Kĩ năng mở và kết bài

 “Những năm ba mươi, trong nền văn xuôi Việt Nam, Thạch Lam được đánh giá là cây bút truyện ngắn sắc sảo và tế nhị. Truyện ngắn Thạch Lam thường giản dị mà giàu chất thơ, nhiều khi không cốt truyện mà có những hình ảnh đọng nhiều ngẫm nghĩ sâu xa về đời sống. Người ta thường nhớ đến truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam với hình ảnh chuyến tàu đêm đi ngang qua phố huyện chỉ vài ba phút trong đêm, nhưng là hình ảnh nhiều ấn tượng.”

 Ví dụ 3: Gần đây nhà văn Nguyễn Khải phát biểu: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung.” (Báo Văn Nghệ, số Tết Tân Mùi, 16-12-1991).

 Bằng thực tế cảm nhận văn học của mình, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ quan niệm trên đây.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng mở và kết bài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ersion) của mình. Và nhất là, người viết luôn phải tìm tòi sáng tạo một hướng vào bài mới mẻ độc đáo cuốn hút người đọc và kích thích tâm thế, cảm hứng làm bài cho chính mình.  II. Các phương pháp mở bài.     Nhìn tổng quát, có hai phương pháp lớn: trực tiếp và gián tiếp.    1. Phương pháp mở bài trực tiếp.     a. Khái niệm: Mở bài theo phương pháp trực tiếp là vào ngay luận đề, vấn đề cần giải quyết, không qua một khâu trung gian nào cả. Đây là phép mở bài mà người xưa nói: “Khai môn kiến sơn.     b. Một số mở bài trực tiếp.       - Ví dụ 1: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.    “Ai đọc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng không thể không xúc động, nghiêng mình cảm phục trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao”      - Ví dụ 2: Phân tích bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương.    “Nữ sĩ Xuân Hương đã để lại cho đời nhiều thi phẩm độc đáo, trong đó nổi bật nhất là bài thơ “Mời trầu””.      - Ví dụ 3: Phân tích ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.    “Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn thường được nhắc đến của Thạch Lam. Đọc xong truyện, hình ảnh hai chị em cô bé Liên, nhất hình ảnh chuyến tàu đêm chạy ngang qua phố huyện nghèo cứ vướng víu mãi trong lòng người đọc và gợi bao xúc động nghĩ suy”.    NHẬN XÉT:       - Ưu điểm: Gọn rõ, tránh được tình trạng lạc đề.      - Nhược điểm: Vì quá ngắn gọn nên dễ gây cảm giác cộc lốc và thiếu chất văn học.    Để khắc phục tình trạng trên người ta đề xuất một hướng vào bài trực tiếp khác như sau:     - Ví dụ 1: So sánh hai bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử và “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính.    “Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử nằm trong tập “Đau thương” (1937). Cùng năm đó, “Mùa Xuân xanh” của Nguyễn Bính ra đời. Nếu “Mùa xuân xanh” là bức tranh màu xuân của nông thôn đồng bằng Bắc bộ, thì “Mùa xuân chín” là bức tranh xuân của vùng đất Trung bộ, nơi nhà thơ khởi đầu đời thơ của mình ở nhóm thơ “Bình Định” và cũng là nơi yên nghỉ đời đời đời của ông” (Phỏng theo Nguyễn Thuy Kha).     - Ví dụ  2: Phân tích đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.    ““Hạnh phúc của một tang gia” là toàn bộ chương XV của tác phẩm Số đỏ do Vũ Trọng Phụng sáng tác. Đây là chương tiêu biểu của tác phẩm. Thông qua cái chết và đám tang cụ Tổ, nhà văn đã dựng được màn hài kịch đủ màu sắc cung bậc, đan cài nhiều mâu thuẫn trào phúng. Và từ đó, ông đã khắc hoạ thành công một số chân dung biếm hoạ - những người trong gia đình cụ cố Hồng  và những người đưa ma”.    