Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 (phần tiếng việt) tuần 15 tiết 74

B. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Một sinh viên người Châu Âu mời thầy giáo của mình là người Việt Nam đến dự lễ hỏi. Trong thư mời có câu: "Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự." Chỉ ra sự nhầm lẫn ở câu trên? Phân tích? (2 điểm)

Câu 2: Viết một đoạn văn về tình huống (tự chọn đề tài) có sử dụng từ láy, từ ghép. Trong tình huống phải tuân thủ một phương châm hội thoại đã học. Xác định phương châm hội thoại đã được tuân thủ. (4 điểm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 (phần tiếng việt) tuần 15 tiết 74, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:  MÔN: NGỮ VĂN 9 (Phần Tiếng Việt)
LỚP: .. TUẦN 15 - TIẾT 74
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ 1:
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ?
a. Uống nước nhớ nguồn. 	b. Trọng thầy mới được làm thầy.
c. Đen như cột nhà cháy. 	d. Chó treo mèo đậy.
Câu 2: Trường hợp từ đồng nghĩa hoàn toàn là:
a. Từ trần; hi sinh	b. Quả; trái	 c. Phu nhân; vợ 	d. Ăn; xơi 
Câu 3: Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:
a. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ Tiếng Việt.
b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
c. Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ Tiếng Việt.
d. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Câu 4: Câu thơ: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
	 Sóng đã cài then, đêm sập cửa" (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận). 
	Phép tu từ từ vựng đặc sắc được sử dụng là:
a. Nói quá	b. Nói giảm nói tránh	c. Ẩn dụ	d. Hoán dụ
Câu 5: Trong các trường hợp sau, từ "bụng" được dùng với nghĩa gốc là:
a. Cô ấy là người tốt bụng.	
b. Bạn An chơi thể thao nhiều để bụng, chân săn chắc.
c. Từ nay, tôi xin chừa, bụng bảo dạ xin thôi! 
d. Câu nói của anh làm cho tôi thấy ấm bụng. 
Câu 6: Câu: Một số em học sinh khối lớp 9 có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khoẻ Phù Đổng". Từ "chân" được dùng với nghĩa:
a. Nghĩa phái sinh	 	b. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ 
c. Nghĩa gốc 	d. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
Câu 7: Từ "đường" trong: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" và "Ngọt như đường" là hiện tượng:
a. Từ nhiều nghĩa	b. Từ đồng âm	c. Từ đồng nghĩa	d. Từ trái nghĩa 
Câu 8: Trong bài thơ "Áo đỏ" của Vũ Quần Phương:
	"Áo đỏ em đi giữa phố đông
	Cây xanh như cũng ánh theo hồng
	Em đi lửa cháy trong bao mắt
	Anh đứng thành tro, em biết không?"
Những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ lửa là:
a. Đỏ, hồng, lửa cháy b. Đỏ, xanh, hồng c. Đỏ, xanh, hồng, cháy, tro d. Lửa, cháy, tro
II. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (2 điểm)
Câu 1: Các từ: “vai, miệng, chân, tay” trong đoạn thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
	 “Áo anh rách vai
	Quần tôi có vài mảnh vá
	Miệng cười buốt giá
	Chân không giày
Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay” (Đồng chí – Chính Hữu)
- Nghĩa gốc:..
- Nghĩa chuyển:
Câu 2: Hãy tạo các từ ngữ mới trên cơ sở các từ sau: điện thoại, tri thức, sở hữu, di động, trí tuệ, kinh tế. 
Câu 3: Từ trái nghĩa với từ “già” trong: cau già -	rau già- 	 
 cân già -	người già -
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Một sinh viên người Châu Âu mời thầy giáo của mình là người Việt Nam đến dự lễ hỏi. Trong thư mời có câu: "Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự." Chỉ ra sự nhầm lẫn ở câu trên? Phân tích? (2 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn về tình huống (tự chọn đề tài) có sử dụng từ láy, từ ghép. Trong tình huống phải tuân thủ một phương châm hội thoại đã học. Xác định phương châm hội thoại đã được tuân thủ. (4 điểm)
ĐÁP ÁN
NGỮ VĂN 9 - PHẦN TIẾNG VIỆT
TIẾT PPCT: 74; Tuần 15
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Phương án đúng
c
b
b
c
b
d
b
d
II. Điền từ, cụm từ thích hợp: (2 điểm)
Câu 1: Điền đúng: 
- Nghĩa gốc: miệng, chân, tay (0,75 điểm)
- Nghĩa chuyển: vai (0,25 điểm)
Câu 2: Hãy tạo các từ ngữ mới trên cơ sở các từ sau: điện thoại, tri thức, sở hữu, di động, trí tuệ, kinh tế. (0,5 điểm)
Tạo được 2 – 3 từ, đạt 0,5 điểm: điện thoại di động, sở hữu trí tuệ, kinh tế tri thức
Câu 3 : cau non; rau non; cân non; người trẻ. (0,5 điểm)
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Chỉ ra được từ "chúng ta" đạt 0,5 điểm. Phân tích đúng đạt 1,5 điểm.
Câu 2: Tình huống có ý nghĩa, viết đúng yêu cầu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Tình cảm trong sáng, lời văn mạch lạc. Trình bày sạch đẹp. (4 điểm).

File đính kèm:

  • docBAI_15_20150725_033859.doc