Kế hoạch tự chọn môn Ngữ văn 6 HKII năm 2010-2011

4. Đề bài: Tả em bé tập đi, tập nói

Dàn ý

a) Mở bài: Giới thiệu em bé:

b) Thân bài:

Tả bao quát:

+Độ tuổi 2 - 3

+ Dáng người: bụ bẫm, mập mạp

Tả chi tiết:

+ Khuôn mặt: Xinh xắn, đáng yêu.

+ Tóc: Vàng hoe, thưa thớt, đen, sậm, phơ phất

+ Nước da: Trắng hồng, mịn màng.

+ Miệng: Nhoẻn cười.

+ Răng: sữa, trắng muốt, đều tăm tắp.

+ Nói: ê a, ngọng nghịu.

+ Chân: Ngắn, bước đi liêu xiêu như chạy, lao phía trước.

c) Kết bài: Cảm nghĩ của em

* HOẠT ĐỘNG 2: (1P)

5. Thu bài:

- GV nhắc nhở HS trước 15’ : cần đọc kĩ lại bài viết của mình, sửa chữa cẩn thận sau đó ghi vào giấy kiểm tra.

- Chú ý nộp bài đúng quy định .

- Nhận xét bài làm của HS

 

doc54 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch tự chọn môn Ngữ văn 6 HKII năm 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương pháp làm bài văn tả người trong một bài viết cụ thể.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết nói chung cho HS (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả...)
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức viết được một bài văn có tích hợp giữa các phân môn Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn.
2. Chuẩn bị:
- GV: soạn đề, gợi ý đáp án.	
- HS: làm bài vào giấy trắng
III. Phương pháp
- Ôn lại những kiến thức đã học
- GV hướng dẫn hs luyên tập bài
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 Phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (0’) không kiểm tra
3. Nội dung bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: (43P) HS CHÉP ĐỀ
4. Đề bài: Tả em bé tập đi, tập nói
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu em bé:
Thân bài:
Tả bao quát: 
+Độ tuổi 2 - 3
+ Dáng người: bụ bẫm, mập mạp
Tả chi tiết:
+ Khuôn mặt: Xinh xắn, đáng yêu.
+ Tóc: Vàng hoe, thưa thớt, đen, sậm, phơ phất
+ Nước da: Trắng hồng, mịn màng.
+ Miệng: Nhoẻn cười.
+ Răng: sữa, trắng muốt, đều tăm tắp.
+ Nói: ê a, ngọng nghịu.
+ Chân: Ngắn, bước đi liêu xiêu như chạy, lao phía trước.
Kết bài: Cảm nghĩ của em
* HOẠT ĐỘNG 2: (1P) 
5. Thu bài:
- GV nhắc nhở HS trước 15’ : cần đọc kĩ lại bài viết của mình, sửa chữa cẩn thận sau đó ghi vào giấy kiểm tra.
- Chú ý nộp bài đúng quy định .
- Nhận xét bài làm của HS
* HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố, dặn dò (4 Phút)
- Nắm vững nội dung bài học; 
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: - Ôn tập nội dung các văn bản truyện : “Bài học đường đời đấu tiên;Sông nước Cà Mau “
V. Rút kinh nghiệm:
 h&g
 Ngày soạn: 16 / 02/ 2013 
 Ngày dạy: / /2013
Tuần: 28
Tiết: 36
ÔN TẬP NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN TRUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích tiết học
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III. Phương pháp
- Gợi tìm
- GV hướng dẫn hs luyên tập bài
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 Phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (0p) kiểm tra trong tiết dạy
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
*Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức (15p)
GV cho HS đọc chú thích
 GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản (HS:K-G) 
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.(HS Y-K) 
GV cho HS đọc chú thích 
 GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản(HS:K-G) 
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.(HS:Y-K) 
*Hoạt động  : HDHS bài tập mẫu: (20p)
*Học sinh làm bài tập trong SGK
	HS viết đoạn văn
*Hoạt động 3 : HDHS bài tập vận dụng:(5p)
I- Nội dung kiến thức:
A. Bài học đường đời đầu tiên:
1. Tóm tắt tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký"
- Chương đầu:Lai lịch và bài học đường đời đầu của Mèn
- 2Chương tiếp: Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi nhau - trốn thoát - sa lưới bọn Nhện - đánh Nhện cứu Nhà Trò.
- 7 Chương cuối: Mèn, Trũi kết nghĩa phiêu lưu trên bè lá sen - đến sứ ếch, Nhái, Cua - đến vùng Cỏ may Chuồn Chuồn, Châu Chấu - thi võ thắng Bọ Ngựa, Bọ Muỗm - tôn làm Chánh phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu - Tổng Châu Chấu tìm nơi trú đông, đánh nhau với Chấu Voi, Trũi bị bắt làm tù binh - Dế Mèn bị lão chim Trả bắt giam trong hang tối - được Chấu Voi, Xiến tóc, Trũi cứu thoát - cả bọn đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền thông tin mong muốn hoà bình - do hiểu lầm bọn Mèn bị bọn Kiến bao vây, Trũi thoát ra tìm cứu viện. Ngẫu nhiên vòng vây Kiến bị phá Mèn tìm được Kiến chúa, giải toả mọi hiểu lầm. Kiến truyền lời hịch muôn loài kết anh em. 
Mèn, Trũi về quê thăm mộ mẹ dự tính cuộc phiêu lưu mới.
