Kế hoạch dạy học môn KH Tự nhiên 6 - Chủ đề 10: Lực và các máy móc đơn giản - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Thanh Thảo

Bài 29: TRỌNG LỰC (1 Tiết)

A. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

– Nhận biết được sự tồn tại trọng lực.

– Biết được cách xác định phương, chiều và cách tính độ lớn của trọng lực.

b) Kĩ năng

– Biểu diễn điểm đặt, phương chiều và độlớn của trọng lực bằng một mũi tên (vec tơ trọng lực).

c) Thái độ:

– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;

– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực

– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết;

– Năng lực hợp tác và giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ

1.GV

Phiếu học tập nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễhơn.

– Phiếu học tập cá nhân (mỗi học sinh một phiếu)

– Phiếu học tập nhóm (mỗi nhóm một phiếu)

Giáo viên chuẩn bị các Phiếu học tập nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễ hơn.

– Phiếu học tập cá nhân (mỗi học sinh một phiếu)

– Phiếu học tập nhóm (mỗi nhóm một phiếu)

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN

Họ và tên . Lớp .

1. Trả lời câu hỏi

a) Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống.

b) Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào?

.

2. Trả lời câu hỏi

a) Trọng lực là gì?

.

b) Trọng lực có phương, chiều như thế nào?

.

c) Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu niu tơn? .