NHẬN XÉT:      - Đây là hai kiểu mở bài trực tiếp, dù người viết có nói thêm xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.      - Tuy vậy, theo cách này nếu người viết không chắc tay sẽ dễ sa vào tản mạn hoặc lệch lạc. Với kiểu vào bài này, nếu biết cách hành văn, dựng ý khéo léo vẫn tạo được một mở bài hay.     - Ví dụ 1: So sánh hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tây tiến” của Quang Dũng.            ““Đồng chí” và “Tây tiến” là hai đoá hoa thơ vào loại đẹp nhất của thơ ca những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Nếu ở đây có điều gì đáng nói hơn, điều đáng nói ấy là: không hiểu từ bao giờ, “Tây tiến” và “Đồng chí” trong ấn tượng của ta là một cặp, một đôi. Tác phẩm này càng đẹp hơn khi ta đối chiếu với tác phẩm kia. Bởi hai tác phẩm có cùng cảm xúc thẩm mĩ về người lính, nhưng vẫn có hương sắc riêng”. (Phỏng theo Vũ Quốc Anh).     - Ví dụ 2: Phân tích bài thơ “Núi Đôi” của Vũ Cao.               “Trong thơ vườn thơ kháng chiến, ít có bài thơ nào viết về liệt sĩ mà lại có sức sống mãnh liệt như “Núi Đôi” của Vũ Cao. Hơn ba mươi năm sau, khi cuộc kháng chiến kết thúc, đọc lại bài thơ vẫn thấy còn tươi nguyên niềm xúc động thơ như thuở ban đầu. Có lẽ, vì trong bài thơ này, giữa cái chung và cái riêng hài hoà đến trọn vẹn” (Phỏng theo Lương Duy Cán).   2. Phương pháp mở bài gián tiếp.    a. Khái niệm: Mở bài gián tiếp là lối vào bài bằng cách nêu ra một ý khái quát, ý lớn hơn vấn đề đặt ra trong đề bài để khơi gợi, dẫn dắt, bắc cầu vào vấn đề cần nghị luận.    Nói cách khác, người viết bao giờ cũng thông qua một nhịp chuyển, một ý bắc cầu nào đó rồi mới giới thiệu nội dung luận đề.    b. Một số kiểu mở bài gián tiếp.      - Vào bài bằng kiểu kết cấu.    Vào bài bằng phương pháp này là căn cứ vào kết cấu, lô-gic nội tại của mở bài, rõ hơn là mối quan hệ của các câu trong đoạn văn vào bài.          +  Mở bài theo phương pháp diễn dịch.             * Đây là cách mở bài, người viết nêu một ý khái quát lớn hơn vấn đề đặt ra trong luận đề rồi mới bắt vào vấn đề cầ nghị luận trong đề bài. Nhìn chung, người viết đi từ ý khái quát rồi bắc cầu sang ý cụ thể.       Ví dụ 1: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.    “Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác, đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật đẹp về những con người tài hoa, nghệ sĩ, nhân cách cao thượng. Một trong những nhân vật để lại những xúc cảm thẩm mĩ và ấn tượng đẹp trong lòng người tiếp nhận ăn chương là nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.”      Ví dụ 2: Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.    “Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc. Truyện Kiều là tác phẩm kết tinh tài hoa, tâm huyết của thi sĩ bậc thầy này.  Tả cảnh, tả tình, tả người,... ở bình diện nào, ta cũng thấy nhà thơ có thể làm gương cho những cây bút hậu thế. Ở đây ta thử bàn đến nghệ thuật tả người của ông. »          + Mở bài theo phương pháp quy nạp.             * Phương pháo quy nạp là phương pháp nêu vấn đề nhỏ hơn vấn đề nêu ra trong luận đề rồi tổng hợp lại thành vấn đề lớn càn nghị luận. Đây là cách lập luận đi từ những ý nhỏ rồi bắc cầu sang ý lớn là vấn đề mà đề bài yêu cầu giải quyết.        Ví dụ 1 : Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao.    « Trong cuộc sống cũng như trong văn học, có không ít nhân vật tài hoa khiến ta phải nghiêng mình thán phục.  Nhưng cũng có người mộ vẻ đẹp người sáng của tâm hồn. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù là một hình tượng đẹp theo hai nghĩa : đẹp ở sự tài hoa và đẹp ở nhân cách cứng cỏi cao thượng. »        Ví dụ 2 : Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương.    « Thơ ca là tiếng nói tâm tình của tác giả. Thơ ca cũng là thái độ của nhà thơ trước con người và cuộc đời. Có khi thơ ca là ước mơ và khát vọng sâu kín nhưng mãnh liệt của thi sĩ. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương bao hàm tất cả những nét ấy tạo nên thế giới tâm linh phong phú đa dạng của nữ sĩ. »          + Mở bài theo phương pháp liên tưởng.             * Liên tưởng tương đồng.                 Nêu một ý gióng với ý nêu trong đề bài rồi bắc cầu sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu trước thường là tục ngữ, cao dao, doạn thơ, câu thơ, câu danh ngôn, hoặc những chân lí phổ quát, những sự kiện nổi tiếng.          Ví dụ 1 : Phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn thơ Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.                                 Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc,                                 Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên.                                              (Chế Lan Viên - Đọc Kiều)    Hình tượng nàng Kều trong tập đại thành Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là tinh hoa con người, nhưng cũng là tổng số bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong Xã hội cũ. Có lẽ nỗi đau sâu dày nhất của Thuý Kiều – con người “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” này là phút trao duyên cho Thuý Vân trong đoạn trich Trao duyên.”.           Ví dụ 2: Phân tích ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phảm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.           “Những năm ba mươi, trong nền văn xuôi Việt Nam, Thạch Lam được đánh giá là cây bút truyện ngắn sắc sảo và tế nhị. Truyện ngắn Thạch Lam thường giản dị mà giàu chất thơ, nhiều khi không cốt truyện mà có những hình ảnh đọng nhiều ngẫm nghĩ sâu xa về đời sống. Người ta thường nhớ đến truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam với hình ảnh chuyến tàu đêm đi ngang qua phố huyện chỉ vài ba phút trong đêm, nhưng là hình ảnh nhiều ấn tượng.”           Ví dụ 3: Gần đây nhà văn Nguyễn Khải phát biểu: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung.” (Báo Văn Nghệ, số Tết Tân Mùi, 16-12-1991).    Bằng thực tế cảm nhận văn học của mình, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ quan niệm trên đây.                                          (Đề thi HSG Quốc gia, 1993)                    “Con người là một đối tượng phong phú, đầy bí ẩn và phức tạp của văn chương. Những người cầm bút xưa và nay đã dành không ít thời gian và tâm huyết cho việc tìm hiểu con người. Trên bước đường tìm tòi không ít gian truân ấy, một vấn đề thường được mọi người quan tâm: văn chương nói nhiều đến cái xấu hay cái tốt của con người và cái nào cần nói nhiều hơn.    Đã không ít ý kiến bàn luận đến vấn đề này. Ý kiến của Nguyễn Khải gần đây theo tôi cũng đáng ghi nhận. “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung.” (Báo Văn Nghệ, số Tết Tân Mùi, 16-12-1991)”.          * Liên tưởng đối lập:             Nêu ý kiến trái ngược với ý kiến trong luận đề rồi bắc sang ý cần nghị luận.             Ví dụ 1: Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người..    “Người đời mấy ai không bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài, bởi danh vọng địa vị. Vì thế, nhiều người thường bị hình thức bên ngoài lừa dối, khiến mất đi khả năng đánh giá sự vật hiện tượng, thậm chí đánh đổi đời mình cho “vinh quang giả tạo” ấy. Để răn đời đồng thời nêu lên nhận xét chung về vai trò quan trọng của nội dung so với hình thức, tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.        