Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân - Năm học 2015-2016 - Lê Văn Xuân Anh

2.Làm quen với Google chrome.

 - Tìm hiểu giao diện Google chrome.

 - Chuyển đổi giao diện Google chrome sang Tiếng việt cần thực hiện:

Bước 1: Kích vào biểu tượng cờ lê.

Bước 2: Chọn Setting rồi kích vào Showadvanced setting.

Bước 3: Kích vào languages and spell – checker setting.

Bước 4: Kích chọn Vietnamese rồi kích vào google chrome is displayed in this languages. Xong rồi nhấp chuột vào Ok.

Thực hiện xong rồi thoát khỏi google.

Bước 5: Vào lại Google chrome, kích vào biểu tượng cờ lê.

 - Duyệt trình Web bằng các Tab.

 + Một số thao tác thực hiện với tab.

 + Tab mới tiện dụng.

 + Truy cập lại vào các trang Web đã truy cập.

 + Mở trang chủ.

 + Tạo dấu trang.

 + Duyệt hoặc tìm kiếm trên trang Web.

 + Quản lí các cài đặt trình duyệt.

 + Tìm các dấu trang của bạn trên thanh dấu trang.

 - Đặt các tùy chọn.

 - Dùng thử.

3. Nhập hoặc xuất dấu trang.

 - Nhập dấu trang từ Firefor hoặc Internet Explorer.

 - Nhập dấu trang từ bất kì trình duyệt nào.

 - Xuất dấu trang từ Google chrome.

 - Nhập cài đặt từ trình duyệt khác.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức sử dụng Google chrome.

1.Đánh dấu các trang ưa thích.

 - Tạo dấu trang.

 - Tìm và chỉnh sửa dấu trang.

 - Sử dụng trình quản lí dấu trang.

 - Sử dụng thanh dấu trang.

2.Quản lí Tab và cửa sổ.

 - Sử dụng trang Tab mới.

 - Sắp xếp Tab.

 - Đóng các Tab và cửa sổ.

 - Đóng Google chrome.

 - Đóng cưỡng bức một trang Web hoặc ứng dụng.

 

