Kế hoạch cá nhân bồi dưỡng thương xuyên giáo viên năm học 20119-2020 môn Ngữ văn - Nguyễn Đại Tiến
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
2.1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường nhằm giảm áp lực cho giáo viên; khắc phục tình trạng dạy thêm trái quy định.
2.2. Rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm quy định về định mức số lượng, chuẩn giáo viên đối với các cấp học; không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bảo đảm nguyên tắc ở “đâu có học sinh thì ở đó phải có giáo viên”; xử lý dứt điểm việc hợp đồng giáo viên nhiều năm mà không thực hiện tuyển dụng viên chức tại một số địa phương.
2.3. Các địa phương chủ động đặt hàng các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa phương, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng. Thực hiện bồi dưỡng giáo viên, nhất là giáo viên lớp 1 và cán bộ quản lý giáo dục phục vụ cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.
2.4. Nâng cao đạo đức nhà giáo, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. Kiên quyết xử lý nghiêm giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo (không bố trí đứng lớp đối với giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo).
i năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia địa phương và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục. d) Chương trình mới phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào chương trình biên soạn được nhiều sách giáo khoa. Sách giáo khoa phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép sử dụng, xuất bản. Việc lựa chọn sách giáo khoa thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. 4. Giải pháp chủ yếu a) Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm tạo đồng thuận đồng thời phát huy hiệu quả sự tham gia đóng góp của xã hội. b) Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để xây dựng chương trình mới, biên soạn sách giáo khoa mới. - Phân tích sâu sắc kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong nước và nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm thế giới, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển về xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học để phát huy những kinh nghiệm tốt, khắc phục những hạn chế. - Khẩn trương hoàn thiện về tổ chức, cơ chế, điều kiện bảo đảm hoạt động của các tổ chức có chức năng chỉ đạo, thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các Đề án có liên quan. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết phục vụ triển khai thực hiện Đề án. - Chuẩn bị đội ngũ chuyên gia, tác giả, người thẩm định... có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước tham gia các tổ chức, tham gia thực hiện các công việc trong phạm vi Đề án. c) Xây dựng chương trình mới bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch. - Chương trình mới phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục của từng cấp học, môn học; quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh cuối mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. - Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chương trình mới được thực hiện công khai, minh bạch. Chương trình phải được lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy. - Chương trình mới phải được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định chương trình phải được công khai, minh bạch. d) Biên soạn một bộ sách giáo khoa mới (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện) đủ các môn học ở các lớp học, bảo đảm tiến độ theo lộ trình của Đề án. - Việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa phải huy động được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có năng lực tham gia; tiêu chí, quy trình lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn được công khai, minh bạch. Sách giáo khoa phải được lấy ý kiến rộng rãi và được thực nghiệm nhằm bảo đảm sự phù hợp với chương trình, tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy. - Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng bảo đảm tính khoa học, công bằng. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định sách giáo khoa phải được công khai, minh bạch. - Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Các tài liệu này phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. - Tăng cường xây dựng học liệu điện tử để phát huy mạnh lợi thế dạy và học qua mạng đồng thời với quá trình biên soạn sách giáo khoa mới; khuyến khích việc biên soạn, thử nghiệm và sử dụng sách giáo khoa điện tử theo chương trình mới. đ) Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới, chú trọng hướng dẫn dạy và học căn cứ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học; tài liệu phải đáp ứng sự đa dạng vùng miền, đặc biệt là vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật. e) Tổ chức tập huấn giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới. Phát huy hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin trong tổ chức tập huấn. Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên theo sách giáo khoa đã được phê duyệt cho phép sử dụng và được nhà xuất bản phát hành. g) Tăng cường các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện có hiệu quả chương trình mới, sách giáo khoa mới. - Các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đáp ứng yêu cầu chương trình mới, sách giáo khoa mới; ưu tiên bố trí phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soát danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu hiện hành, chỉ bổ sung những thiết bị thật sự cần thiết, trang bị thiết bị giáo dục ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí. - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các Đề án liên quan nêu tại Nghị quyết số44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, trong đó chú trọng Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo, Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề. 