Tài liệu ôn thi Ngữ văn 9

Bài 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - HUY CẬN

A. Kiến thức cần nhớ.

1. Tác giả:

- Huy Cận bút danh là Cù Huy Cận, sinh năm 1919, quê ở hà Tĩnh. Ông mất năm 2005 tại Hà Nội.

- Huy Cận là một cây bút nổi tiếng của phong trào thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” giàu chất triết lí và thấm thía bao nỗi buồn.

- Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945.

- Thơ Huy cận sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên, vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng. Hàng loạt tập thơ nối tiếp ra đời: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “bài thơ cuộc đời” (1963), “hai bàn tay em” (1967)

- Huy Cận mất năm 2005, tại Hà Nội.

2. Tác phẩm.

 

doc197 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 - Đoàn thuyền đánh cá đã ra đi vào lúc hoàng hôn trong tiếng hát và trở về vào lúc bình minh cũng trong tiếng hát. Những câu thơ được lặp lại như một điệp khúc của một bài ca lao động. Chữ “hát” xuất hiện bốn lần trong bài thơ, đem lại âm điệu tươi vui khoẻ khoắn của một khúc ca lao động đầy hào hứng, say mê. Nếu như tiếng hát lúc trước thể hiện niềm vui khi lao động thì tiếng hát sau lại thể hiện sự phấn khởi vì kết quả lao động sau một đêm làm việc hăng say. Họ trở về trong tư thế mới “chạy đua cùng mặt trời”. Từ “chạy đua” thể hiện khí thế lao động mạnh mẽ, sức lực vẫn dồi dào của người lao động. Đoàn thuyền được nhân hóa, cả mặt trời cũng tham gia vào cuộc chạy đua này và kết quả con người đã chiến thắng.
 - Hai câu kết khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một cảnh tượng thật kì vĩ và chói lọi. Phải nói rằng Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ. Mặt trời từ từ nhô lên trên sóng nước xanh lam , chiếu tỏa ánh sáng rực rỡ, cảnh biển bừng sáng và còn đẹp hơn với kết quả lao động. Con thuyền chở về khoang nào cũng đầy ắp cá. Mắt cá phản chiếu ánh mặt trời giống như muôn vàn mặt trời nhỏ li ti. Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp, huy hoàng giữa bầu trời và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.
d. Tổng kết.
Theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng lạc quan.
4. Liên hệ mở rộng.
Bài ca mùa xuân 1961 (Tố Hữu)
Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh.
Nào đi tới! Bác Hồ ta nói
Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân
Kế hoạch năm năm. Mời những đoàn quân
Mời những bàn chân, tiến lên phía trước
Tất cả dưới cờ, hát lên và bước!
Đi ta đi ! Khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy?
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?
Hỡi những người trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta hãy làm nên tất cả!
Xuân đã đến rồi.Hối hả tương lai
Khói những nhà máy mới ban mai
B. Câu hỏi luyện tập.
Câu 1: Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu hoặc khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (Tham khảo bài tập làm văn trên)
Câu 2: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4, 7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật? 
Câu 3: Viết đoạn văn: Khổ 2,3,4 của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã miêu tả cảnh biển đẹp, biển giàu (tương tự câu trên)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Câu 5. Trong câu thơ “vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ “đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ. Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích? Tìm hai ví dụ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó mà em đã được học.
Câu 6: Cho câu chủ đề sau: 
Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là một bài ca ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động.
Đề tài của đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì? Đề tài của đoạn văn trên đoạn văn chứa câu mở đoạn là gì? 
Hãy viết tiếp từ 9 đến 15 câu để tạo thành đoạn văn tổng phân hợp hoàn chỉnh. Trong đó có sử dụng phép thế đồng nghĩa.
Câu 7: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật trong câu thơ sau: 
Cá nhụ cá chim cùng cá đé.
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Hãy tìm một ví dụ cũng có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật giống như câu thơ trên (trong chương trình đã học)
Câu 8: Phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Biển cho ta cá như lòng mẹ.
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Hãy viết 1 đoạn văn phân tích hai câu thơ trên.
Câu 9: (Đề thi vào THPT năm học 2005 – 2006)
1) Bài “cành phong lan bể” có câu: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” cũng có câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?	