2. Tóm tắt đoạn trích "Bài học đường đời"
- Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi.
- Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí.
- Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương.
- Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ.
- Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên.
3. Nội dung và nghệ thuật:
a. Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
b. Ý nghĩa:
- Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
B. Sông nước Cà Mau:
1. Tóm tắt văn bản:
 Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật hoang sơ và hùnh vĩ, đặc biệt là hình ảnh dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng ấy.
2. Nghệ thuật: 
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn những từ ngữ chính xác; kết hợp các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
3. Ý nghĩa:
- Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm lòng gắn bó của tác giả đối với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
II- Bài tập mẫu:
* Nội dung: 
 + Cay đắng vì lỗi lầm
 + Xót thương Dế Choắt
 + ăn năn về hành động tội lỗi
 + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống
(Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ)
* Hình thức:
 + Đoạn văn 5 - 7 câu
 + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi
Bài 1:(trang 23)
* Cảm nhận về vùng đất Cà Mau
- Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống.
 + Không gian mênh mông trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng.
 + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây.
 + Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh B Mắt
+Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trủi.
+ Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận.
+ Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, tấp nập, thuyền bè san sát, những đóng gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực.
+ Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng...
Bài 2: Câu 4b (trang 22 SGK)
* Các động từ trong câu: thoát qua, đổ ra, xuôi về
* Không thể thay đổi trình tự các động từ ấy vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
- Thoát qua; nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm.
- Đổ ra; diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ đổ ra dòng sông lớn.
- Xuôi về; diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước nơi dòng sông êm ả.
III- Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn
* Ngoại hình:
- Nét đẹp, khoẻ mạnh
* Tính cách:
 - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ
 - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối
Bài tập 2: Để có cơ thể khoẻ mạnh ta cần phải làm gì?
Bài tập 3: từ bài Sông nước Cà Mau hãy viết đoạn văn miêu tả dòng sông hay khu rừng mà em có dịp quan sát.
4. Củng cố, dặn dò (4 Phút)
GV cho HS thực hành lần lược các bài tập
- Nắm vững nội dung bài học; 
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: - “Bức tranh của em gái tôi”;Vượt thác; Buổi học cuối cùng”
V. Rút kinh nghiệm:
 h&g
 Ngày soạn: 18 / 02/ 2013 
 Ngày dạy: / /2013
Tuần: 29
Tiết: 37
ÔN TẬP NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN TRUYỆN 
(tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện.
3. Thái độ: thêm yêu quý tiết học
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III. Phương pháp
- Gợi tìm
- GV hướng dẫn hs luyên tập bài
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 Phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Tóm tắt đoạn trích "Bài học đường đời"
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức (10p)
GV cho HS đọc chú thích 
GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản (HS: K-G)
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.(HS: Y-K)
GV cho HS đọc chú thích 
 GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản (HS: K-G)
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật. (HS: Y-K)
 GV cho HS đọc chú thích 
 GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.
Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài tập (20p)
*Học sinh làm bài tập trong SGK
	HS viết đoạn văn
Hoạt động 3 : HDHS làm bài tậpvận dụng (5p)
I- Nội dung kiến thức:
A. Bức tranh của em gái tôi:
1. Tóm tắt văn bản:
Em gái tôi tên là Kiều Phương nhưng tôi hay gọi nó là Mèo. Mèo bí mật tự chế ra những lọ phẩm màu để vẽ. Chú Tiến Lê, một họa sĩ đến chơi mới phát hiện ra tranh của Mèo vẽ rất đẹp. Cả nhà vui mừng , tạo điều kiện cho Mèo phát triển tài năng , chỉ có tôi là thầm ganh tị với nó.
