Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Viết đúng chính tả, trình bày đúng trích đoạn bài thơ Trường Sa rằm Trung thu (nghe – viêt).

- Nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam ; làm đúng các bài tập thực hành.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để 3, 4 nhóm HS làm BT3 – thi tiếp sức :

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV nhận xét tiét học
Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT3.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu 
Tuần15 tiết30.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn : 
Nối các vế câu ghép bằng
quan hệ từ
(Tiếp theo) 
I/ Mục đích, yêu cầu 
1-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện QH điều kiện, giả thiết (ĐK,GT) – Kết quả (KQ).
2-Biết tạo ra các câu ghép mới (thể hiện QH ĐK, GT-KQ) bằng cách đảo vị trí các vế câu, chọn QHT thcíh hợp, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép chỉ NN-KQ, GT-KQ.
II/ Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ viết sẵn câu văn của BT1 (phần nhận xét)
Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to photo nội dung BT1, 3,4 (phần luyện tập) để 3,4 HS làm bải trên bảng lớp (xem như mẫu).
III/ Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
1’
Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra :
- 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (cách nối các vế câu ghép bằng QHT thể hiện QH nguyên nhân – kết quả) của tiết luyện từ và câu trước.
2.3 HS làm lại các BT#,4 (phần Luyện tập).
Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài
 Trong tiết Luyện từ và câu cuối tuần 20, các em đã học cách nối các vế câu ghép bằng một QHT hoặc một cặp QHT thể hiện QH nguyên nhân – kết quả. Trong giờ học hôm nay, các em vẫn tiếp tục học nối các vế câu ghép bằng QHT – nhưng thể hiện một kiểu QH khác : QH điều kiện (giả thiết) – kết quả.
1- Phần nhận xét
Bài 1
- 1 HS dọc thành tiếng yêu cầu của bải. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, ;hân tích cầu tạo của câu ghép đã cho.
- GV yêu cầu 1 HS mở SGK đọc ghi nhớ về Câu ghép (tuần 18, trang 8), cả lớp đọc thầm theo (nhằm giúp HS diễn đạt lời phân tích câu văn chính xác hơn).
 (Lời giải :
 - Câu ghép Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước thi nước sẽ như thế nào ? do 2 vế cau tạo thành. Mỗi về câu có cấu tạo giống một câu đơn (có C, V) và thể hiện một ý có QH chặt chẽ với ý của câu kia. Phân tích :
Vế 1 : Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước
	 C	V
Vế 2 : thì nước sẽ như thế nào ?
	 C	 V
	Nếu , thì là cặp QHT thể hiện QH điều kiện (giả thiết) – kết quả giữa hai vế câu.
Bài 2
 (Lời giải : Nước sẽ như thế nào nếu tôi thả một con cà vàng vào bình nước ?).
Bải 3
 (Lời giải :
. Cặp QHT : Nêú  thì , nếu như  thì , hễ  thì , hễ mà  thì , giá  thì , giá mà  thì , giả sử  thì 
. HS có thể nêu ví dụ : Giả sử (giả dụ) tôi thả mộtcon cá vàng vào bình nước thì nước sẽ như thế nào ?; Nếu như tôi thả một con cá vàng vào bình nước thì nước sẽ như thế nào ?; Ví thử tôi thả một con cá vàng vào bình nước thì nước xẽ như thế nào ?; Nước sẽ như thế nào nếu như (giả sử, giả dụ) tôi thả một con cá vàng vào bình nước ? ).
1- Phần ghi nhớ 
-1 HS đọc to, rõ nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm theo.
-2,3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn SGK).
 Chú ý : GV không cần phân biệt rành mạch với HS 2 thuật ngữ điều kiện và giả thiết. Tuy nhiên có thể nói với các em : giả kthiết là những cải chưa xẩy ra hoặc khó xẩy ra. (VD : Nừu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng). Con điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra. (VD : Nừu nhiệt độ trong phòng lên đến 30 độ thì bật quạt).
Luyện tập
Bải tập 1
 (Lời giải :
 a) Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chem đầu tôi đi đã
	 (Vế GT)	 (Vế KQ)
 b) Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta (Vế ĐK)
	Thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi (Vế KG)	
 c) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
	 (Vế GT)	 (Vế KQ)
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương
 (Vế GT)	 (Vế KQ)
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây trắng
	 (Vế GT) (Vế KQ)
 Là người, tôi sẽ chết cho quê hương; được coi là một câu đơn mở đầu bằng trạng ngữ.
