Kế hoạch dạy học Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011

Chính tả ( Nghe – viết )

Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

I. Mục tiêu:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3).

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

III. Phương tiện dạy – học:

1/- GV: - Giấy tô ki- bút dạ.

2/- HS: - Dụng cụ học tập.

IV. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của vần sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.

- Nhận xét 3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học

b) Hướng dẫn nghe viết

- GV đọc toàn bài chính tả.

 + Phrăng Đơ Bô- en là người thế nào?

- GV đọc từng câu cho HS viết theo tốc độ quy định

- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài.

- GV chấm 5 –7 bài, nhận xét.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập, điền tiếng nghĩa, tiếng chiến vào mô hình cấu tạo vần.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Bài 3:

+ Vị trí dấu thanh trong mỗi tiếng trên được đặt ở vị trí nào?

- GV chốt bài; Yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc.

4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

- 2 HS nêu

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

- HS theo dõi sgk.

+ Yêu chuộng hoà bình, không ủng hộ cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát nỗi chính tả, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi

- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- 2 HS lên bảng làm trên phiếu, nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng.

+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái (nguyên âm đôi).

+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.

- 1HS đọc yêu cầu.

+ Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.

+ Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

 

doc38 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì?
+ Bài thơ gửi gắm thông điệp gì?
c, Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 2.
- Gv nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 6HS đọc
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- 1HS đọc bài.
- HS đọc tiếp nối (2, 3 lượt).
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc toàn bài.
+ Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
+ Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên trái đất dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu.
+ Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất.
+ Trái đất là tất cả của trẻ em./ Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
+ Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc.
- Ba HS đọc nối tiếp bài thơ, tìm giọng đọc đúng ở mỗi đoạn.
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Hs thi đọc thuộc lòng và diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bút dạ, 2-3 tờ giấy khổ to để hs lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh mưa.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập quan sát chuẩn bị ở nhà của HS.
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học
b) Hướng dẫn Hs luyện tập
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS lập dàn ý chi tiết.
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý.
 Ví dụ về dàn ý:
* Mở bài:
 Giới thiệu bao quát.
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, cao.
- Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh.
* Thân bài:
 Tả từng phần của cảnh trường.
- Sân trường:
+ Sân si măng rộng; giữa sân là cột cờ; trên sân có một số cây bàng, phượng, long não toả bóng mát.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi.
- Lớp học:
+ Hai toà nhà hai tầng nằm đối diện nhau.
+ Các lớp học thoáng mát, có quạt treo tường, tủ để đồ dùng, giá để cặp, nơi trưng bày sản phẩm. Tường lớp trang trí.
- Phòng hội đồng đối diện với cổng chính.
- Khu vệ sinh: sắp xếp ở ba khu vực, được giữ vệ sinh sạch sẽ.
* Kết bài:
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
Bài 2: Chọn viết một đoan theo dàn ý trên.
- GV nêu yêu cầu.
- Lưu ý HS nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài vì phần này có nhiều đoạn.
- GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 1 Hs trình bày lại bài tập 2 tiết trước.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS trình bày kết quả quan sát ở nhà.
- HS lập dàn bài chi tiết vào VBT, 1 em làm vào giấy khổ to.
- HS trình bày dàn ý.
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS viết đoạn văn.
- Một số em đọc đoạn văn vừa viết.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I. Mục tiêu:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
II. Giáo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng nhận thức và xác định được giá trị của tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Quan sát hình ảnh; làm việc theo nhóm; trò chơi.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Những ghi chép về dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dạy thì đối với cuộc đời của mỗi con người?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) Các hoạt động
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin sgk(16) và thảo luận theo nhóm 4 về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi.
* Kết luận.
HĐ 2: Trò chơi” Ai? Họ đang vào giai đoạn nào của cuộc đời?’’
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 3 đến 4 hình đã chuẩn bị. Yêu cầu các em xác đinh xem những người trong ảnh đang ở lứa tuổi nào và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
* Kết luận.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 HS trình bày.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng và cử đại diện nhóm lên trình bày (Mỗi nhóm một giai đoạn).
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật.
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội.
Tuổi trưởng thành
Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội.
Tuổi già
Ở tuổi này cơ thể yếu dần, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội.
- HS trao đổi theo nhóm 4.
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
+ ...giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay còn gọi là tuổi dậy thì.
+ ...giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ XH sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi bối rối,... đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xảy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu:
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 4.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bài tập viết sẵn trên bảng.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa (BT4).
+ Thế nào là từ trái nghĩa?
+ Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài (Gạch chân dưới từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 4: Tìm từ trái nghĩa nhau.
- GV nêu yêu cầu của bài.
Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ trong cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- 1 HS lên bảng làm. dưới lớp làm vào vở. 
a. Ăn ít ngon nhiều.
b. Ba chìm bảy nổi.
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- 1 HS đọc Yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a, Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
b, Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c, Dưới trên đoàn kết một lòng.
d, Xa- xa- cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức mọi người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
a. Việc nhỏ nghĩa lớn.
b. Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c. Thức khuya dậy sớm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập, 1 em làm vào giấy khổ to.
a. Tả hình dáng.
b. Tả hoạt động.
c. Tả trạng thái.
d. Tả phẩm chất.