 Chú Tiến Lê giới thiệu cho Mèo tham gia trại vẽ Quốc tế , Mèo đạt giải nhất. Tôi lại càng kém vui. Nó rũ tôi cùng đi lãnh thưởng và xem bức tranh nó vẽ đạt giải. Trong phòng tranh; tôi mới giật mình thì ra Mèo đã vẽ tôi để tham gia cuộc thi. Trong tranh, tôi thật hoàn hảo, với một gương mặt thật đáng yêu. Tôi xấu hổ về sự ganh tị nhỏ nhen của mình.Tôi không dám nhận mình là người trong tranh vì người trong tranh không phải là tôi, mà chính là lòng nhân hậu và tâm hồn trong sáng của em tôi.
2. Nghệ thuật: 
- Kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.
3. Ý nghĩa:
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
B. Vượt thác:
1. Tóm tắt văn bản:
 Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác tác giả làm nổi bật vẻ hùng hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
2. Nghệ thuật: 
- Phối hợp tả cảnh, tả người rất tự nhiên, sinh động .
- Sử dụng nhân hóa, so sánh phong phú, có hiệu quả.
- Các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
3. Ý nghĩa:
- Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
C. Buổi học cuối cùng:
1. Tóm tắt văn bản:
 Vào một buổi sáng, tại trường làng vùng An-dát nước Pháp, lúc đó đang bị giặc Phổ chiếm đóng, đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha-men. Hôm đó, cậu bé Phrăng định trốn học vì đã trễ giờ và sợ thầy kiểm tra bài nhưng cậu đã cưỡng lại ý định ấy và chạy đến trường. Phrăng được chứng kiến những hình ảnh cảm động của các cụ già đến dự buổi học cuối cùng, nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men. Qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc, cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng pháp và tha thiết muốn được trau dồi học tập nhưng đã muộn.
2. Nghệ thuật: 
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
3. Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
II- Bài tập mẫu:
Bài tập 1: Thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
Bài tập 2: Tìm những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài "sông nước và trượt thác"
1. Sông nước Cà Mau
- Sông ngòi dày đặc chi chít
- Bao trùm là màu xanh
- Tiếng rì rào bất tận của rừng cây sóng biển
® Cảnh thơ mộng hoang sơ, đầy sức sống
2. Vượt thác
- Sông rộng bờ bãi ngút ngàn
- Thác ghềnh dữ hiểm trở
® Thơ mộng, hùng vĩ
Bài tập 3: Miêu tả lại nhân vật thầy Hamen hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
III- Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:Viết đoạn văn miêu tả lại hình ảnh hai anh em Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật dượng Hương Thư.
Bài tập 3: Viết đoạn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật thầy Ha-men; Ph răng.
4. Củng cố, dặn dò (4 Phút)
GV cho HS thực hành lần lược các bài tập
- Nắm vững nội dung bài học; 
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: - Ôn tập các văn bản thơ trữ tình: “Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Mưa”
V. Rút kinh nghiệm:
 h&g
 Ngày soạn: 18 / 02/ 2013 
 Ngày dạy: / /2013
Tuần: 30
Tiết: 38
ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện.
3. Thái độ: học sinh ý thức tình yêu quê hương ,đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III. Phương pháp
- Gợi tìm
- GV hướng dẫn hs luyên tập bài
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 Phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Tóm tắt văn bản: Bức tranh của em gái tôi:
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
*Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức (10p)
 GV cho HS đọc chú thích 
 GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản (HS: K-G)
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.(HS: y-k)
GV cho HS đọc chú thích 
GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản(HS: K-G)
 GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.(HS: y-k)
 GV cho HS đọc chú thích 
 GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản(HS: K-G)
GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.(HS: y-k)
*Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài tập mẫu (20p)
*Học sinh làm bài tập trong SGK
	HS viết đoạn văn
*Hoạt động 3 : HDHS làm bài tập vận dụng: (5p)
I- Nội dung kiến thức:
A. Đêm nay Bác không ngủ:
1. Tóm tắt văn bản:
Trong một túp lều xơ xác giữa đêm khuya, anh đội viên thức dậy thấy Bác còn thức, ngồi bên bếp lửa cho thêm củi vào. Rồi Người nhẹ nhàng đứng dậy đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Xúc động trước cử chỉ Bác lo lắng cho của Bác, anh năn nỉ mời Bác ngủ. Người khuyên anh ngủ ngon để ngày mai đánh giặc.
 Lần thứ ba thức dậy, anh giật mình thấy Bác vẫn còn thức. Anh nài nỉ nhưng Bác bảo Bác không ngủ vì thương và lo cho đoàn dân công. Anh đội viên cảm động và thức luôn cùng với Bác.