doc50 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân - Năm học 2015-2016 - Lê Văn Xuân Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
Bài tập thục hành là một kỉ thuật thường được sử dụng để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh trong những tình huống biến đổi. Từ đó, giáo viên có thể đánh giá đuợc năng lực và trình độ nhận thức của học sinh.
b) Những kết quả học tập được đánh giá qua thực hành:
Thông qua hoạt động thực hành, giáo viên có thể đánh giá được năng lực của học sinh về:
- Khả năng ứng dụng.
- Khả năng nhận diện vẩn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích hợp và đánh giá thông tin và sáng tạo được nhấn mạnh.
- Vẽ tranh, hát, thực hiện động tác thể dục hay trình bày miệng, sử dụng dụng cụ khoa học...
2. Tìm hiểu các bước xây dụng nội dung kiểm tra thực hành: 
Các bước tiến hành xây dụng nội dung kiểm tra thực hành:
Bước 1 : Xác định các kĩ năng cần đánh giá.
Truớc khi xây dựng bài tập thực hành, giáo viên cần xác định xem mục tiêu dạy học đòi hỏi học sinh cần có các kỉ năng nhận thức và thực hành nào. Từ đó, xác định các nội dung cần đánh giá bằng thực hành.
Bước 2: Chọn và thiết kế bài tập / tình huổng thể hiện đầy đủ cả nội dung kiến thức và kỉ năng liên quan trực tiếp đến các thành quả học tập trọng tâm đã xác định ở bước 1.
Bước 3: Luôn tập trung vào ý định đánh giá.
Bước 4: Cung cấp hay gợi ý cho học sinh những hiểu biết cần thiết.
Bước 5: Xây dựng phương hướng và tiến trình thực hiện bài tập một cách rõ ràng.
Bước 6: Cho học sinh biết các tiêu chí đánh giá các hoạt động trong khi làm và sản phẩm sau khi làm.
3. Tìm hiểu một số biện pháp đánh giá kĩ năng thực hành: 
Để đánh giá các kỉ năng thực hành, cần sử dụng phối hợp các công cụ ghi nhận kết quả đánh giá
- Bản báo cáo.
- Thang đo mức độ.
- Bảng kiểm.
Trong đỏ, bản báo cáo thưởng được sử dụng để ghi chép cách ứng xử, hành vi của học sinh trong tiến trình hoạt động; thang đo mức độ và bảng kiểm được sử dụng để đánh giá mức độ nhận thức hoặc thái độ chủ động tham gia hoạt động của học sinh.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC:
1. Đánh giá tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học: 
Tự đánh giá là kỉ năng hết sức cần thiết trong cuộc sống xã hội khi mà sự phân công lao động và xu hướng toàn cầu hoá ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tự đánh giá bao gồm cả đánh giá bản thân và đánh giá người khác.
Thông qua việc tự đánh giá kết quả học tập, học sinh có thể thấy được những yếu kém của mình trong nhận thức để tự điều chỉnh, đồng thời biết cách nhìn nhận, đánh giá người khác một cách khách quan và công bằng.
Đánh giá đuợc khả năng của bản thân sẽ giúp học sinh tự tin và chủ động hơn trong học tập và trong cuộc sống. Nhờ đó, các em có thể lựa chọn, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động học tập của bản thân, thoải mái với những kết quả mà mình đạt được. Đây là cơ sở để các em dần hình thảnh phương pháp tự học - một điều kiện thiết yếu để hoà nhập với xã hội hiện đại.
2. Tìm hiểu một số biện pháp rèn kĩ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học: 
Kĩ năng tự đánh giá được hình thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự định hướng và dẫn dắt của giáo viên để hình thành cho học sinh kỉ năng tự đánh giá, có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Đưa ra yêu cầu, câu hỏi để học sinh suy nghĩ về việc học của mình. 
Ví dụ:
+Em đã rà soát lại lỗi chính tả trong bài hay chưa?
+Các em hãy kiểm tra lại kết quả của bài toán trước khi nộp.
- Biện pháp 2: Hướng dẩn cho học sinh viết nhật kí học tập. Nhật kí học tập có thể ghi theo ngày hoặc theo các sự kiện. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép để tránh việc liệt kê sự việc hoặc kể lể tràn lan. 
Ví dụ:
+Hôm nay học những gì? Những gì em còn thắc mắc?
+Hôm nay em làm những việc gì? Em thấy minh làm tốt những việc nào? Việc nào chưa tổt? Nếu làm lại, em sẽ làm theo cách nào?...
- Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học tập và rèn luyện theo nhóm trong các tiết sinh hoạt hay ngoại khoá.
- Biện pháp 4: Đưa ra các tiêu chí đánh giá để làm căn cứ cho học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học. Tránh đánh giá theo dạng chung chung “đúng, rõ ràng, hay, tốt..
Ví dụ: Trước khi yêu cầu học sinh nhận xét bạn đọc, giáo viên cần đua ra các tiêu chí cụ thể: Nhận xét xen bạn đọc đúng chưa? Ngắt nghỉ đúng chỗ hay không? Giọng đọc diễn cảm chưa?
- Biện pháp 5: Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho học sinh kể lại, nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ; tạo cơ hội cho học sinh báo cáo với cha mẹ mình trong các buổi họp đối mặt (cha, mẹ, giáo viên chủ nhiệm và học sinh) hoặc sử dụng các phiếu thông báo. Từ đó các em có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, các em tự hào về bản thân mình hơn; tạo mối quan hệ tích cực hơn đối với giáo viên và xây dựng được một ý thức cộng đồng trong lớp học, đồng thời phát triển kỉ năng điều hành cho học sinh và giúp cho mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình được phát triển chặt chẽ hơn.
