 15 phút) 
Học sinh viết đoạn cuối bài: Đường đi Sa Pa – Tài liệu hướng dẫn học TV4 tập 2B. 
Bài 4: Viết bài văn: (3,0 đ) (khoảng 20 phút)
 Tả con vật mà em yêu thích nhất. 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CUỐI HKII
MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 4
Bài 1. Đọc thành tiếng: 2đ (HS đọc với tốc độ 90 tiếng/ 15 phút, đọc diễn cảm)
Bài 2. Đọc thầm và làm bài tập: 3đ
1. (0.5đ): Ý - c. mùa thu
2. (0.5đ): Ý- a. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.
3. a: Chủ ngữ: Tiếng chim gù, chim gáy
 Vị ngữ: khi gần, khi xa, như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
b. Để thân thể khỏe mạnh, em phải siêng năng tập thể dục.
Bài 3: Chính tả: Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2đ
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn .bị trừ toàn bài 0,5 điểm.
Bài 4. Tập làm văn - 3 điểm
HS viết hoàn chỉnh bài văn (đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài): 1.5đ
Đúng thể loại văn tả loài vật: 0.5đ
Câu văn đúng chính tả, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp: 1đ.
(Tùy vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết GV có thể linh hoạt trong đánh giá).
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4
N¨m häc 2014 - 2015
M«n: TiÕng ViÖt - líp 4
(Thêi gian lµm bµi: 40phót )
Hä vµ tªn:....................................................................
Häc sinh líp: 4..... Trưêng TiÓu häc......................
§iÓm sè:.........
B»ng ch÷:........
Hä vµ tªn GK 1:...............................
Hä vµ tªn GK 2:...............................
Bài 1: Đọc thành tiếng (2đ): HS bắt thăm và đọc (có 5 phiếu đọc đính kèm).
Bài 2: Đọc hiểu và làm bài tập (3đ): Cho văn bản sau:
Chiếc lá
	Chim hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có dấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Này nhé, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho tới bây giờ. 
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá bé nhỏ bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo léo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mà có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
	Theo Trần Hoài Dương
 * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. (0.5 đ) Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói chuyện với nhau?
a. Chim sâu và bông hoa; b. Chim sâu và chiếc lá; c. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
2. (0.5 đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Phải biết quý trọng những người bình thường.
b. Vật bình thường mới đáng quý.
c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây. 
 3. (1đ): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
 Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. 
4. (1đ) Xếp các từ sau thành hai nhóm: Nhóm từ ghép và nhóm từ láy: xa xa, xanh thẳm, rì rầm, róc rách, đi đứng, núi đồi.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Bài 3: Chính tả (Nhớ – viết) (2.0 đ) (Khoảng 15 phút) 
HS viết hai khổ thơ đầu của bài: Đoàn thuyền đánh cá - Tài liệu hướng dẫn học TV4-T2B 
Bài 4: Viết bài văn: (3,0 đ) (khoảng 20 phút)
 Em hãy tả một cây hoa hoặc cây ăn quả mà em thích. 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CUỐI HKII
MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 4
Bài 1. Đọc thành tiếng: 2đ (HS đọc với tốc độ 90 tiếng/ 15 phút, đọc diễn cảm)
Bài 2. Đọc thầm và làm bài tập: 3đ
1. (0.5đ): Ý - c
2. (0.5đ): Ý - a. .
3. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. 
 TN CN VN
4. Nhóm từ ghép: xanh thẳm, đi đứng, núi đồi.
 Nhóm từ láy: xa xa, rì rầm, róc rách.
Bài 3: Chính tả: Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ: 2đ
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn . bị trừ toàn bài 0,5 điểm.
Bài 4. Tập làm văn - 3 điểm
HS viết hoàn chỉnh bài văn (đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài): 1.5đ
Đúng thể loại văn tả cây cối: 0.5đ
Câu văn đúng chính tả, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp: 1đ.
(Tùy vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết GV có thể linh hoạt trong đánh giá).