Ví dụ 2: Phân tích hình tượng Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.    “Platon, nhà triết học cổ đại Hi Lạp, từng phát biểu: Thà làm anh hùng để nghệ sĩ ca ngợi, chứ không làm nghệ sĩ để ca ngợi anh hùng. Thế nhưng, dân tộc ta lại vừa yêu anh hùng vừa yêu nghệ sĩ, những con người Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa (Huy Cận). Do đó, văn chương Việt Nam đã có biết bao nghệ sĩ lấy cảm hứng sáng tạo từ những anh hùng. Nguyễn Du cũng vậy. Người nghệ sĩ lớn của văn học dân tộc đã đem ngòi bút tài hoa của mình khắc hoạ thành công nhân vật anh hùng mộng tưởng Từ Hải trong thi phẩm Truyện Kiều bằng cảm hứng lãng mạn bay bổng”.    Ví dụ 3: Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.    “Chọn một đề tài muôn thuở như tống biệt, Thâm tâm đã tự đặt mình vào thách đố lớn. Nghìn năm trước thi tiến Lí Bạch tại lầu Hoàng hạc đành gác bút lúc thi hứng dạt dào trước vần thơ của Thôi Hiệu. Trước Thâm Tâm, các tác giả Đường thi, thơ Việt Nam thời trùng đại đã di vào cõi vĩnh hằng bằng bao nhiêu bài thơ tống biệt... ngay trong thơ mới (1932-1945) cũng không ít bài thơ viết về đề tài này. Bị đè nặng bởi những chiếc bóng vĩ đại, trên tay chỉ có một thứ “tài liệu” đã bị vắt kiệt, vậy mà Thâm Tâm không núp bóng, để bị rợp bóng, nhà thơ đã vượt lên và đã vượt qua bằng sự cách tân nghệ thuật độc đáo trong bài thơ bất tử Tống biệt Hành” (Phỏng theo Đỗ Lai Thuý).           * Mở bài theo lối hỗn hợp dung hoà.    Đây là cách vào bài dung hoà, kết hợp nhuần nhị các kiểu mở bài đã nêu trên.    Ví dụ 1: Phân tích giá trị nhân đạo của ngòi bút Ngô Tất Tố trong đoạn tả cảnh chị Dậu chuẩn bị bán chó bán con trích tiểu thuyết Tắt đèn.    “Thực trạng xã hội Việt Nam 1930-1945, giai đoạn cuối của xã hội thực dân nửa phong kiến ngày càng trở nên xấu xa, u ám; hiện tượng đời sống bán vợ đợ con ngày càng trở nên phổ biến. Không ít nghệ sĩ trong văn học giai đoạn này đã đem gấm vóc phủ lên xã hội điêu tàn. Nhưng lại có rất nhiều nghệ sĩ chân chính đã xúc động trước bi kịch đầy nước mắt ấy. Nếu trong thơ, tiếng lòng Tản Đà nhức nhối:                                      Bồng bế con thơ bán khắp nơi,                                      Năm hào một đứa trẻ lên sáu,                                      Cha còn sống đó con mồ côi.Thì trong văn xuôi là những đoạn đẫm nước mắt của Ngô Tất Tố qua đoạn tả cảnh chị Dậu bán chó bán con trích tác phẩm Tắt đèn.    Ví dụ 2: Anh/chị hãy phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử (Đề thi HSG toàn quốc, 1988-1989).    “Thời gian vẫn chảy trôi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ là văn, là nghệ thuật đích thực,... thì vẫn còn mãi với thời gian. Trước khi chết, có lần vua Phổ cầm tay Mô-da và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, người tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu là hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở đến ngươi”.    Có lẽ mai mãi về sau, chúng ta cũng sẽ gặp lại một mùa thu vàng trong tranh Le-vi-tan, một mùa thu thôn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến và một Mùa xuân chín trong thơ Hàn Mặc Tử; một mùa xuân tràn đầy sức sống vui tươi mà không ồn ào; thắm đượm sắc màu mà không sắc sỡ, một mùa xuan duyên dáng rất Việt Nam”. (Phỏng theo Nguyễn Thị Thu Cúc-Quốc Học Huế).    * Lối vào bài bằng nội dung ý nghĩa.    