2. Nghệ thuật:
 - Lựa chọn, sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
3. Ý nghĩa: 
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thươngbao la của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác..
B. Lượm:
1. Tóm tắt văn bản:
Bài thơ kể lại cuộc đời của Lượm, một em bé liên lạc trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Lượm là một em bé hồn nhiên, nhí nhảnh, nhận nhiệm vụ đưa thư “thượng khẩn” trong lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt. Em đã hi sinh nhưng tấm gương anh dũng của em còn sống mãi – Bài thơ kể bằng lời của tác giả.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiên sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh.
- Kết cấu cuối cùng tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
B. Mưa:
1. Tóm tắt văn bản:
Bài thơ miêu tả cơn mưa rào.
 Vào mùa hạ 
 Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
 Trận mưa dữ dội, cảnh vật quay cuồng trong trận gió mạnh trước lúc trời mưa, cảnh vật hả hê, vui sướng đón cơn mưa đang trút xuống. Giữa cảnh ấy, bố em đi cày về trong một tư thế kì vĩ, lớn lao.
2. Nghệ thuật: 
 - Thể thơ tự do, với những câu thơ ngắn; cách ngắt nhịp nhanh, gấp, mạnh.
 - Nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, so sánh tạo hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
 - Quan sát, miêu tả hồn nhiên, tinh tế, độc đáo.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chắc của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quí của mình. 
II- Bài tập mẫu:
Bài 1: Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả hình ảnh Bỏc trong bài thơ .
Trong một túp lều xơ xác giữa đêm khuya trên đường đi chiến dịch. Hôm ấy các anh bộ đi một ngày đường nên ai nấy đều mệt mõi vừa nằm xuống là ngủ say. Riêng Bác vẫn thức không ngủ ngồi bên đóng lửa , hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như hằn sâu trên vầng trán rộng. Bác khơi bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Người đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của mọi người nên nhón chân nhẹ nhàng cố gắng không gây ra tiếng động . Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ thương yêu lo lắng cho đàn con. Khi anh đội viên hỏi sao Bác chưa ngủ và nằn nặc mời Bác ngủ, Người bảo anh cứ ngủ để ngày mai lo đánh giặc và tâm sự vì thương và lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng trong đêm trời mưa gió lạnh lẽo. Bác chỉ mong trời mau sán. Bác đã khơi dậy trong long người chiến sĩ tình đồng đội, tình giai cấp thật đẹp đẽ và cao quý nên anh đã thức luôn cùng Bác. 
Bài 2: Viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng.
Buổi trưa hôm đó như mọi ngày, Lượm nhận bức thư đề hai chữ "Thượng khẩn" bỏ vào bao. Mặt trận thật gay go ác liệt, đạn bay vèo vèo. Chớp lửa loé lên liên tiếp với những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Lượm dũng cảm băng qua lao vụt đi như một mũi tên dưới làn mưa bom bão đạn. Bóng áo trắng của chú bé và chiếc mũ ca lô vẫn nhấp nhô trên cánh đồng quê vắng vẻ. Bỗng loè chớp đỏ, “đoàng” một tiếng nổ chát chúa vang lên. Thôi rồi Lượm ơi! Chú bé đã ngã xuống. Một dòng máu tươi trào ra nơi lưng áo. Chú nằm trên lúa tay nắm chặt bông. Hồn chú bé như hoà quyện với hương lúa quê hương.
III- Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ.
Bài 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Lượm trong bài thơ.
4. Củng cố, dặn dò (4 Phút)
GV cho HS thực hành lần lược các bài tập
- Nắm vững nội dung bài học; 
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
- Chuẩn bị: - Ôn tập nội dung các văn bản kí : “Cô Tô;Cây tre Việt Nam”
V. Rút kinh nghiệm:
 h&g
 Ngày soạn: 19/3/2013
 Ngày dạy: / 01 /2013
Tuần: 31
Tiết: 39
Ôn tập nội dung các văn bản kí : 
“Cô Tô;Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước; Lao xao”
I. Kết quả cần đạt
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản.
2. Kỹ năng :Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện.
3. Thái độ : thêm yêu thích tiết học
II. Chuẩn bị : Bảng phụ, giáo án
III. Phương pháp :
- Nêu vấn đề
- Thực hành
IV. Tiến trình các hoạt động
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1 : (10’)
Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức
? GV cho HS đọc chú thích 
?GV cho HS đọc văn bản:
	-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản.
? GV yêu cầu HS nêu nội dung và nghệ thuật.
?GV cho HS đọc chú thích 
?GV cho HS đọc văn bản:
	-Yêu câu học sinh tóm tắt văn bản
? GV yêu cầu HS nêu nội dung và

File đính kèm:

  • docNgu_van_tu_chon_6_hk_2.doc
Giáo án liên quan