 2) Con cá song và ngọn đuốc là hai sự vật khác nhau trong tưởng tượng nhưng Huy Cận lại có sự liên tưởng hợp lí. Tại sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài quan sát của ông?
3) Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bầy cảm nhận về khổ thơ yêu cầu chép ở câu 1: “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho chúng ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp đẽ của biển cả quê hương”.
Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn trên theo phép lập luận diễn dịch (trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái)
Câu 10: Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 15 câu: 
Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ kết hợp hài hoà với cảm hứng lao động đã tạo nên những hình ảnh rực rỡ, bay bổng, lãng mạn trong khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ : “Đoàn thuyền đánh cá”. (Đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu có thành phần phụ chú)
Câu 11:Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, tác giả có viết :
“đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
a) Hãy phân tích cái hay của phụ từ “lại”
b) “ Câu hát căng buồm” là cách viết rất đặc sắc, mới đọc tưởng như pji lí nhưng lại rất hay.Hãy phân tích điều đó?
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” , tác giả có viết:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
Câu thơ thứ nhất có sử dụng phụ từ “lại”, thật là cách viết giàu ý nghĩa. Nó vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, là một hoạt động thường nhật, diễn tả nhịp điệu lao động khẩn trương, liên tục. Công việc ấy diễn ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, có khi gắn bó với cả cuộc đời dân chài lưới , bởi họ say mê lao động quên cả thời gian . Không những thế nó còn biểu thị sự tương phản với câu thơ trên:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Trong cảnh màn đêm buông xuống, mọi sự vật đã chìm đi trong cái tĩnh lặng êm đềm , ki bícủa cảnh trời đêm thì đoàn thuyền lại ra khơi , bắt đầu một hành trình mới, với khí thế băng lướt sóng đày quyết tâm .Quả thật cách viết đó đã khién ta cảm nhận được sự hăng say lao động thật đáng ngợi ca của những người dân chài lưới.
Bên cạnh đó càn một cách viết khác cũng không kém phần đặc sắc của tác giả, đó là “ Câu hát căng buồm”. Đây là hình ảnh vừa mang ý tả thực, diễn tả hình ảnh cánh buồm trước sóng gió biển khơi, căng tràn no gió; vừa là hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh tiếng hát của người dan chài . Tiếng hát ấy vang lên, hoà quyện với khung cảnh nên thơ huyền diệu của bầu trời đêm, đem sức mạnh làm căng tràn cánh buồm. Hình ảnh thơ hùng ví mang tính tưởng tượng lãng mạn đã diễn tả nièm say sưa hứng khởi của người lao động yêu nghề, yêu biển. Đó là niềm lạc quan, biết yêu biển cả, yêu cuộc sống. Bởi nếu không yêu biẻn cả, yêu đời sao họ có thể cất lên những câu hát đẹp đẽ trong sáng và giàu sức mạnh đến thế.
C. Phần tập làm văn:
Đề 1: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Cách 1: Phân tích bài thơ theo bố cục.
A. Mở bài: 
- Huy Cận (1919 – 2005) nổi tiếng trong phong trào thơ mới (1932 – 1945) với những vần thơ lãng mạn “Sầu vũ trụ”.
- Sau năm 1945, đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sống mới cách mạng. 
- “Đoàn thuyền đánh cá” (trích trong “TRời mỗi ngày lại sáng” – 1958) là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách mới của Huy Cận.
B. Thân bài: 
1. Cảnh ra khơi (khổ 1,2)
- Thời điểm: lúc ngày tàn, đêm đến.
- Không gian: Biển cả lúc đêm xuống.
- Hoạt động: Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong đánh bắt nhiều cá.
- Nghệ thuật: Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, sự đối lập thanh bằng- thanh trắc, chi tiết tưởng tượng. gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.
2. Cảnh đánh cá trên biển đêm (khổ 3- 6)
- Vẻ đẹp kì vĩ của trời biển Đông, của thiên nhiên, đất nước.
- Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý
- Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm: thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cá ứn.
- Nghệ thuật: các hình ảnh liệt kê, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực với tượng trưng.
3. Cảnh trở về (khổ 7)
- Thời điểm : lúc rạng động
- Thành quả lao động to lớn, đánh bắt được nhiều cá.
- Nghệ thuật: Các hình ảnh khoa trương, nhân hoá, ẩn dụ, phóng đại đặc sắc.
C. Kết bài 1 
- Bài thơ có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn
- Cảm hứng lãng mạn cách mạng hoà nhập với cảm hứng vũ trụ, thiên nhiên
- Nhịp điệu khoẻ khoắn, giọng điệu vui tươi, không gian trong sáng khác không gian buồn thảm trong thơ Huy Cận trước năm 1945