Đây là kiểu vào bài cốt lõi dựa vào nội dung chứ không dựa vào hình thức như lối vào bài kết cấu lô-gic hình thức đã nêu trên. Tuy vậy, muốn diễn đạt tốt, người làm văn cũng phải dựa vào bình diện lô-gic của các cách vào đề nêu trên.    * Mở bài bằng cách nêu ấn tượng - xúc cảm về cấu tứ hoặc hình tượng nghệ thuật.    Ví dụ: Phân tích bài thơ Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mỹ.    “Không hiểu tại sao tôi yêu cái màu đỏ ấy đến thế! Cái màu đỏ chói chang, rực rỡ; cái màu đỏ đằm thắm dịu dàng; cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy trong bài Cuộc chia li màu đỏ của Nguyễn Mỹ”.    * Vào bài bằng kiến thức lí luận văn học.    Ví dụ: Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (HSG toàn quốc 1989-1990).    “Tôi nhớ mãi câu nói của hoạ sĩ Hà Lan – Van Gốc: “Không có gì nghệ thuật hơn lòng yêu quý con người”. Đó là chân lí cuộc sống và cũng là chân lí của nghệ thuật thơ ca. Cho đến khi đọc những vần thơ giản dị chân thành của Vũ Đình Liên, tôi lại càng cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết chân lí vĩnh cửu và xanh tươi ấy” (Phỏng theo Đỗ Thị Khánh Phương – Hải Phòng).    * Mở bài định nghĩa.    Mở bài định nghĩa là tìm một khái niệm có trong đề bài để giải thích ý nghĩa, định hướng vấn đề cần bàn trong thân bài.    Ví dụ 1: Hình tượng Tổ quốc trong thơ Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945.    “Tổ quốc là bà mẹ lớn của chúng ta. Tổ quốc cũng là nguồn đề tài lớn nhất cho thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung.    Thơ ca chúng ta, hàng nghìn năm nay đã viết về Tổ quốc, và hình tượng Tổ quốc trong thơ ca sau năm 1945 là sự kế thừa. phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống. Tổ quốc trong thơ là Tổ quốc anh hùng, nhưng vẫn nhân ái. Có thể nói, chưa lúc nào trong thơ ca, hình tượng Tổ quốc lại có phẩm chất cao đẹp và mới mẻ đến thế.” (Phỏng theo Lưu Quang Định-Hà Nội).    Ví dụ 2: Tìm hiểu sự khác biệt trong tâm trạng của Nguyễn Công Trứ và Trần Tế Xương qua hai đoạn thơ của họ:                Đi không há lẽ lại về không,                Cái nợ cầm thư phải trả xong.                                               (Nguyễn Công Trứ - Đi thi tự vịnh)                Tấp tễnh người đi tớ cũng đi,                Cũng lều cũng chõng cũng vô thi                                                (Trần Tế Xương)    Trường thi là nơi đua sức đua tài, nơi khẳng định mình và thực hiện lí tưởng nhập thế hành đạo của kẻ sĩ ngày xưa. Phải qua khỏi trường thi, người con trai thời trước mới có cơ hội lập công danh. Nguyễn Công Trứ và Trần Tế Xương không vượt ra ngoài thông lệ ấy. Nhưng hai nhà thơ đến với trường thi bằng hai tâm trạng khác nhau qua hai đoạn thơ”.            * Mở bài bằng cách giới thiệu vấn đề văn học sử.                # Vào bài bằng cách nêu một hiện tượng văn học, một nhận định văn học.       Ví dụ: Phụ lục Văn học lớp 12 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986) nhận định: “Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 còn thể hiện một tâm sự yêu nước thầm kín”.                Bằng những tác phẩm thơ đã học và đoc thêm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.    “Văn học Việt Nam 1930-1945 rất phong phú nhưng đầy phức tạp. Cùng một lúc, ba dòng văn học tồn tại và phát triển: văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Trước nay, nếu như văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng có tính ổn định trong cách nhìn nhận, đánh giá; thì văn học lãng mạn đã phải trải qua những thử thách khen chê không kém phần thú vị. Một trong những đánh giá về dòng văn học này là nhận định của sách Phụ lục Văn học lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986: “...”B. KẾT BÀI.  