5. Lộ trình thực hiện a) Giai đoạn 1 (4/2015 - 6/2016): - Tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa. - Xây dựng, phê duyệt các chương trình, dự án, đề án có liên quan với Đề án này. - Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các ban chuyên môn và các hội đồng thẩm định; ban hành quy định về tổ chức, chỉ đạo, giám sát, đánh giá việc xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới. - Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới. - Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý và cộng đồng tham gia đóng góp trong quá trình xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới. - Xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới; xây dựng học liệu điện tử theo chương trình mới. - Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn. b) Giai đoạn 2 (7/2016 - 6/2018): - Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành được ít nhất một bộ sách giáo khoa mới của lớp 1, lớp 6 và lớp 10. - Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới. - Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 6 và lớp 10. - Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương. - Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy định về chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới. - Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa. c) Giai đoạn 3 (7/2018 - 12/2023): - Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành sách giáo khoa mới của các lớp còn lại. - Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới đối với các lớp còn lại. - Đánh giá chương trình trong quá trình triển khai thực hiện. - Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa. 6. Kinh phí và nguồn vốn a) Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: - Xây dựng, thử nghiệm chương trình. - Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện), trong đó có sách giáo khoa song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số dân tộc ít người) đối với một số môn học ở cấp tiểu học; biên soạn và thử nghiệm sách giáo khoa điện tử. - Thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa. - Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới. - Cung cấp sách giáo khoa cho các trường vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật. b) Huy động kinh phí của các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân để biên soạn các sách giáo khoa (ngoài bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn) và triển khai các hoạt động khác của Đề án không sử dụng kinh phí của Nhà nước. Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cơ quan 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nội dung Đề án thành các chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết theo từng giai đoạn, từng năm để thực hiện Đề án; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án có liên quan với Đề án này theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ. b) Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các ban xây dựng chương trình, các ban biên soạn sách giáo khoa; Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình; Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. c) Báo cáo Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo phương án tổ chức xây dựng chương trình mới, biên soạn sách giáo khoa mới. d) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, thành tích xuất sắc trong xây dựng, biên soạn, thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới. đ) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước theo từng năm, từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí, cân đối nguồn vốn để thực hiện Đề án theo quy định; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 3. Các Bộ, ngành và cơ quan khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện Đề án. 4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Quán triệt, chỉ đạo ngay việc đẩy mạnh thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động, lòng nhân ái, tôn trọng pháp luật... theo định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. b) Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các nội dung của Đề án được phân công trên phạm vi địa bàn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. c) Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới hiệu quả. d) Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương; phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới. đ) Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên phạm vi địa bàn. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan liên quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Tháng 12 Nội dung 3:Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên MODUN THCS I 1/. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS: + Về thể chất: Học sinh THCS có tuổi đời từ 11 đến 15 tuổi, tuổi có biến động lớn và có có ý nghĩa đặc biệt của đời người với một số đặc điểm sau: - Cơ thể phát triển tuy chưa hoàn thiện nhưng các em đã có sức lực khá mạnh mẻ. - Tuổi dậy thì. - Hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo, trước hết là với HS cùng lứa. Qua đó hình thành tình bạn của tuổi thiếu niên là hoạt động cơ bản. - Tuổi vị thành niên: học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 16, các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, là tuổi thiếu niên và thanh niên đã có sự phát triển về sinh lý và tâm lý, các em thích làm người lớn nhưng chưa ý thức đầy đủ, vị thế XH của các em là vị thành niên + Về hoạt động tập thể của HS THCS: - Các hoạt động đoàn thể: ngoài hoạt động học – hành là hoạt động cơ bản của các em còn có hoạt động khác như: sinh hoạt Đội TNTP HCM theo các hình thức: nghi thức Đội, hoạt động tập thể, giao lưu tâm tình chia sẻ giúp nhau trong học tập, sinh hoạt, kể cả những vấn đề tế nhị của tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên, gia cảnh. - Các hoạt động công ích xã hội: giúp đỡ người khó khăn, làm từ thiện, tham gia gìn giữ, tôn tạo các khu di tích, công viên, nơi sinh hoạt công cộng. + Về tâm lý: - Tự coi mình là người lớn nhưng chưa thật sự trưởng thành, thường vẫn bị người lớn nhìn nhận mình là "trẻ con", dẫn đến tình trạng có " rào cản" về sự chia sẻ của HS THCS và người lớn, trước hết là bậc cha mẹ. - Tình cảm của HS THCS phát triển phong phú, trước hết là tình bạn cùng trang lứa, các em nhạy cảm đễ dàng cảm thông chia sẻ với mình, điều mà các em còn ít nhận được từ các bậc cha mẹ, GV. - Nhận thức của HS THCS phát triển khá cao, đáng chú ý là sự phát triển tư duy khoa học, tính trừu tượng và tính lý luận trong nhận thức. - Ý chí của HS THCS phát triển khá cao, các em đã có sức mạnh về thể chất và tinh thần để có thể vượt qua những trở ngại khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. 