Cách 2 : Phân tích bài thơ theo đặc điểm nổi bật của bài :
Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ...
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
Đẹp lộng lẫy và rực rỡ đến huyền ảo là những hình ảnh các loài cá trên biển, giữa ánh trăng sao và ánh nắng lúc rạng đông.
********************************************
Bài 4: BẾP LỬA
A. Kiến thức cần nhớ.
1. Tác giả
- Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại Huế, nhưng quê gốc ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 1960 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Thơ Bằng Việt, cảm xúc tinh tế, có giọng điệu tâm tình, mượt mà, trong trẻo, tràn đầy cảm xúc. Đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức và ước mơ tuổi trẻ, thơ Bằng Việt rất dễ đem lại cảm xúc cho người đọc, nhất là các bạn đọc trẻ tuổi.
- Tác phẩm chính: Hương cây - Bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ – 1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), đất sau mưa (thơ – 1977), Khoảng cách giữa lời (thơ – 1983). Cát sáng (thơ 1986), Bếp lửa - Khoảng trời (thơ tuyển 1988)...
 2. Tác phẩm. 
- “Bếp lửa” là một trong những sáng tác đầu tay của BV, được sáng tác năm 1963, khi BV đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ). 
- “Bếp lửa” được đánh giá là một bài thơ hay viết về tình bà cháu. 
-. Bố cục : 3 phần: 
+ Phần 1: 3 dòng đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà
+ Phần 2: Từ “lên bốn tuổi” đến “niềm tin dai dẳng”: những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa trong hồi tưởng của cháu.
+ Phần 3: Từ “lận đận đời bà... đến “thiêng liêng bếp lửa”: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+ Phần 4: (4 dòng cuối): Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
- Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà. 
3. Chú ý: Cần cảm nhận và thuộc một số câu thơ nói về: 
- Hình tượng bếp lửa, ngọn lửa
- Hình tượng con chim tu hú
- Hình ảnh người bà nhóm lửa và đứa cháu bé thơ.
- Những câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ tha thiết bồi hồi.:
VD: .Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
.. Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Hoặc: “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!”
“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: 
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
4. Phân tích nội dung bài thơ.
a. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. 
* Khổ 1 nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà. Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn liền trong quá khứ như dòng sông, bến đò, cây đa. Đối với Bằng Việt, sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: 
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
- Ba tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điêụ sâu lắng, hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vờn sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Các từ “ấp iu”, “nồng đượm”, “chờn vờn”. được dùng rất hình tượng. 
- Hình ảnh bếp lửa, rất tự nhiên đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Nghĩ về bếp lửa, nhớ về bếp lửa mà trong lòng đứa cháu đi xa trào dâng một cảm xúc thương bà mãnh liệt. 
* Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà ( Khổ 2,3,4)
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu.
 -Bốn câu thơ gợi lại cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ. Kí ức đưa nhân vật trở về những năm “đói mòn đói mỏi” của nạn đói năm 1945. Giọng thơ trĩu xuống, nao nao lòng người đọc. 
- Tuổi thơ ấy còn có cái gian khổ chung của thời kì kháng chiến chống Pháp: giặc giã tàn phá xóm làng:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi.
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi”
- Mẹ cùng cha công tác bận không về”
Cháu sống trong sự nuôi nấng, dậy dỗ của bà : “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe - Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. 
- Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa, với khói bếp bởi “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”, tức là sớm phải lo toan. Và sau đó “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”, cho nên nhớ về tuổi thơ, nhân vật trữ tình “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu – Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”. Cái cảm giác cay nơi sống mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy đâu chỉ là vì khói, mà chủ yếu là vì cồn cào một nỗi nhớ thương bà. Cảm giác ấy thật chân thực và xúc động trong hai câu thơ có giá trị biểu cảm cao. 
- Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa: “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của người bà. Bên bếp lửa, bà “hay kể chuyện những ngày ở Huế”, rồi “bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”, “bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
=> Tình bà ấm áp lại càng ấm áp hơn bên bếp lửa. Hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại .Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà – bà nội, bà ngoại – đã thay thế vai trò của người mẹ hiền. Sống trong những năm dài chiến tranh, thế nhưng bà vẫn vững lòng trước mọi tai hoạ, thử thách. Các từ ngữ như “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ. Chữ”bà” và chữ “cháu” được điệp lại 4 lần gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương. Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Người cháu trong bài thơ “bếp lửa” tuy phải sống xa cha mẹ, tuy gặp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Vì thế cháu mới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu: “nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.
- Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu lại đánh thức thêm một kỉ niệm tuổi thơ: tiếng chim tu hú trong suốt tám năm ròng của tuổi thơ - những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương :
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
+Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ vào hè. Tiếng chim quen thuộc ấy bỗng trở thành một phần thân thương, không thể thiếu của kỉ niệm. Cháu tha thiết nhớ tiếng chim tu hú “kêu trên những cánh đồng xa”. Tiếng chim râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, tiếng chim trong nỗi nhớ như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong: “tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”. Nhà thơ đang kể chuyện về bà mà như tách hẳn ra để trò chuyện trực tiếp với bà: “bà còn nhớ không bà?”. Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên một mong mỏi da diết:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
+ Âm điệu tha thiết của câu thơ còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. 
Câu thơ mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên, nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu, vậy mà bây giờ cháu cũng đi xa, để bà một mình khó nhọc.Tiếng chim tu hú giờ đây trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ để gợi nhớ gợi thương. Cháu thương bà vất vả, lo toan, biết ngỏ cùng ai, chỉ có thể tâm tình với chim tu hú mà thôi. Như vậy, bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
=> Tóm lại, làm nên thành công của đoạn thơ nhớ về bà, qua dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan cài nhuần nhuyễn với nhau giữa các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự. Đây cũng là nét bút pháp quen thuộc của nhà thơ. Chính sự kết hợp nhuần nhị độc đáo đó khiến cho hình ảnh của bà thật gần gũi, những mảng kí ức tuổi thơ lại hiện về sống động và chân thành, giản dị.
b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. (Khổ 5,6)
- Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu trở về hiện tại để suy ngẫm về cuộc đời và lẽ sống của bà và cũng là để thương bà nhiều hơn, nhớ bà nhiều hơn. Hình ảnh bà luôn gắn liền vời hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Có thể nói bà là “người nhóm lửa”, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình. 
+ Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trng một chi tiết rất tiêu biểu: 
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ.
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
+Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm, manh áo của con cháu trong gia đình. Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay già nua, gầy guộc, mà là bằng tất cả tấm lòng đôn hậu “ấp iu nồng đượm” của bà đối với con cháu.
 + Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong 4 câu thơ đan kết với những chi tiết rất thực có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà. Đến câu tiếp theo thì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới mùa gặt là tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàn toàn mang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ. Tình cảm của bà bao la giản dị như khoai sắn và cũng đậm đà như khoai sắn.
+ Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm, hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa bà nhen đã nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “ÔI! Kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa”. Như vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu và thiêng liêng”. Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao nhiêu yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tu

File đính kèm:

  • docON_CAP_TOC_VAN_9_20150725_033111.doc