Giáo án GDCD 6 - Tiết 14, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

- Người có mục đích là người luôn xác định cái đích mà mình cần phải đạt tới.

? Vậy đối với người học sinh đi học để làm gì?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét.

? Mục đích học tập nào là đúng đắn?

1. Học tập vì danh dự bản thân, gia đình.

2. Học tập để dễ kiếm được việc lamg nhàn hạ.

3. Học tập để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

4. Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Yêu cầu học sinh giải thích.

- Khẳng định, nhấn mạnh: Như vậy mục đích học tập đúng đắn là phải có sự kết hợp mục đích cá nhân với gia đình và xã hội.

- Treo tranh nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn, một số tấm gương vượt khó, học giỏi giới thiệu cho học sinh

- Yêu cầu học sinh giới thiệu những tấm gương vượt khó, học giỏi mà các em biết.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Tiết 14, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 23-11-2015
Ngµy gi¶ng:24-11-2015
---------------------------------------------------------
Tiết 14 - Bài 11 : MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (T1)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức: 
- Xác định đúng mục đích học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch học tập.
 2/ Kĩ năng:
 Học sinh biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí; biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động. 
 3/ Thái độ:
- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập.
- Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người.
- Sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập.
 II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án; tranh ảnh thể hiện mục đích học tập của học sinh.
- Chuẩn bị của học sinh: Tim hiểu truyện đọc, bài học; xác định mục đích học tập của bản thân.
 III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi:
- Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh.
- Em đã làm gì để rèn luyện mình trở thành người tích cực, tự giác?
3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài:(1’)
Đưa các tình huống:
+ Người công nhân lao động trong nhà máy phấn đấu đạt nưng suất cao, làm ra nhiều sản phẩm cho đất nước, đồng thời có được thu nhập cao cho bản thân.
+ Người nông dân một nắng, hai sương lam lũ cấy cày mong một mùa gặt bội thu.
+ Học sinh chuyên cần học tập để trở thành người có năng lực, có ích cho xã hội.
? Những người nói trên, khi làm việc họ nhằm mục đích gì?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Cuộc sống và công việc của con người rất đa dạng, phức tạp. Và mỗi con người đều có những mục đích khác nhau. Vậy với người học sinh mục đích học tập là gì? Mục đích học tập như thế nào là đúng đắn? Việc xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mời các em tìm hiểu bài 11: Mục đích học tập của học sinh.
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
- Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK.
? Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Bạn Tú đã đạt được thành tích như thế nào trong học tập? Vì sao bạn đạt được thành tích như vậy?
- Nhận xét.
? Tú đã có ước mơ gì? Để thực hiện ước mơ Tú đã có suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Nhận xét.
? Bạn Tú nỗ lực học tập, rèn luyện để làm gì? Em học tập được ở bạn điều gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
 Dự kiến phương án trả lời:
- Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội sẽ giúp ta mở mang kiến thức, rèn luyện được các kĩ năng cơ bản; góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với những người xung quanh và được mọi người xung quanh yêu quý.
Ví dụ: Tham gia hoạt động văn nghệ giúp ta biết thêm nhiều bài hát, âm nhạc; rèn kĩ năng trình bày bài hát, sự mạnh dạn, tự tin.......
- Để trở thành người tích cực, tự giác cần phải có sự sắp xếp thời gian hợp lí; có ý chí nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách........
Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyện đọc: Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
- Đọc.
- Sau giờ học trên lớp bạn Tú thường tự học thêm ở nhà, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải, say mê học tiếng Anh.......
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Bạn Tú đã đạt giải nhì trong kì thi Toán quốc tế, giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo. Tú đạt được kết quả như vậy là bạn đã có sự cố gắng, nỗ lự trong học tập và rèn luyện.
- Nghe.
- Tú ước mơ trở thành nhà nghiên cứu Toán học. Để đạt được ước mơ Tú tự học, tìm tòi nhiều cách giải khác nhau, vựơt qua khó khăn của hoàn cảnh gia đình........ 
- Nghe.
- Để đạt được ước mơ của mình. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
I/ Truyện đọc:
Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
- Sau giờ học trên lớp bạn Tú thường tự học thêm ở nhà, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải, say mê học tiếng Anh.......
- Bạn Tú đã đạt giải nhì trong kì thi Toán quốc tế, giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo.
- Tú vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn để học tập tốt, thực hiện ước mơ của mình.
=> Tú là người sống có ý chí, nghị lực, có tinh thần tự giác trong học tập rèn luyện, có quyết tâm thực hiện ước mơ.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. 
- Người có mục đích là người luôn xác định cái đích mà mình cần phải đạt tới.
? Vậy đối với người học sinh đi học để làm gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Mục đích học tập nào là đúng đắn?
1. Học tập vì danh dự bản thân, gia đình.
2. Học tập để dễ kiếm được việc lamg nhàn hạ.
3. Học tập để khỏi hổ thẹn với bạn bè.
4. Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Yêu cầu học sinh giải thích.
- Khẳng định, nhấn mạnh: Như vậy mục đích học tập đúng đắn là phải có sự kết hợp mục đích cá nhân với gia đình và xã hội.
- Treo tranh nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn, một số tấm gương vượt khó, học giỏi giới thiệu cho học sinh
- Yêu cầu học sinh giới thiệu những tấm gương vượt khó, học giỏi mà các em biết.
? Việc xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa như thế nào đỗi với mỗi người?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Hoạt động2:
Tìm hiểu nội dung bài học.
- Để có kiến thức, có kĩ năng, có đạo đức, đủ khả năng lao động nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Mục đích học tập 1,4 là đúng đắn.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Nghe.
- Giới thiệu những tấm gương vượt khó, học giỏi.
- Giúp con người có được kết quả cao trong học tập, rèn luyện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
II/Nội dung bài học:
- Học sinh cần phải nỗ kực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Mục đích học tập đúng đắn là phải có sự kết hợp mục đích cá nhân với gia đình và xã hội.
- Xác định đúng mục đích học tập mới có thể học tập tốt.
Hoạt dộng 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b SGK.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
* Củng cố:
? Bản thân em đã xác định mục đích học tập của mình là gì? Để thực hiện mục đích đó em đã làm gì?
Nhận xét, kết luận toàn bài: Mỗi người học tập vì nhiều lí do khác nhau. Và để học tập tốt thì cần phải có động cơ, thái độ học tập tốt. 
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 3’)
- Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
- Tìm thêm những tấm gương học tập tốt.
- Chuẩn bị bài 11: Mục đích học tập của học sinh(tt)
+ Học thuộc phần nội dung bài học.
+ Xác định nhiệm vụ chủ yếu của bản thân để thực hiện mục đích học tập.
+ Xem trước phần bài tập SGK.
Hoạt động 3:
Luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập b SGK.
 Đồng tình với động cơ học tập: Vì tương lai bản thân, vì danh dự gia đình, vì truyền thống của nhà trường, vì kính trọng thầy cô giáo, vì thương yêu cha mẹ, vì dân giàu, nước mạnh.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Học tập vì tương lai của bản thân, vì gia đình, vì quê hương, đất nước.
- Nghe, củng cố bài học.
III/ Luyện tập:
- Bài tập b:
 Đồng tình với động cơ học tập: Vì tương lai bản thân, vì danh dự gia đình, vì truyền thống của nhà trường, vì kính trọng thầy cô giáo, vì thương yêu cha mẹ, vì dân giàu, nước mạnh.

File đính kèm:

  • docBai_11_Muc_dich_hoc_tap_cua_hoc_sinh.doc