3. Trả lời câu hỏi ở phần luyện tập

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học môn KH Tự nhiên 6 - Chủ đề 10: Lực và các máy móc đơn giản - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Thanh Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2) ngược chiều
(3) bằng nhau
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 GV: Yêu cầu các nhóm hoạt động nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1 đến 6
Với các câu hỏi 1,2, 3,4: học sinh sẽ làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi sau đó trao đổi kết quả trong nhóm. Giáo viên có thể tới một số nhóm để nhận xét, đánh giá và hỗ trợ nếu cần thiết. 
Với câu 5. Thí nghiệm: Tra cán búa 
Giáo viên hướng dẫn các em ban đầu lồng búa vào cán (chưa lồng sâu vào cán); có thể hỏi các em các cách làm để lồng sâu búa vào cán. Sau đó học sinh thực hành theo mô tả và trao đổi 
trong nhóm để giải thích kết quả. 
Với bài tập 5, 6: sau khi các nhóm làm việc, giáo viên cần cho một số nhóm lên báo cáo kết quả và thảo luận. Chú ý rèn cho các em kĩ năng trình bày (sử dụng kiến thức vềquán tính để giải thích các hiện tượng).
Nhóm trưởng điều khiển HĐ cuả nhóm
Dự kiến câu trả lời
 1. Khi dùng tay kéo hoặc đẩy một vật thì kéo có làm cho vật lại gần hoặc ra xa mình. Tương tự đẩy có thể làm cho vật ra xa nhưng cũng có thể lại gần. 
2. Lực của gậy đã làm A chuyển động. Khi A va vào B, lực do A tác dộng lên B đã làm B chuyển động. Đồng thời B cũng tác dụng lực lên A làm A biến đổi chuyển động. 
3. Đáp án: D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. 
4. Đáp án: C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. 
5. Giải thích: Khi làm di chuyển búa (đã lồng vào đầu cán) xuống dưới và chạm sàn; cán dừng lại; do quán tính nên búa vẫn tiếp tục chuyển động đi sâu vào cán búa. 
6. Dựa vào hiện tượng quán tính đểgiải thích như câu 5.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 GVHD hs phần vận dụng
Sau đó các em trao đổi với các thành viên ở nhà về kết quả tìm hiểu của mình. 
2. Ở câu này, chỉ yêu cầu giải thích ở mức độ: khi đang vẩy cho rổ rau sống chuyển động, ta đột ngột dừng lại, nước không thể dừng ngay lập tức mà vẫn tiếp tục chuyển động (do quán tính) nên nước bị văng ra ngoài.
1. Học sinh tìm một số ví dụ về lực và tác dụng của lực đó trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Các em có thể sửdụng bảng để ghi lại kết quả– chẳng hạn: 
Ví dụ: Lực của búa đóng cọc
 Đẩy cọc lún xuống 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Khuyến khích các em tìm hiểu về một trò chơi vận động cần sử dụng sức mạnh cùng với sự nhanh nhẹn, khéo léo? 
- Sau đó trao đổi với các bạn ở lớp về kết quả tìm hiểu của mình và có thểhướng dẫn các bạn cùng chơi ở trường
HS trao đổi kiến thức
Rút kinh nghiệm:
.... 
TỔ CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT
Ngày tháng năm 2016
Tuần 25
Ngày soạn: 2/2/2016
Bài 29: TRỌNG LỰC (1 Tiết)
MỤC TIÊU
a) Kiến thức 
– Nhận biết được sự tồn tại trọng lực. 
– Biết được cách xác định phương, chiều và cách tính độ lớn của trọng lực. 
b) Kĩ năng 
– Biểu diễn điểm đặt, phương chiều và độlớn của trọng lực bằng một mũi tên (vec tơ trọng lực). 
c) Thái độ: 
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; 
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; 
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực 
– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; 
– Năng lực hợp tác và giao tiếp.
CHUẨN BỊ
1.GV
Phiếu học tập nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễhơn. 
– Phiếu học tập cá nhân (mỗi học sinh một phiếu) 
– Phiếu học tập nhóm (mỗi nhóm một phiếu)
Giáo viên chuẩn bị các Phiếu học tập nhằm giúp học sinh tự ghi bài dễ hơn. 
– Phiếu học tập cá nhân (mỗi học sinh một phiếu) 
– Phiếu học tập nhóm (mỗi nhóm một phiếu) 
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN 
Họ và tên ...................................................... Lớp ......... 
1. Trả lời câu hỏi 
a) Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống. 
b) Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào? 
.............................................................................................................................................. 
2. Trả lời câu hỏi 
a) Trọng lực là gì? 
.............................................................................................................................................. 
b) Trọng lực có phương, chiều như thế nào? 
.............................................................................................................................................. 
c) Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu niu tơn? .......................................................................................................
3. Trả lời câu hỏi ở phần luyện tập 
Câu 1 .................................................................................................................................... 
Câu 2 .................................................................................................................................... 