 Bài tập 2
 (Lời giải :
a) Trước hết, xin hãy chém đầu thần đi đã nếu bệ hạ muốn hàng.
	Xin bệ hạ trước hết hãy chém đầu thần, nếu bệ hạ muốn hàng.
	Xin hãy chém đầu thần, nếu hệ hạ muốn hàng.
	Xin hãy chém đầu thần trước đã, nếu bệ hạ muốn hàng.
b) Ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch bọn xâm lược, hễ còn, một tên trên đất nước ta.
 c) Tôi xẽ là loài bồ câu trắng, nếu tôi là chim.
	Tôi sẽ là một đoá hướng dương, nếu tôi là hoa.
	Tôi sẽ là một vầng mây trắng, nếu tôi là mây.
 Bài tập 3
 (Lời giải :
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
 b) Hễ ban Nam phát biểut ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) Nếu (giá) ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.)
 Bài tập 4
Cách làm tương tự BT3 
(Lời giải :
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui
	Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui
 b) Nếu chúng ta chủ quan thì nhất định sẽ thất bại
c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập
C- Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, kbiểu dương những HS, nhóm HS làm việc tốt.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2,4.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ HS làm bài.
+ HS nhận xét, bổ sung.
+ GV đánh giá, cho điểm.
*Phương pháp thuyết trình, trực quan.
+ GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
+ GV ghi tên bài bằng phấn màu.
* Phương pháp thực hành, luyện tập
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
+ HS làm việc cá nhân HS phát biểu ý kiến 
Cả lớp và GV nhận xét 
HS phát biểu ý kiến, GV treo bảng phụ đã viết câu văn, theo lời phát biểu của HS chốt lại ý đúng – gạch dưới các vé câu, bộ phận chủ ngữ , vị ngữ (V) trong mỗi vế câu. (có thể mới 1 HS khá, giỏi lên bảng phân tích câu văn, song tốc độ làm bài phải thật nhanh).
- GV nói : câu văn trên sử dụng cặp QHT nếu  thì  thể hiện QH điều kiện, giả thiết – kết quả giữa hai vế câu.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ, trả lời nhanh câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ, làm bài, các em viết nhanh ra nháp những cặp QHT nỗi các vế câu thể hiện QH ĐK, GT-KQ; có thể nêu những ví dụ cụ thể để minh hoạ.
- HS suy nghĩ, phát biểu nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
 -1 HS đọc yêu cầu của bải tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-1 HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em đánh dấu bằng bút chì mờ vào các câu trong SGK.
- GV dán 3,4 tờ phiếu đã viết nội dung BT!; mời 3,4 HS lên bảng gạch dưới các vế câu chr ĐK (GT), vế câu chỉ KQ; khoanh tròn các QHT nối chúng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc HS : có thể thêm bớt từ khi thay đổi vị trí của các vế câu để tạo câu ghép mới.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em viết nhanh ra nháp những câu ghép mới.
- HS phát biểu ý kiến – lần lượt từng câu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nói với HS : Các câu ghép trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện QH NN-KQ, GT-KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu.
- HS làm việc cá nhân. Các em dùng bút chì điền mờ QHT thích hợp vào chỗ trống.
- GV dán 3,4 tờ phiếu đã viết nội dung : mời 3, 4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Những em này làm xong bài, trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần15 tiết 15
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn : Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
Mục đích yêu cầu :
1.Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
2.Hiểu ý nghĩa câu chuyên : Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp đường, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to tranh – nếu có điều kiện).
-Bảng lớp viết sẵn :
+ Lời thuyết minh cho 4 tranh (theo SGK)
+ Các từ ngữ khó : Truông, sào huyệt, phục binh.
III - Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A- Kiểm tra bài cũ :
- 2-3 HS kể câu chuyện chiếc đồng hồ 
B- Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài
Câu chuyện mở đầu chủ điểm “vì cuộc sống thanh bình” các em được nghe hôm nay kể về ông Nguyễn Khoa Đăng – một vị quan thời xưa của nước ta rất có tài xét xử các vụ án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện. Ông cũng là người có công lớn trừng trị bọn cướp đường, tiêu diệt chúng ở tận sào huyệt, biến một vùng núi rừng vắng vẻ thành những xóm làng dân cư đông đúc. Chúng ta cùng nghe chuyện để biết tài năng, mưu trí của ông.
2.GV kể chuyện (2,3 lần)
	Sau đây là nội dung câu chuyện :
giải nghĩa từ khó được chú giải sau truyện (Truông, sào huyệt, phục binh).