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4
N¨m häc 2014 - 2015
M«n: TiÕng ViÖt - líp 4
(Thêi gian lµm bµi: 40phót )
Hä vµ tªn:....................................................................
Häc sinh líp: 4..... Trưêng TiÓu häc......................
§iÓm sè:.........
B»ng ch÷:........
Hä vµ tªn GK 1:...............................
Hä vµ tªn GK 2:...............................
Bài 1: Đọc thành tiếng (2đ): HS bắt thăm và đọc (có 5 phiếu đọc đính kèm).
Bài 2: Đọc hiểu và làm bài tập (3đ): Cho văn bản sau:
Bão
 1. Buổi chiều hôm ấy, không khí nặng nề như ngâm hơi nước. Trời tối sẫm. Những đám mây đen trông gần ta hơn. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa.
 2. Đến nửa đêm thì bốn phương trời đều như có gió nổi lên, họp thành một luồng mạnh gớm ghê. Thỉnh thoảng, luồng đông nam gặp luồng tây bắc quay cuồng, vật lộn như giận giữ, hò reo, một lúc lại tan như mưa đang to bỗng tạnh. Gió lại im như trốn đâu mất. Rồi đột nhiên lại kéo đến rất mau, chốc chốc lại rít lên những tiếng ghê sợ trên các ngọn cây. Vạn vật dường như sụp đổ dưới cơn bão loạn cuồng.
 3. Mãi đến sáng hôm sau, cơn bão mới ngớt. Một cảnh tượng tang thương hiện ra. Cây nào, cây nấy cành lá xơ xác; lá rụng đầy vườn. Gốc bưởi bên bể nước bật rễ lên, nằm ngang trên mặt đất, quả lăn long lóc khắp sân.
 Theo Hàn Thế Du	
 * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1.(0,5đ). Buổi chiều có bão, không khí thế nào?
 a. Nặng nề như ngâm hơi nước. b. Mát mẻ. c. Dễ chịu.
2. (0,5đ). Sau khi bão ngớt, cảnh tượng gì hiện ra?
 a. Cây nào, cây nấy cành lá xơ xác; lá rụng đầy vườn.
 b. Gốc bưởi bên bể nước bật rễ lên, nằm ngang trên mặt đất, quả lăn long lóc khắp sân.
 c. Cả hai ý trên.
3. (1đ). Bài văn được tác giả tả theo trình tự nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm
.
.............................................................................................................................................
4. (1đ). Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “ Mãi đến hôm sau, cơn bão mới ngớt.”
B./ Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn ( viết đoạn, bài).
Bài 3: Chính tả (Nhớ – viết) (2.0 đ) (Khoảng 15 phút) 
HS viết Dòng sông mặc áo (Từ đầu đến bao giờ áo hoa) trang 28, TL HDH TV4-T2B 
Bài 4: Viết bài văn: (3,0 đ) (khoảng 20 phút)
Hãy tả cây ăn quả (hoặc cây hoa, cây bóng mát) mà em thích.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CUỐI HK II
MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 4
Bài 1. Đọc thành tiếng: 2đ (HS đọc với tốc độ 90 tiếng/ 15 phút, đọc diễn cảm)
Bài 2. Đọc thầm và làm bài tập: 3đ
1. (0.5đ): Ý - A
2. (0.5đ): Ý - B. .
3. Bài văn được tả theo trình tự thời gian.
4. Mãi đến hôm sau, cái gì mới ngớt?
Bài 3: Chính tả: Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ: 2đ
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn . bị trừ toàn bài 0,5 điểm.
Bài 4. Tập làm văn - 3 điểm
HS viết hoàn chỉnh bài văn (đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài): 1.5đ
Đúng thể loại văn tả cây cối: 0.5đ
Câu văn đúng chính tả, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp: 1đ.
(Tùy vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết GV có thể linh hoạt trong đánh giá).
Thăm đọc lớp 4
 Con sẻ
 Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
 Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, 
 miệng rít lên tuyêt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Con chuồn chuồn nước.
 Ôi chao! chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Đường đi Sa Pa.
 Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.
 Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Vương quốc vắng nụ cười
 Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trông vườn chưa nở đã tàn. ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
Ăng –co Vát
 Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép vào nhau kín thít như xây gạch vữa.
CẤU TRÚC, MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
CUỐI NĂM HỌC 2014 – 2015 - MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
*Nội dung chuẩn KT, KN cần đánh giá đảm bảo yêu cầu chung:
 - Tỷ lệ % số câu, điểm cho mỗi mức độ: I: 50%; II: 30%;III: 20%
- Hình thức câu hỏi tự luận 80%, trắc nghiệm 20%.
- Kiến thức HK1 25%, kiến thức học kì II 75%.
- Tốc độ đọc và tốc độ viết tối thiểu theo quy định trong QĐ16.
- Yêu cầu đọc thành tiếng lớp 4 thêm yêu cầu đọc có ngữ điệu và diễn cảm. 
- Thời gian thi viết : 40 phút (không kể thời gian đọc thành tiếng mỗi em khoảng 1 phút)
- Có phần kiểm tra sự phát triển phẩm chất, năng lực, KNS theo TT30.
(M1: Nhận biết: Nhận biết,nhắc, nhớ, mô tả lại, áp dụng trực tiếp; M2: Thông hiểu và thực hiện được:Kết nối, sắp xếp lại KTKN để giải quyết tình huống, vấn đề mới tương tự tình huống, vấn đề đã học; M3: vận dụng được: Vận dụng KTKN để giải quyết th, vđ mới hoặc đưa ra phản hồi hợp lí trước th, vđ mới trong học tập hoặc cuộc sống)
Số TT câu hỏi trong đề và điểm cho câu hỏi đó
* Nội dung cụ thể chuẩn KT, KN cần đánh giá:
1. Bài kiểm tra đọc 5 điểm gồm 2 phần:
+ Đọc thành tiếng - 2đ: 
ND1: HS đọc 1 đoạn văn khoảng 90 tiếng trong thời gian 1 phút trong SGK TV4 tập 2 in sẵn trên 5 phiếu 5 đoạn cho học sinh bắt thăm đọc.
+ Đọc hiểu và làm bài tập -3đ: (2 câu TNKQ-1đ; 2 câu tự luận-1đ, 1 câu MĐ3- 1đ; )
 HS đọc thầm đoạn văn khoảng 100 chữ được lựa chọn ngoài SGK TV4 tập2 nhưng có ND chủ điểm HS đã học, sau đó trả lời khoảng 5 câu hỏi ( 2 câu về ND đoạn đọc, 3 câu thuộc nội dung luyện từ và câu với trọng tâm là chủ ngữ, vị ngữ, câu khiến, câu cảm và thêm trạng ngữ cho câu)
ND2- TNKQ - 0,5đ: Hiểu nội dung đoạn đọc.
ND3 - TNKQ - 0,5đ: Hiểu nội dung đoạn đọc.
ND4 - TL - 1đ: LTVC
ND5 - TL - MĐ3 - 1đ: LTVC
Bài kiểm tra viết 5 điểm gồm 2 phần:
+ Chính tả- 2đ: 
ND6: GV đọc đoạn văn có độ dài khoảng 80-90 chữ cho HS viết hoặc yêu cầu HS nhớ viết lại bài thuộc lòng đã học có độ dài theo quy định. Tốc độ viết 90 chữ/ 15 phút
- Viết chính tả- 2đ ( ND, tốc độ viết 1,75đ, chữ đẹp 0,25đ)
+ Tập làm văn-3đ: 
ND 7: Viết một bài văn ngắn khoảng 15 dòng có thân bài khoảng 8-10 câu, thuộc thể loại văn tả cây cối, tả con vật,...( ND bài văn 2,25đ, có MĐ3: 0.5đ; chữ đẹp 0,25đ)
Bài 1 - 2đ
Bài 2 - 3đ
Câu 1 - 0.5đ
Câu 2 - 0.5đ
Câu 3 - 1đ
Câu 4 - 1đ
Bài 3 - 2đ
Bài 4 - 3đ

File đính kèm:

  • docTViet 4-Chinh sua.doc