I. Khái quát:    1. Kết bài là kết quả tự nhiên của sự vận động lô-gic của nội dung và hình thức của bài văn. Kết bài là bước củng cố kiến thức, gây ấn tượng sâu sắc về luận đề. Với một bài văn dài, phức tạp, kết bài rất cần thiết, nó như nốt nhấn cuối cùng của một bản nhạc.    2. Kết bài thường có hai phần.      a. Khẳng định, nhận định, khái quát, nêu cao vấn đề.      b. Nêu cảm nghĩ cảm nhận của người viết, hoặc đưa vấn đề về với hiện tại của cuộc sống hay bả thân người viết.    Trong thực tế, hai phần này rất đa dạng, linh hoạt và biến hoá. Có khi đây là lời kêu gọi động viên, có khi gợi mở những triển vọng mới, mở ra một chân trời suy tưởng cho người đọc,...    3. Tuy vậy, điều cơ bản của kết bài là phải khoá được vấn đề nghị luận, nâng cao luận đề, thể hiện được tư tưởng, tình cảm của người viết một cách nhẹ nhàng sâu sắc và có sức ngân vang.  II. Một số kiểu kết bài.     1. Kiểu kết bài tóm lược.        Đây là kiểu kết bài tóm tắt khái quát quan điểm của người viết đã nêu trong phần thân bài.         Ví dụ: Bình giảng bài thơ Ngắm trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh trong tập thơ Nhật kí trong tù.    “Mặc dù được sáng tác cách đây nửa thế kỉ bằng thể thơ tuyệt cú cổ điển, Ngắm trăng vẫn mãi mãi rung động tâm hồn chúng ta. Bài thơ là sự hài hoà nghệ thuật giữa thép và tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ trong một con người. Đó không chỉ là một sáng tạo nghệ thuật đáng trân trọng mà còn là một bài học sống, sáng tác đầy giá trị.”     2. Kiểu kết bài phát triển.      Đây là kiểu kết bài không chỉ đúc kết vấn đề đã nêu, đã bàn mà còn mở rộng vấn đề đã trình bày trong thân bài.        Ví dụ 1: Bình giảng bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.    “Bài thơ "Ngắm trăng" chẳng những đem đến cho ta cảm xúc khoẻ khoắn, thanh cao; mà còn gợi cho giới sáng tác con đường tiếp thu vốn cổ để sáng tạo những tác phẩm hiện đại của mình. Bằng hình thức cổ điển, nghệ sĩ có thể phản ánh một cách chân thực và sinh động những vấn đề của cuộc sống hôm nay; bồi dưỡng nhận thức và tình cảm cách mạng cho đời sau, nếu biết kết hợp nếu biết kết hợp một cách nhuần nhị nghệ thuật giữa cổ điển và hiên đại.”        Ví dụ 2: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có viết:    “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp vĩ đại của văn sĩ ấy là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống  xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy những nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy hồn với những lo âu bức bối tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.”    Hãy bình luận ý kiến trên.                                          (HSG toàn quốc 1988-1989)    “Từ cuộc đời đến tác phẩm cần một nhịp cầu nối là nhà văn. Nên chăng xem nhận định của Đặng Thai Mai như sự tâm niệm về thiên chức và phẩm chất của nhà văn. Đây là nhiệt tình nồng cháy, thuỷ chung, máu thịt với cuộc đời, một cách nhìn phát hiện, một nhân cách sống và viết. Đó là những bài học cho người cầm bút. Từ cá nhân nối với cuộc đời nhân loại, đó là nhịp nối của trái tim yêu thương con người: “Từ chân trời của một người đến chân trời tất cả” (Paul Eluard). Bên cạnh đó, một tài năng nghệ thuật, những vấn đề khó nhọc của bếp núc văn chương cũng cần được lưu tâm. Bởi lẽ gắn với cuộc sống mới chỉ là điều quan trọng mà chưa là tất c

File đính kèm:

  • docmở bài - kết bài.doc