3.Hướng dẫn HS kể chuyện
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho những HS kể chuyện đạt những yêu cầu sau :
	+ Nắm vững cốt truyện, kể đủ các tình tiết, sự tiến triển của các tình tiết : Kể hồn nhiên, tự nhiên.
	+ Trả lời đúng câu hỏi 3 (Ông Nguyễn Khoa Đăng rất mưu trí khi nghĩ ra cách phát hiện kẻ ăn cắp – bỏ tiền của hắn vào nước để xem có váng dầu không – vì đồng tiền có dầu là đồng tiền đa qua tay anh bán dầu. Ông còn thông minh hơn nữa khi phân tích : chie kẻ sáng mắt mới biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy, nên đã lột được mặt nạ tên ăn cắp giả ăn mày, giả mù.
	Mưu kế trừng trị bọn cướp đường của ông rất tài tình vì vừa đánh vào lòng tham của bọn cướp, vừa làm chúng bất ngờ, không tưởng được chính chúng khiêng các võ sĩ tiêu diệt chúng về tận sào huyệt. Mưu kế này còn được tổ chức rất chu đáo, trong ngoài, trên dưới đồng thanh hô ứng ; các võ sĩ xông ra đánh giết bọn cướp từ bên trong, phục binh triều đình từ bên ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ khiến bọn cướp khiếp hãi đành chắp tay hàng phục).
	-Cả lớp bình chọn người kể chuyện hấp dẫn nhất, phân tích đúng sự tài tình trong mưu kế của ông Nguyễn Khoa Đăng.) 
*Chú ý : Cần chọn những đối tượng dự thi có trình độ tương đương đều là HS giỏi (hoặc khá, trung bình) của nhóm. Với lớp HS trung bình GV mời đại diện các nhóm có trình độ tương đương thi kể từng đoạn chuyện theo tranh, sau đó 1 em kể toàn chuyện. (HS chỉ cần kể đúng cốt truyện, không lặp lại nguyên văn từng lời của GV).
5.Củng cố, dặn dò
	-GV nhận xét tiết học. Chú ý khuyến khích những HS kể chuyện có tiến bộ so với các tiết trước.
	-Yêuc cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân : cũng có thể nhập vai tập kể chuyện theo lời một nhân vật (anh bán dầu, một người dân chứng kiến tình tiét quan xử kiện hoặc tình tiết quan trị bọn cướp đường); thậm chí tập kể theo lời một nhân vật phản diện (tên kẻ cắp giá ăn mày giả mù hoặc 1 tên cướp bị trừng trị). GV sẽ kiểm tra, cho điểm những HS chọn cách kể chuyện độc đao trong phần kiểm tra đầu tiết kể chuyện ở tuần 22.
	-Yêu cầu HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 22 (kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh).
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
+ HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện .
+ HS nhận xét, bổ sung.
+ GV đánh giá, cho điểm
*Phương pháp thuyết trình, trực quan.
+ GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học- giới thiệu bài .
+ GV ghi tên bài bằng phấn màu.
Phương pháp thực hành, luyện tập
-GV kể lần 1 – HS nghe
-GV kể lần 2, lần 3 – HS nghe GV kể, quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK (hoặc tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp).
	Sau lần kể 1, GV viết những từ ngữ khó lên bảng, giải nghĩa từ khó được chú giải sau truyện (Truông, sào huyệt, phục binh). Cũng có thể vừa kể (lần 2,3) vừa khéo léo kết hợp giải nghĩa từ. Song vẫn cần viết những từ ngữ đó lên bảng.
a)Yêu cầu 1 (HS kể lại từng đoạn câu chuyện).
-1 HS đọc yêu cầu của baì.
-HS quan sát tranh và lời gợi y dưới tranh ; 4 HS tiếp nối nhau nói ván tắt 4 đoạn của chuyện dựa theo tranh và gọi ý dưới tranh.
-GV góp ý nhanh, bổ sung.
-HS chia nhóm nhỏ, tập kể chuyện từng đoạn câu chuyện theo nhóm : trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Sau đó, mỗi nhóm sẽ cử 3 HS ở 3 trình độ (giỏi, khá, trung bình) chuẩn bị thi kể trước lớp.
b)Yêu cầu 2, 3 (kể lại toàn bộ câu chuyện : Nói về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng).
	-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu 2 và 3 của bài.
	-GV mời đại diện các nho,s thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh tranh. Mỗi HS kể chuyện xong phải nói về mưu trí mà ông Nguyên Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ?