+ to- bé; béo- gầy; cao vống- lùn tịt;...
+ Khóc- cười; đứng- ngồi; lên- xuống; vào- ra,...
+ Buồn- vui; sướng- khổ; khoẻ- yếu,...
+ Tốt- xấu; hiền- dữ; ngoan- hư,...
- Nhận xét – sửa sai.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Hs đặt câu vào vở.
VD: 
+ Con voi đầu thì to, đuôi thì bé.
+ Em bé nhà em đang khóc lại cười ngay.
+ Khoẻ như trâu, yếu như sên.
+ Hiền hớn hở vì được điểm 10, Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Chính tả ( Nghe – viết )
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Giấy tô ki- bút dạ.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của vần sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
- Nhận xét 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc toàn bài chính tả.
 + Phrăng Đơ Bô- en là người thế nào?
- GV đọc từng câu cho HS viết theo tốc độ quy định
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát bài. 
- GV chấm 5 –7 bài, nhận xét. 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập, điền tiếng nghĩa, tiếng chiến vào mô hình cấu tạo vần.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: 
+ Vị trí dấu thanh trong mỗi tiếng trên được đặt ở vị trí nào?
- GV chốt bài; Yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 HS nêu
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS theo dõi sgk.
+ Yêu chuộng hoà bình, không ủng hộ cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.
- HS viết bài.
- HS soát nỗi chính tả, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi
- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 2 HS lên bảng làm trên phiếu, nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng.
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái (nguyên âm đôi).
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
- 1HS đọc yêu cầu.
+ Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+ Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Khoa học
 Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
II. Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng tự nhận thức những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe và thể chất tuổi dậy thì. 
Kĩ năng xác định giá trị bản thân;
Kĩ năng quản lí thời gian
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút; trò chơi
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bảng phụ viết nội dung chính 4 đoạn văn tả cơn mưa – bài 1.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu những biểu hiện và đặc điểm của tuổi dậy thì?
- Nhận xét bổ sung 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) Các hoạt động
HĐ 1: Động não.
- GV giảng:
+ Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh.
+ Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để 
đọng lâu trên cơ thể, đặc biệt là những chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu. 
+ Vậy ở tuổi này ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
- GV ghi nhanh lên bảng những ý kiến của HS.
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm kể trên.
* Kết luận.
HĐ 2: Làm việc với phiếu bài tập.
 GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ riêng. Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập:
- Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
- Yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết.
HĐ 3: Quan sát tranh và thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trong sgk:
+ Chỉ và nói nội dung từng hình.
+ Chúng ta phải làm gì và không nên làn gì để bảo vệ sức khoẻ và thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì?
* Kết luận.
HĐ 4: Trò chơi tập làm diễn giả.
- GV giao nhiện vụ và hướng dẫn: GV chỉ định 6 HS và phát cho mỗi HS một phiếu ghi rõ nội dung các em cần trình bày. 
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
+ Các em đã rút ra bài học gì qua phần trình bày của các bạn?
- Khen những em thực hành nói tốt.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 HS đọc
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS nghe.
+ Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên; tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên,...
+ Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên sẽ giúp chất nhờn trôi đi, tránh được mụn trứng cá.
+ Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho.
- HS làm việc theo nhóm nam riêng, nữ riêng.
- 2, 3 em đọc.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Hình 4: Vẽ 4 bạn, một bạn tập võ, một bạn chạy, một bạn đánh bóng, một bạn đá bóng.
+ Hình 5: Vẽ một bạn đang khuyên các bạn khác không nên xem phim không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi.
+ Hình 6: Vẽ các loại thức ăn bổ dưỡng.
+ Hình 7: Vẽ các chất gây nghiện.
+ Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu,; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV
- 6 HS cầm phiếu chuẩn bị.
- 6 HS lên trình bày trước lớp.
- 1, 2HS trả lời.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
 Tả cảnh ( kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bút dạ, 2-3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài 1.
chuyện.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) Ra đề
* Đề bài 1: Tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều ) trong một vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trêncánh đồng, nương rẫy)
* Đế 2: Tả một cơn mưa.
* Đề3: Tả ngôi nhà của em ( hoặc căn hộ, phòng của gia đình em)
- GV quan sát – nhắc nhở.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS lựa chọn một trong ba đề và làm bài.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Kể chuyện
Tiếng vĩ cầm ở mĩ lai
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân. 
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Các hình ảnh minh hoạ trong sgk.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của của một người mà em biết?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) GV kể chuyện
+ GV kể lần 1, kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những người lính.
+ GV kể lần 2- 3 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ trong sgk
c) Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể chuyện theo nhóm:
*, Thi kể chuyện trước lớp:
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ Chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Bạn có suy nghĩ về chiến tranh? 
+ Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì?
** Ý nghĩa câu chuyện:
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2 Hs kể chuyện.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- HS quan sát các tấm ảnh trong sgk.
- 1 HS đọc lời ghi dưới mỗi tấm ảnh.
- HS vừa nghe kể vừa nhìn các hình ảnh minh hoạ
- HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm( mỗi nhóm kể theo 2- 3 tấm ảnh sau đó một em kể toàn truyện. Cả lớp trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
* Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
Thứ .. ngày tháng .năm 201.
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Địa lí
 Sông ngòi
GDBĐKH – Bộ phận
I. Mục tiêu:
- Nêu được những đặc điểm sông ngòi của nước ta
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút; trò chơi
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu sự khác nhau giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam?
- GV nhận xét bổ sung
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học
b) Các hoạt động
* Hoạt động 1. (Làm việc theo cặp)
? Nước ta nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
- Gv treo bản đồ địa lí tự nhiên VN
? Kể tên và chỉ trên bản đồ một vị trí một số sông ở VN.
? Nhận xét về số sông ngòi ở Miền Trung

File đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc
Giáo án liên quan