Kế hoạch dạy học môn Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Phản ứng hóa học
3. Hoạt động 3: Tiến hành một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
3.1. Mục tiêu hoạt động
HĐ2-KH-1.2: Tiến hành một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
3.2. Tổ chức hoạt động
Giáo viên phát phiếu học tập số 1 cho 4 nhóm học sinh và yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm về sự biến đổi vật lý, sự biến đổi hóa học qua các thí nghiệm, sau đó hoàn thành các phiếu:
- Thí nghiệm 1: Hòa tan hạt muối ăn vào nước cất được dd muối ăn, sau đó cô cạn dd muối ăn được hạt muối.
- Thí nghiệm 2: Hòa tan hạt thuốc tím vào nước cất được dd màu tím, sau đó cô cạn dd được hạt thuốc tím.
- Thí nghiệm 3: Đun nóng thuốc tím trên lửa đèn cồn sau đó dùng que đóm than hồng kiểm tra sự sinh ra khí oxi.
- Thí nghiệm 4: Nhỏ từ từ dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa sẳn dd NaCl
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Thời lượng: 7 tiết I. Mục tiêu 1. Phẩm chất chủ yếu Phẩm chất Yêu cầu cần đạt Mã hóa Yêu nước Tích cực tham gia bảo vệ môi trường YN1 Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa YN2 Chăm chỉ Thích đọc sách, báo, sưu tầm tư liệu trên internet để mở rộng kiến thức. CC1 Ham học Biết vận dụng kiến thức vào bài học và cuộc sống. HH1 2. Năng lực chung Thành phần năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hóa Tự chủ và tự học Tích cực làm thí nghiệm tìm ra khái niệm sự biến đổi vật lý, biến đổi hóa học. TC – TH1 Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. TC – TH4 Giao tiếp và hợp tác Thảo luận nhóm làm thí nghiệm. GT – HT4 Giải quyết vấn đề và sáng tạo Tìm hiểu các thông tin liên quan, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề về những phản ứng hóa học gây ô nhiễm môi trường. GQVĐ4 3. Năng lực khoa học tự nhiên Thành phần năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hóa Năng lực nhận thức Nêu được khái niệm về sự biến đổi vật lý, biến đổi hóa học. KH-1.1 Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. KH-1.1 Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm KH-1.1 Phân biệt được sự biến đổi vật lý, biến đổi hóa học và đưa ra được ví dụ minh họa. KH-1.3 Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra. KH-1.4 Năng lực tìm hiểu Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. KH-2.4 Viết được sơ đồ phản ứng(bằng chữ) để biểu diễn phản ứng hóa học. KH-2.5 Năng lực vận dụng Giải thích các hiện tượng đơn giản trong thực tiễn. KH-3.1 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: Cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, que đóm, tấm kính, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, nến, dd NaCl, thuốc tím, dd AgNO3,dd HCl,giấy quỳ tím. b. Học sinh: chuẩn bị bảng phụ và sgk và sách tham khảo. III. Các hoạt động học 1. Hoạt động 1: Khởi động 1.1 Mục tiêu hoạt động HĐ1-KH-1.1: Nêu được khái niệm về sự biến đổi vật lý, biến đổi hóa học. HĐ2-KH-2.4: Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. 1.2 Tổ chức hoạt động Chiếu một số hình ảnh về biến đổi về tính chất vật lí và hóa học cho học sinh quan sát và hỏi đâu là biến đổi vật lí đâu là biến đổi hóa học. 1.3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh Có thể một số học sinh trả lời đúng hoặc sai 1.4. Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động * phân tích và hướng dẫn từng hình ảnh cho các em quan sát và đưa đến mục tiêu chính của chủ đề 2. Hoạt động 2: Sự biến đổi của chất và biến đổi hóa học . Mục tiêu hoạt động Phẩm chất: + Ham học: HH1 + Chăm chỉ: CC1 - Năng lực chung: + Hợp tác, giao tiếp: GT – HT4 + Tự chủ, tự học: TC – TH1 - Năng lực đặc thù: HĐ2-KH-1.1: Nêu được khái niệm về sự biến đổi vật lý, biến đổi hóa học. biến đổi hoá học. 2.2 Tổ chức hoạt động - GV sử dụng phương pháp DH đàm thoại gợi mở, hợp tác theo nhóm kết hợp với kĩ thuật “ Khăn trải bàn” - GV phát phiếu học tập 1 yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu - HS thảo luận nhóm, ghi nhận kết quả vào phiếu: -Thí nghiệm 1: Cho đường vào nước.. - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào giấy quỳ tím. - Thí nghiệm 3: Đun nóng thuốc tím trên lửa đèn cồn. - Thí nghiệm 4: Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa Na2SO4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 STT Thí nghiệm Biến đổi vật lý Biến đổi hóa học Kết luận 1 Cho đường vào nước.. 2 Cho dung dịch HCl vào giấy quỳ tím. 3 Đun nóng thuốc tím Đun nóng thuốc tím trên lửa đèn cồn. 4 Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa Na2SO4 - Giáo viên gọi 1-2 học sinh lên trình bày và thảo luận trước lớp về kết quả phiếu học tập số 1. - Giáo viên phân tích và sửa sai (nếu có) 2.3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh Có thể học sinh điền vào bảng như sau STT Thí nghiệm Biến đổi vật lý Biến đổi hóa học Kết luận 1 Cho đường vào nước. x 2 Cho dung dịch HCl vào giấy quỳ tím. 3 Đun nóng thuốc tím x Đun nóng thuốc tím trên lửa đèn cồn. x 4 Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào ống nghiệm chứa Na2SO4 x 2.4. Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động HĐ1_KH 1.1 và HĐ1_KH 2.4: Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập và bản ghi chép cá nhân để đánh giá. Dựa trên quan sát, câu trả lời của học sinh và phiếu học tập của nhóm, giáo viên dự kiến đánh giá năng lực như sau: - Mức 1: Hs chỉ trả lời được 1 hoặc 2 thí nghiệm chưa kết luận được - Mức 2: Hs trả lời được 1 hoặc 2 thí nghiệm chưa kết luận được - Mức 3: Hs trả lời được hết câu và kết luận được. GV nhận xét đánh giá thông qua các phiếu học tập đã được HS nhận xét - Hiện tượng chất biến đổi (Trạng thái, kích thước) Nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là HTVL - Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới, khác với chất ban đầu được gọi là HTHH 3. Hoạt động 3: Tiến hành một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. 3.1. Mục tiêu hoạt động HĐ2-KH-1.2: Tiến hành một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. 3.2. Tổ chức hoạt động Giáo viên phát phiếu học tập số 1 cho 4 nhóm học sinh và yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm về sự biến đổi vật lý, sự biến đổi hóa học qua các thí nghiệm, sau đó hoàn thành các phiếu: - Thí nghiệm 1: Hòa tan hạt muối ăn vào nước cất được dd muối ăn, sau đó cô cạn dd muối ăn được hạt muối. - Thí nghiệm 2: Hòa tan hạt thuốc tím vào nước cất được dd màu tím, sau đó cô cạn dd được hạt thuốc tím. - Thí nghiệm 3: Đun nóng thuốc tím trên lửa đèn cồn sau đó dùng que đóm than hồng kiểm tra sự sinh ra khí oxi. - Thí nghiệm 4: Nhỏ từ từ dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa sẳn dd NaCl PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 STT Thí nghiệm Biến đổi vật lý Biến đổi hóa học Kết luận 1 Hòa tan muối ăn vào nước cất 2 Hòa tan thuốc tím vào nước cất 3 Đun nóng thuốc tím 4 Nhỏ từ từ dd AgNO3 vào NaCl - Giáo viên gọi 1-2 học sinh lên trình bày và thảo luận trước lớp về kết quả phiếu học tập số 1. - Giáo viên phân tích và sửa sai (nếu có) 3.3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh Có thể học sinh điền vào bảng như sau STT Thí nghiệm Biến đổi vật lý Biến đổi hóa học Kết luận 1 Hòa tan muối ăn vào nước cất x 2 Hòa tan thuốc tím vào nước cất x 3 Đun nóng thuốc tím x 4 Nhỏ từ từ dd AgNO3 vào NaCl x 3.4. Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động HĐ2_KH 2.4: Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập và bản ghi chép cá nhân để đánh giá. - Mức 1: Điền đầy đủ các yêu cầu của phiếu học tập số 1 nhưng để trống phần kết luận. - Mức 2: Điền đầy đủ các yêu cầu biến đổi vật lý, biến đổi hóa học trong phiếu nhưng chưa chính xác ở phần kết luận. - Mức 3: Điền đầy đủ và chính xác các chỗ trống trong phiếu. 4. Hoạt động 4: Sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm. 4.1. Mục tiêu hoạt động 4.2. Tổ chức hoạt động 4.3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh 4.4. Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động. 5. Hoạt động 5: Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. 5.1. Mục tiêu hoạt động 5.2. Tổ chức hoạt động 5.3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh 5.4. Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động. 6. Hoạt động 5: luyện tập và vận dụng 6.1. Mục tiêu hoạt động Mục tiêu: KH-3.1: Giải thích các hiện tượng đơn giản trong thực tiễn và làm các bài tập. 6.2. Tổ chức hoạt động - Sử dụng câu hỏi bài tập, hoạt động cả lớp. Câu 1: Hiện tượng vật lý là gì? Hiện tượng hóa học là gì? Dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. Câu 2: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? Câu 3: Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? Câu 4: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì: A. Rất độc B. Tạo bụi cho môi trường C. làm giảm lượng mưa D. Gây hiệu ứng nhà kính Câu 5: Hiện tượng băng tan là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý? 6.3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh Thông qua các nhóm thảo luận đưa ra kết quả có thể đúng hoặc sai 6.4. Dự kiến cách thức đánh giá mục tiêu hoạt động - Mức 1: Hs chỉ trả lời được 2 - 3 câu giải thích sai - Mức 2: Hs trả lời được 3 - 4 câu giải thích đúng - Mức 3: Hs trả lời được 5 câu và giải thích đúng.
File đính kèm:
- Bai 13 Phan ung hoa hoc_12756500.docx