Ông Nguyễn Khoa Đăng
 Xưa, có ông quan Nguyễn Khoa Đăng có tài xét xử, được dân mến phục vì tài năng, lẫn đức tốt lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.
	Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ về giải quan.
	Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi : 
-Anh có mang tiền theo không ?
Người mù đáp :
-Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
-Cứ đưa đây, Của ai rồi sẽ rõ.
	Khi Người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
	Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán :
	-Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
	Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kỳ đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
	Trong thời kỳ làm việc, quan đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, truông này là rừng rậm, con đường Nam Bắc phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường cướp của.
	Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ giỏi võ nghệ, đem theo vũ khí ngồi vào hòm. Rồi sai quan sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghi đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
	Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
	Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc, bình yên.
Theo Nguyễn Đồng Chi
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
Môn : Tập đọc 
Tuần21 tiết 42
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Cao bằng
I-Mục đích yêu cầu :
1.Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
	-Biết đọc khá liền mạch các dòng thơ trong cùng một khổ thơ; biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, thể hiện đúng ý của bài.
	-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân miền núi Cao Bằng đôn hậu.
2,Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
	*Thuộc lòng bài thơ.
II-Đồ dùng dạy – học
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS biết.
-Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III-Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
 7’
 12’
 3’
 12’
 1’
A- Kiểm tra bài cũ 
	GV kiểm tra 2,3 HS đọc lại bài Lập làng giữ biển và trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
	Hôm nay các em sẽ học bài thơ Cao Bằng. Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, giáp Trung Quốc (GV chỉ nhanh vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam). Bài thơ các em học hôm nay sẽ giúp các em biết địa thế đặc biệt của Cao Bằng, biết những người dân miền núi hiền lành, đôn hậu – những người đang gìn giữ một dải dài biên cương của Tổ quốc.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc
- phát âm địa phương (VD : lặng thầm, suối khuất, rì rào ).
-HS đọc các từ ngữ được chú giải trong SGK (Cao Bằng, đéo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc). GV giải nghĩa thêm những từ khác trong bài HS chưa hiểu (nếu có).
 -GV đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mếm núi non, đất đai và con người Cao Bằng. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng.
b)Tìm hiểu bài
	Câu hỏi 1
	HS đọc thành tiếng khổ thơ 1, trả lời câu hỏi : Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ? (Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua ba ngọn đèo ; đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Những từ ngữ, chi tiết trong khổ thơ : sau khi qua  ta lại vượt , lại vượt  nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng).
	Câu hỏi 2
	tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
	(Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng. Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả : người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong).
Câu hỏi 3
	: Thiên nhiên Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền Núi như thế nào ?
VD :-Núi non Cao Bằng khó đo hết được chiều cao cũng như khó đo hết tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng.
	-Tình yêu đất nước của người Cao Bằng sâu sắc mà thầm lặng như suối khuất rì rào 
	GV chốt lại : không thể đo hết được chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc của người Cao Bằng – những con người sống giản dị, thầm lặng.
Câu hỏi 4
	: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
	VD :
	+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng
	+ Mảnh đất Cao Bằng xa xôi đã vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
	Bài thơ ca ngợi mảnh đất và con người Cao Bằng – Cao Bằng có địa thế đặc biệt, có những người dân mên khách, đôn hậu, giàu tình yêu đất nước đang giữ trọng trách – gìn giữ mộtdảidài biên cương của Tổ Quốc.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm + Học thuộc lòng
	-GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của cả bài thơ (như gọi ý ở mục a). Sau đó, hướng dẫn HS xác lập kỹ thuật đọc các khổ thơ sau :
Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
 Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.//
Cao Bằng, /rõ thật cao1 //
 Rồi dần/ bằng bằng xuống
Đầu tiên / là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành / như hạt gạo
Bà hiền / như suối trong //
3.Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ ; chuẩn bị tiết Tập đọc tuần 22 – phân xử tài tình.
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
GV treo tranh – giới thiệu : 
- bản đồ Việt Nam
- Bài : Cao Bằng 
-Phương pháp luyện tập thực hành
-1 HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ
	-GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ dễ lẫn do cách phát âm địa phương (VD : lặng thầm, suối khuất, rì rào ).
	-Nhiều HS tiếp nối nhau luyện đọc từng khổ thơ.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
-1,2 HS đọc cả bài thơ.
	-GV đọc diễn cảm bài thơ
Phương p

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_21_truong_thdl_doan_thi_diem.doc