2/. Các điều kiện phát triển tâm sinh lý của HS THCS a/. Sự phát triển cơ thể: Tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có ( sự phát dục). tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự cải tổ thể chất – sinh lý của lứa tuổi thiếu niên là các hormone, chế độ lao động và dinh dưỡng. Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng: Chiều cao của các em tăng rất nhanh: nữ 5 – 6 cm, nam 7 – 8 cm. trọng lượng tăng 2 – 5 kg/ năm, sự tăng vòng ngực của trai và gái,... Sự phát triển của hệ xương: Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hoá về hình thái, làm cho thiếu niên lớn rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Các em gái hoàn thiện các mảnh xương chậu và kết thúc vào tuổi 20 – 21. Bởi vậy, cần tránh các em đi giầy, guốc cao gót, tránh nhảy quá cao để khỏi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Từ 12 – 15 tuổi, phần tăng thêm của xương sống phát triển chậm hơn so với nhịp độ lớn lên về chiều cao của thân thể. Do đó cột sống dễ bị cong, vẹo khi đứng, ngồi, vận động, mang vác vật nặng,...không đúng tư thế. Sự phát triển của hệ cơ: Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kỳ dậy thì. Tuy nhiên, cơ thể thiếu niên chóng mệt và các em không làm việc lâu bền như người lớn. Sự phát triển hệ cơ của thiếu niên trai và gái diễn ra theo hai kiểu khác nhau, đặc trưng cho mỗi giới: các em trai cao nhanh, vai rộng cơ vai, bắp tai, bắp chân phát triển mạnh. Các em gái tròn dần ngực nở, xương chậu rộng,... Sự phát triển cơ thể thiếu niên diễn ra không cân đối: Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương. Hệ xương thì xương tay, chân phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm hơn. Sự phát triển giữa xương bàn tay và các xương đốt ngón tay không đồng đều. sự cải tổ bộ máy vận động làm mất đi sự nhịp nhàng của các cử động, làm thiếu niên lung túng, vụng về, vận động thiếu hài hoà, nãy sinh ở các em cảm xúc không thoải mái thiếu tự tin. Hệ tim mạch phát triển không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn, trong khi đường kính các mạch máu lại phát triển chậm hơn. Do đó thiếu niên thường bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu,... Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Vì vậy, làm việc quá sức, sự căng thẳng thần kinh kéo dài là nguyên nhân gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì): Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên. Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt, sự phát triển của tuyến vú (vú và núm vú nhô lên, quần vú rộng), ở em trai là hiện tượng "vỡ giọng", sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng "mộng tinh". Đến 15 – 16 tuổi, giai đoạn dậy thì kết thúc. Các em có thể sinh sản được nhưng chưa trưởng thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lý và xã hội. Vì thế, người lớn cần hướng dẫn, trợ giúp một cách khéo léo, tế nhị để các em hiểu đúng vấn đề và không băng khoăn lo lắng khi bước vào tuổi dậy thì. Đặc điểm về hoạt động của não và thần kinh cấp cao của thiếu niên: Ở tuổi thiếu niên, não có sự phát triển mới giúp các chức năng trí tuệ phát triển mạnh mẽ. Những quá trình hứng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn phát triển mạnh. Vì vậy, thiếu niên dễ bị "hậu đậu", có nhiều động tác phụ của đầu, chân, tay trong khi vận động hay tham gia các hoạt động. Bởi vậy, HS THCS dễ nổi nóng, có phản ứng vô cớ, dễ bị kích động, mất bình tĩnh...nên dễ vi phạm kỹ luậ Modun thcs 3 I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC HS CÁ BIỆT: Có thể nói hầu như trường nào, kể từ Tiểu học trở lên cũng đều có học sinh "cá biệt". Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ. Bởi vì các em học sinh đang ở cái lứa tuổi "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà". Những học sinh "cá biệt" đã ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Đã có những vụ việc nghiêm trọng do các em gây ra, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây dư luận xấu trong xã hội. Vì vậy việc giáo dục HS "cá biệt" cần phải coi trọng, phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mức với một nghệ thuật sư phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên còn nóng vội, có khi chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục HS ít hiệu quả, có khi còn có những vi phạm đáng tiếc, thậm chí có thầy cô buộc phải thôi việc chỉ vì thiếu kiếm chế bản thân. Việc giáo dục HS "cá biệt" thực sự là một cuộc thử thách về trình độ, về bản lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và tình yêu thương con người của người thầy. Chỉ có những người thầy có tính kiên nhẫn, có lòng yêu nghề, yêu thương học sinh hết mực thì mới có thể cảm hóa được những HS "cá biệt". Trước hết, người thầy cẫn phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của từng em, để có biện pháp giáo dục cho thích hợp, sinh động, sáng tạo, tránh sự đơn điệu lặp đi lặp lại nhiều lần như phạt chép bài, phạt viết kiểm điểm. Có nhiều giáo viên phạt hoài. Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động,
File đính kèm:
- BDTX THCS Nam 20192020_12683325.doc