- Biện pháp 6: Lập những phiếu để giúp học sinh dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá. 
Ví dụ:
Trường:	Họ và tên:
Lớp:	Ngày:
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Môn học yêu thích của em ở trường là rnỏn nào? Tại sao?
Môn học em không thích là môn nào? Tại sao?
Những khó khăn em gặp phải ở trường.
Năng khiếu cửủa em:
3. Thực hành các biện pháp rèn kĩ năng tự đánh giá cho học sinh tiểu học:
Tự đánh giá là kỉ năng hết sức cần thiết trong cuộc sống xã hội khi mà sự phân công lao động và xu hướng toàn cầu hoá ngày càng trở nên mạnh mẽ. Tự đánh giá bao gồm cả đánh giá bản thân và đánh giá người khác.
Thông qua việc tự đánh giá kết quả học tập, học sinh có thể thấy được những yếu kém của mình trong nhận thức để tự điều chỉnh, đồng thời biết cách nhìn nhận, đánh giá người khác một cách khách quan và công bằng.
Đánh giá đuợc khả năng của bản thân sẽ giúp học sinh tự tin và chủ động hơn trong học tập và trong cuộc sống. Nhờ đó, các em có thể lựa chọn, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động học tập của bản thân, thoải mái với những kết quả mà mình đạt được. Đây là cơ sở để các em dần hình thảnh phương pháp tự học - một điều kiện thiết yếu để hoà nhập với xã hội hiện đại.
Module TH 28:
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC 
BẰNG ĐIỂM SỐ KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT
PHẦN 1: NHẬN THỨC
Đổi mới kiểm tra, đánh giá cùng với các thành tố khác(mục tiêu; nội dung; phương pháp dạy học; phuơng tiện dạy học; quản lí, tố chức thực hiện) tạo nên một chỉnh thể của đối mới giáo dục, trong đó đối mới kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của quá trình đối mới giáo dục phổ thông. Đối mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thức đẩy đối mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học (ban hành theo quyết định số 16/2006/ởĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định rõ về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học như sau:
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với HS ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích HS chăm học và tự tin trong học tập.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải:
a) Bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực;
b) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ thích hợp;
c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
dKết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
3. Các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhân xét của GV; các môn học và hoạt động giáo dục khác được đánh giá bằng nhận xét của GV".
Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học cũng xác định: “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học; hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp,ởcác lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. 
I. ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐIỂM SỐ KẾT HỢP VỚI NHẬN XÉT:
1. Ưu điểm và hạn chế của việc đánh giá bằng điểm số:
a) Những ưu điểm:
GV đã sử dụng các loại hình đánh giá: thường xuyên, giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học.
Biết kết hợp các loại hình đánh giá để phân loại học lực của HS.
Nội dung đánh giá đã chủ ý tới cả kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Một số GV giỏi, tâm huyết, có kinh nghiệm đã chủ ý nhận xét từng bài làm của HS bên cạnh việc cho điểm.
b) Những hạn chế:
Nội dung đánh giá: Thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
Cách đánh giá: chỉ chủ trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụ thể. Chưa chủ trọng đánh giá từng cá thể. Đề kiểm tra chỉ tập trung vào trọng tâm của chương trình, thiếu sự phân hoá theo năng lực HS.
Công cụ đánh giá: Để kiểm tra chủ yếu là đề kiểm tra viết với hình thức tự luận, do đó còn thiếu khách quan (đánh giá phụ thuộc vào người chấm) và không thể bao quát đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. Các đề kiểm tra chưa góp phần phân loại học lực HS một cách rõ rệt.
Việc sử dụng kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế. GV và nhà trường chỉ dùng kết quả điểm số để phân loại học lực HS và xét thi đua.
Người đánh giá: GV giữ độc quyền về đánh giá. HS là đối tượngđánh giá.
c) Cách điều chỉnh:
Với mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo, sớm thích nghi với lao động, hoà nhập thế giới và góp phần phát triển cộng đồng, việc đánh giá cần được đối mới toàn diện và đồng bộ trên những mặt sau:
* Đối mới mục đích đánh giá kết quả học tập :
+ Thứ nhất, xác nhận kết quả học tập ở từng giai đoạn của quá trình học tập, ở các môn học trong từng kì, từng năm học ở cấp Tiểu học theo từng lĩnh vục nội dung học tập đã được quy định trong chuẩn môn học và trong chương trình tiểu học.
+ Thứ hai, cung cấp những thông tin chính xác, quan trọng về quá trình dạy học các môn học cho GV và ban giám hiệu nhà trường, cho các cán bộ quản lí môn học ở những cơ quan quản lí giáo dục (phòng, sở, bộ). Trên cơ sở xử lí những thông tin này, các cơ quan quản lí giáo dục có những quyết định đúng đắn, kịp thời tác động tới việc dạy học các môn học nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.
* Đối mới nội dung đánh giá kết quả học tập:
Nội dung đánh giá kết quả học tập phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được quy định trong chương trình tiểu học và trong quy định về trình độ chuẩn của các môn học. Như vậy, chương trình có bao nhiêu hợp phần kiến thức và kĩ năng thì cần đánh giá đủ những hợp phần kiến thức và kĩ năng đó. Đề kiểm tra không những phải thể hiện đủ các kiến thức và kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ của các kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập mà trình độ chuẩn quy định.
* Đối mới cách đánh giá kết quả học tập :
Khi đánh giá bằng điểm số, cần chú trọng đến việc đánh giá bằng lời và nhận xét cụ thể.
* Đối mới công cụ đánh giá kết quả học tập:
Có nhiều công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS. Mỗi công cụ có những ưu thế riêng trong việc kiểm tra, đánh giá từng lĩnh vực nội dung học tập. Ở tiểu học sử dung chủ yếu hai công cụ đánh giá là: đề kiểm tra viết, trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận; các loại mẫu quan sát thường xuyên hoặc định kì.
2. Sự khác nhau trong cách đánh giá kết quả học tập các môn học bằng điểm số trước đây và hiện nay: 
Đánh giá
Trước đây
Hiện nay
Mục đích
Đánh giá để nhận định, chứng minh về kết quả học tập của HS.
Đánh giá để nhận định về kết quả học tập của HS.
Đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng học tập của HS.
Nội dung đánh giá
Đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưng thiên về khả năng tái hiện kiến thức.
Chủ trọng tới cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kết hợp giữa đánh giá khả năng tái hiện kiến thức và khả năng sáng tạo của HS.
Cách đánh giá
Đánh giá bằng điểm.
Đánh giá mang nặng tính đồng loạt.
Đánh giá bằng điểm (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) và đánh giá bằng nhận xét (các môn còn lại).
Chú ý tới việc đánh giá từng cá nhân.
Công cụ đánh giá
Đề kiểm tra viết và chủ yếu bằng câu hỏi tự luận.
Đề kiểm tra viết có kết hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (test).
Mẫu quan sát.
Người đánh giá
GV đánh giá HS.
GV đánh giá HS. -HS đánh giá HS.
II. YẾU CẦU, TIÊU CHÍ XÂY DỤNG ĐỀ KlỂM TRA, quy trình ra đỀ kiỂm tra hỌc kì:
1. Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kì:
Yêu cầu, tiêu chí xây dựng đề kiểm tra, quy trình ra đề kiểm tra học kì ở tiểu học:
a) Yêu cầu về đề kiểm tra học kì:
Nội dung bao quát chương trình đã học.
Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình cấp Tiểu học.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Phù hợp với thời gian kiểm tra.
Góp phần đánh giá khách quan trình độ HS.
b) Tĩêu chí đề kiểm tra học kì:
Nội dung không nằm ngoài chương trình.
Nội dung rải ra trong chương trình học kì.
Có nhiều câu hỏi trong một đề, phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận.
Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) 50 với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của rnôn học: nhận biết và thông hiểu khoảng 80%, vận dụng khoảng 20%.
Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.
Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó.
c) Quy trình ra đề kiểm tra học kì:
*Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra
Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ HS, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
*Thiết lập bảng hai chiều
Lập một bảng hai chiều: một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện mức độ nhận thức cần kiểm tra.
Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng với từng ô của bảng.
Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra.
Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều. Nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở mỗi nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao; hình thức câu hỏi đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán đồng thời tạo hứng thú, khích lệ HS tập trung làm bài.
Cần lưu ý:
+ Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, số điểm và thời gian dành cho ô tương ứng trong bảng hai chiều.
+ Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có số điểm như nhau, không phụ thuộc vào mức độ khó, dễ của từng câu hỏi.
*Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều
Căn cứ vào bảng hai chiều, GV thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yều cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
*Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm
Đáp án và hướng dẫn chấn được xây dụng trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kì tính theo thang điểm 10. Điểm của các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận).
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình:
Chương trình Giáo dục phổ thông – cấp Tĩểu học (ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là “các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được”. Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng là quá trình dạy học bảo đảm mọi đối tượng HS đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của các môn học trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp úng được nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng HS trong từng môn học hoặc từng chủ đề của mỗi môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản dưới đây.
a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm số:
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi chủ đề của từng môn học đối với từng lớp, đối với từng giai đoạn học tập, căn cứ vào yêu cầu cần đạtr các bài tập cần làm ở mỗi bài học để xác định những nội dung kiến thức, kĩ năng cần tập trung kiểm tra, đánh giá của các bài kiểm tra định kì ở từng lớp.
Khi xây dựng đề kiểm tra, cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và tham khảo sách GV, Đề kiểm tra học kì cấp Tỉểu học (NXB Giáo dục, 2000) nhằm đảm bảo tính phù hợp, tính thực tế để đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng khoảng 80 - 90% trong chuẩn kiến thức, kĩ năng và khoảng 10 - 20% vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chuẩn để phát triển. 
Thời lượng làm bài kiểm tra định kì khoảng 40 phút. Tuỳ theo đối tượng HS và đối với vùng khó khăn, có thể thêm thời gian (thời gian làm bài không quá 60 phút) nhưng không giảm mức độ, yêu cầu nội dung đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
Căn cứ vào các nhận xét (tiêu chí đánh giá) của từng môn học, theo từng học kì, từng lớp (bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học theo từng chủ đề và từng giai đoạn học tập), GV đánh giá và xếp loại HS: Hoàn íhành (A, A+), Chưa hoàn thành (B).
Việc đánh giá bằng nhận xét cần nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho cả GV và HS. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét, cần hướng tới mục đích khơi dậy tiềm năng học tập của HS.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở CÁC MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐIỂM SỐ (TIẾNG VIỆT, TOÁN, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊẠ LÍ) THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠN G TRÌNH:
1. Đánh giá kết quả học tập ở môn Tiếng Việt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình:
Đánh giá bằng điểm số rnôn Tiếng Việt:
a) Nguyên tác chung:
Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cấp Tiểu học được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc chung Về Đánh giá kết quả giáo dục tiểu học xác định tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/ởĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), gồm những điểm cơ bản sau:
-Đánh giá kết quả giáo dục đối với HS ở môn học trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng caochất luợng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích HS chăm học và tự tin trong học tập.
-Đánh giá kết quả giáo dục ở môn học trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải:
+ Đảm bảo tính toàn diện, khoa học, khách quan và trung thực.
+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn học ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựngcông cụ đánh giá thích hợp.
+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
+ Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
-Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV.
b) Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt:
Quy định về kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt được nêu tại văn bản Đánh giá và xếp loại HS tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 30 /2005 /ởĐ-BGDĐT ngày 30/9 /3005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) như sau:
Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm số, cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra.
Việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì kết quả học tập của HS về môn Tiếng 

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_20152016.doc
Giáo án liên quan