Câu 3 .................................................................................................................................... 
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM
NhómLớp 
1. Ghi vào chỗtrống trong bảng sau: 
........................ đã tác dụng lực vào quảbóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống. 
Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương ............. và có chiều ........
2. Trả lời các câu hỏi ở phần luyện tập 
Câu 1.
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
 C. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- CTHĐTQ báo cáo
- CTHĐTQ cho lớp khởi động 
- CTHĐTQ cho lớp học mục tiêu
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 GV: Yêu cầu các nhóm hoạt động nhóm
Sau đó giáo viên có thể hỏi chung cả lớp và gọi một số em nêu ý kiến, các bạn khác bổ sung, góp ý. 
Giáo viên đề nghị: 
* Cá nhân học sinh quan sát hình 29.1 trả lời vào Phiếu học tập hai câu hỏi: 
– Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống. 
* Lưu ý: Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” về lực tác dụng lên quả bóng, quả
táo, hạt nước mưa, hoạt động này chỉ tạo tình huống đểcác em nhận ra vấn đề cần giải quyết 
“Trái Đất hút mọi vật ở gần mặt đất, lực này có phương chiều thếnào?” và đưa ra dự đoán về phương, chiều của lực mà Trái Đất hút vật.
Nhóm trưởng điều khiển HĐ cuả nhóm
Dự kiến câu trả lời
– Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều thế nào? 
* Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào chỗ trống trong bảng sau ở Phiếu học tập 
Trái đất đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống. 
Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Yêu cầu cá nhân HS tìm hiểu thông tin mục 1b
– Trọng lực là gì? 
– Trọng lực có phương, chiều như thếnào? 
-Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu niu tơn?
Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi và hướng dẫn cả lớp thảo luậnnhằm giúp học sinh kiểm 
tra dự đoán đưa ra ở hoạt động khởi động, đồng thời xác nhận kiến thức và liên hệ được kiến thức với thực tế.
– Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống gọi tên là gì? 
– Các nhóm kiểm tra câu trảlời của nhóm mình về phương và chiều của lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống đã đúng chưa? 
– Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa có bằng nhau không? Tại sao? 
– Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác dụng của trọng lực không? Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau không? Phương, chiều của trọng lực có thay đổi không?
- Cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung và trả lời vào Phiếu học tập 3 câu hỏi
* Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp thảo luận ý kiến của bạn được trả lời. Giáo viên xác nhận ý kiến trả lời đúng, kết quả mong đợi học sinh trả lời được: 
– Trọng lực là lực Trái Đất hút vật 
– Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng vềphía Trái Đất. 
P = 10N
– Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống là trọng lực 
– Trọng lực tác dụng lên quả bóng, quả táo, hạt nước mưa không bằng nhau. Vì chúng có khối lượng khác nhau. 
– Em ở tư thế đứng yên trên mặt sàn lớp học hoặc đang ngồi trên ghế có chịu tác dụng của trọng lực. Trong hai trường hợp này độ lớn trọng lực có bằng nhau. Phương, chiều của trọng lực không thay đổi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*Giáo viên đềnghị: 
– Cá nhân học sinh nghiên cứu trả lời 4 câu hỏi ở phần luyện tập. 
– Trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm các câu trả lời chung của nhóm. 
– Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác trao đổi so sánh với kết quả của 
nhóm và sửa chữa hoặc bổ sung các câu trả lời ghi trên Phiếu học tập.
 Câu 1 
+ Có trọng lực P và lực căng của sợi dây T tác dụng lên vật 
+ P = 10.m = 10.0,05 = 0,5N và T = P = 0,5N 
Câu 2. 
+ Lực Trái Đất hút em được tính bằng công thức P = 10.m 
+ Khi em đi cầu thang lên tầng 3 thì độ lớn, phương và chiều của lực mà Trái Đất hút em 
không thay đổi. 
Câu 3. Khi xây các bức tường, thợxây dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng vì tác dụng lên quảdọi có trọng lực và lực căng của sợi dây, khi quả dọi đứng yên thì hai lực này cân bằng. Trọng lực có phương thẳng đứng nên dây dọi có phương thẳng đứng. 
 Câu 4. Lực mà Trái Đất tác dụng lên người diễn viên đó không thay đổi về độ lớn, phương, chiều.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng và khuyến khích học sinh về nhà thực hiện hoạt động cùng gia đình tìm hiểu để trả lời được 4 câu hỏi đã nêu.
HS tìm hiểu kiến thức
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu những quan niệm khác nhau về khái niệm trọng lực và trọng lượng. 
HS trao đổi kiến thức
Rút kinh nghiệm:
.... 
TỔ CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT
Ngày tháng năm 2016
Tuần 26-27
Ngày soạn: 20/2/2016
Bài 30: LỰC ĐÀN HỒI (2 Tiết)
1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức 
– Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo. 
– Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi. 
– Chỉ ra được cách xác định phương, chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến 
dạng cho nó và nhận xét được sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo. 
– Biết cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo để đo lực. 
b) Kĩ năng 
– Sử dụng các dụng cụ đo chiều dài để đo độ biến dạng của lò xo 
– Vận dụng kiến thức về lực đàn hồi, đề xuất cách chế tạo lực kế đơn giản 
– Sử dụng lực kế để đo lực. 
c) Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; 
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; 
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực 
– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; 
– Năng lực hợp tác và giao tiếp. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
2. CHUẨN BỊ
1.GV
- Mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm mô tả ở hình 30.1. 
- Một số lực kế (có thể tham khảo ở hình 30.3) 
- Phương tiện để tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất”
- Phiếu học tập bảng 30.1
2.HS
- Soạn trước bài 
 3. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đề nghị các nhóm đọc mục “1. Thực hiện thí nghiệm”.
? Tiến hành thí nghiệm để làm gì (mục đích của thí nghiệm) 
? Thí nghiệm cần những dụng cụ nào. 
? Thứ tự các bước thực hiện thí nghiệm 
? Cần đo đại lượng nào ở thí nghiệm 
* Đề nghị các nhóm thực hiện thí nghiệm theo các bước đã được xác nhận, ghi kết quả đo chiều dài lò xo vào bảng 30.1 ở Phiếu học tập. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét để tìm từ thích hợp điền vào ô trống ở đoạn văn sau ở phiếu học tập. 
* Quan sát hoạt động của các nhóm để trảlời những thắc mắc của học sinh, giúp đỡ học sinh khi họ gặp khó khăn. 
* Đề nghị một nhóm nêu nhận xét về kết quả thí nghiệm bằng cách đọc đoạn văn đã điền từ thích hợp vào chỗtrống và lí giải căn cứ để điền được các từ đó. Hướng dẫn cả lớp thảo luận và 
xác nhận ý kiến đúng.
HS nhận dụng cụ thí nghiệm
HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu HT
Khi bị các quả nặng kéo thì lò xo dãn ra, chiều dài của nó tăng lên.Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo bằng chiều dài tự nhiên của nó và lò xo lại có hình dạng ban đầu. Nếu móc nhiều quả nặng, lò xo không trở lại hình dạng tự nhiên khi bỏ các quả nặng. 
* Nêu kết luận: 
– Biến dạng của lò xo có đặc điểm: “Sau khi kéo hoặc nén lò xo một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên” là biến dạng đàn hồi. 
– Lò xo là vật có tính đàn hồi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung 
* Đề nghị các nhóm hoạt động để: 
– Tính: 
+ Độ biến dạng của lò xo 
+ Tổng trọng lực tác dụng vào các quả nặng
+ Độ lớn lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng
- Quan sát hoạt động của các nhóm để trả lời những thắc mắc của học sinh, giúp đỡ học sinh khi hs gặp khó khăn. 
* Nêu câu hỏi: “Từ kết quả thí nghiệm, em tìm được lực đàn hồi có đặc điểm gì?” và hướng dẫn cả lớp thảo luận
* Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung để
– so sánh với các ý kiến đã nêu để chỉ ra chỗ đúng trong các ý kiến đó và bổ sung điều còn thiếu. 
– nêu cách sử dụng lực kế.
- Ghi kết quả vào bảng 30.1 ở Phiếu học tập 
- Vẽ mũi tên chỉ trọng lực ở các trường hợp a, b, c, d trong thí nghiệm trên Phiếu học tập 
– Vẽ mũi tên chỉ lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng ở các trường hợp a, b, c, d trong thí nghiệm trên Phiếu học tập
– Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn 
– Mũi tên biểu diễn lực đàn hồi có đặc điểm: 
+ Đặt ở quả nặng làm lò xo biến dạng đàn hồi 
+ Có phương dọc theo trục lò xo 
+ Có chiều chống lại sự dãn hoặc nén của lò xo
Cả lớp thảo luận ý kiến của bạn được trả
lời. Xác nhận ý kiến trả lời đúng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*Giáo viên tổ chức cuộc thi “Ai trả lời đúng nhanh nhất” theo cách chiếu lần lượt các câu hỏi lên màn hình có bố trí đồng hồ đo thời gian đếm ngược để có thời gian tối đa cho mỗi câu hỏi. Học sinh giơ tay trước được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được ghi điểm, nếu trảlời sai mất quyền thi đấu, học sinh khác tiếp tục giành quyền trả lời nếu còn thời gian. Khi đã hết thời gian, 
chưa có học sinh trả lời thì chiếu đáp án. 
* Nêu câu hỏi “Có thể chế tạo dụng cụ đo lực được không? Nếu có thì dụng cụ đó gồm những bộ phận chính nào?
GV: Ghi nhận nhanh vào 
góc bảng.
Giáo viên đềnghị học sinh hoạt động nhóm để: 
– Chế tạo lực kế và thực hiện đo trọng lực của một vật. Do thời gian có hạn nên không đề nghị học sinh chế tạo một lực kế từ bước đầu mà gợi ý. 
+ So sánh các dụng cụ ở thí nghiệm với các bộphận của lực kế? 
+ Cần sửa số ghi trên thước đo chiều dài ở thí nghiệm thế nào để có được một lực kế? 
– Sử dụng lực kế vừa chế tạo đo lực. Giáo viên cần quan sát, uốn nắn kịp thời các nhóm thao tác sai.
1. Lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo, chiều chống lại chống lại sự dãn hoặc nén của lò xo
2. Độ bd tăng gấp 2, gấp 3 lần thì độ lớn lực đàn hồi tăng gấp 2, gấp 3 lần
3. k1 nén, k2 dãn
4. hs đưa ra ý kiến
Học sinh có thể đưa ra các câu trả lời theo ý kiến cá nhân
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng và khuyến khích học sinh về nhà thực hiện các nhiệm vụ ở hoạt động cá nhân và hoạt động cùng gia đình 
– Giới thiệu một số lực kế (có thể chọn các loại lực kế như hình 30.3)
HS tìm hiểu kiến thức
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà tự đọc thông tin ở sách hướng dẫn học Khoa học tự nhiên 6 và tìm hiểu: 
– Khi sử dụng lực kế hoặc cân đồng hồ cần chú ý điều gì để các dụng cụ đó cho giá trị đo chính xác và không bị hỏng? 
– Có cách nào phát hiện được một lực kế hoặc cân đồng hồ đang bị sai?
HS tìm hiểu kiến thức
Rút kinh nghiệm:
.... 
TỔ CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT
Ngày tháng năm 2016
Tuần 28-29
Ngày soạn: 2/3/2016
Bài 31: LỰC MA SÁT (2 Tiết)
1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức 
– Nhận biết được sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và đặc điểm của 
mỗi loại lực ma sát này. 
– Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi và vận dụng ích lợi của nó. 
– Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có hại và nêu cách hạn chế tác hại 
của lực ma sát.
b) Kĩ năng 
– Quan sát và rút ra được các dấu hiệu chung của các hiện tượng sự vật. 
c) Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác; 
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập; 
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 
d) Định hướng hình thành và phát triển các năng lực 
– Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết; 
– Năng lực hợp tác và giao tiếp. 
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
2. CHUẨN BỊ
1.GV
Bộ thí nghiệm hình 31.4, phiếu học tập
2.HS
- Soạn trước bài 
 3. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên đề nghị: 
* Cá nhân học sinh quan sát lần lượt các hình 31.1; 31.2; 31.3 và trả lời vào Phiếu học tập 
* Lưu ý:Không nhất thiết học sinh phải trả lời “chính xác” các câu hỏi, hoạt động này chỉ tạo tình huống để các em nhận ra vấn đề cần giải quyết “Điều gì xảy ra ở mặt tiếp xúc giữa hai vật? Nó có ảnh hưởng thế nào đến sự chuyển động của mỗi vật?”. Khuyến khích nhiều học sinh trả lời, nhằm rèn kĩ năng diễn đạt một hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí.
* Chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn để tìm các câu trả lời đúng, ghi vào bảng 31.1 ở Phiếu học tập. 
1- Miếng gỗ và ô tô đứng yên vì chịu t/d của 2 lực cân bằng
-Lực cân bằng với lực đẩy có phương nằm ngang chiều ngược chiều lực đẩy
2. – Các bánh xe ở va li giúp kéo va li nhẹ hơn
- Vì có bánh xe giúp di chuyển thùng hàng dễ dàng hơn
3. Đế dép, lốp mô tô lốp xe đạp khía cạnh để đi ko bị trơn trượt
- Sau khi sử dụng một thời gian đế dép, lốp mô tô lốp xe đạp bị mòn do ma sát với mặt đường
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đề nghị cá nhân học sinh đọc 3 đến 4 lần đoạn văn ghi trong khung và so sánh với câu trảlời ở bảng 31.1 để trả lời ở Phiếu học tập hai câu hỏi 
– Khi nào xuất hiện lực ma sát? 
– Chỉ ra loại lực ma sát xuất hiện ở các hình 31.1 và hình 31.2 
Khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi trước lớp và thảo luận câu trả lời của bạn. Xác nhận ý kiến đúng.
- Đề nghị các cá nhân học sinh trong mỗi nhóm đọc trình tự tiến hành thí nghiệm trong bảng, sau đó các thành viên trong nhóm trao đổi để chỉ ra được các bước thực hiện thí nghiệm. 
- Đề nghị các nhóm: 
+Nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo trình tự đã nêu, ghi kết quảvào bảng 31. 2 ở Phiếu học tập. 
Lưu ý: 
*Quan sát các nhóm làm thí nghiệm để uốn nắn kịp thời cách kéo từ từlực kếtheo phương nằm ngang và đọc số chỉ lực kế khi số chỉ đó ổn định. 
*Thí nghiệm chỉ nhằm rút ra những nhận xét định tính, chưa cần kết quả định lượng chính xác nên chưa quan tâm đến khối gỗ cần chuyển động thẳng đều. 
- Từ kết quả thí nghiệm, thảo luận và trả lời các câu hỏi ghi vào Phiếu học tập.
* Hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi dựa vào kết quả thí nghiệm; 
– Đề nghịcác nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi: 
• Giai đoạn nào có lực ma sát nghỉtác dụng lên khối gỗ? 
• Giai đoạn nào có lực ma sát trượt tác dụng lên khối gỗ? 
• Giai đoạn nào có lực ma sát lăn tác dụng lên khối gỗ? 
và hướng dẫn cả lớp thảo luận, xác nhận ý kiến đúng.
Trong đời sống và kĩ thuật, lực ma sát có lợi hay có hại?
* Đề nghị một nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm (bảng 31.4). YC các nhóm khác lắng nghe, so sánh với kết quả của nhóm mình, tham gia thảo luận
* Kết quả mong đợi học sinh trả lời được: 
– Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật bịtác dụng của lực khác nhưng vật không trượt. 
– Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác. 
– Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác. 
– Ở hình 31. 1a; 31. 1b miếng gỗ và ôtô vẫn đứng yên mặc dù có lực đẩy, chứng tỏ giữa 
miếng gỗvà mặt bàn, giữa lốp ô tô và mặt đường có lực ma sát nghỉ. 
– Ở hình 31. 2a khi kéo va 

File đính kèm:

  • docKHTN_6_CHU_DE_10_DU.doc