Kế hoạch bài học Toán Lớp 5 - Bài: Diện tích hình thang (Phương pháp Bàn tay nặn bột) - Nguyễn Văn Mướt

 Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

 -Giáo viên đưa một hình đa giác bất kì rồi hỏi:

 ?Em nào cho biết như thế nào là diện tích của một hình?

 -Giáo viên đưa lên một hình thang rồi yêu cầu học sinh nêu lại thành phần của hình thang. Sau đó giáo viên giới thiệu số đo các thành phần của hình thang rồi treo ở bảng lớp.

 -Các em đã biết các quy tắc tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác qua các số đo của các hình đó. Vậy các em thử nghĩ xem “Muốn tính diện tích hình thang ta phải làm thế nào”?

 Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu.

 -Giáo viên gợi ý:

 -Các em xem hình thang này có các cạnh tương tự như hình nào?

 -Các em thử suy nghĩ chúng ta có thể tính diện tích hình thang bằng số đo các thành phần bằng cách nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Toán Lớp 5 - Bài: Diện tích hình thang (Phương pháp Bàn tay nặn bột) - Nguyễn Văn Mướt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÀNH
LỚP 5 B
Gv: Nguyễn Văn Mướt
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BÀI SOẠN THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Bài: DIỆNTÍCH HÌNH THANG
(Toán 5 _ trang 93)
I.MỤC TIÊU:
 	-Biết tính diện tích hình thang.
 	-Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
 	-Biết hợp tác trong hoạt đông nhóm nhằm phát triển tư duy, tính sáng tạo trong học tập.
II.CHUẨN BỊ:
 	+Giáo viên: 3 hình thang bằng bìa cứng có cùng kích thước: đáy lớn 40cm, đáy bé 20cm, chiều cao 16cm và 1 hình tháng cân cùng số đo.
 	+Học sinh: 
 	-Vở ghi chép.
 	-Mỗi học sinh 2 hình thang cùng kích thước bằng giấy có kích thước: đáy lớn 20cm, đáy bé 10cm, chiều cao 8cm và 1 hình thang cân cùng số đo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1-.Khởi động:
	Cho học sinh nhắc lại các quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác.
2-.Bài mới:
 Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
	-Giáo viên đưa một hình đa giác bất kì rồi hỏi:
	?Em nào cho biết như thế nào là diện tích của một hình?
	-Giáo viên đưa lên một hình thang rồi yêu cầu học sinh nêu lại thành phần của hình thang. Sau đó giáo viên giới thiệu số đo các thành phần của hình thang rồi treo ở bảng lớp.ta giácgiác.
 10cm, chiều cao 8cm.
	-Các em đã biết các quy tắc tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác qua các số đo của các hình đó. Vậy các em thử nghĩ xem “Muốn tính diện tích hình thang ta phải làm thế nào”?
 Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu.
	-Giáo viên gợi ý: 
	-Các em xem hình thang này có các cạnh tương tự như hình nào?
	-Các em thử suy nghĩ chúng ta có thể tính diện tích hình thang bằng số đo các thành phần bằng cách nào?
 Bước 3: Đề xuất phương án tính diện tích hình thang.
	-Các em có thể tưởng tượng bằng cách cắt ghép như thế nào để giống như các hình đã học để tìm biện pháp tính diện tích hình thang với số đo của các thành phần mà chúng ta đã biết.
	-Ta có thể cắt để ghép thành một hình chữ nhật không?
	-Hay cắt ghép thành hình tam giác được không?
 Bước 4: Thực hành tìm tòi, khám phá.
	-Bằng bìa cứng giáo viên gợi ý giúp đỡ các em cắt ghép hình để thành hình chữ nhật đối với 1 hình thang cân rồi tính diện tích hình chữ nhật đó bằng diện tích hình thang ban đầu. (với hình thang thường vẫn được nhưng phức tạp hơn).
	Diện tích lúc này bằng 1 cạnh đáy (chiều dài hình chữ nhật) nhân với chiều cao. Cho các em so sánh cạnh đáy hiện tại với từng cạnh đáy lúc ban đầu để các em thấy cạnh đáy hiện tại lớn cạnh đáy lớn nhưng bé hơn cạnh đáy bé.
	-Với hình thang thường ta khó cắt ghép được thành hình chữ nhật, thầy sẽ hướng dẫn các em cắt ghép thành hình tam giác. (như SGK trang 93).
 Bước 5: Hợp thức hóa kiến thức
	-Đại diện nhóm trình bày cách tiến hành cắt ghép rồi đưa ra quy tắc tính diện tích hình thang bằng cách cắt ghép thành hình tam giác.
	-Từ cách cắt ghép thành hình tam giác giáo viên gợi ý để học sinh thấy được cạnh đáy hình tam giác bằng tổng 2 cạnh đáy hình thang; chiều cao bằng chiều cao hình thang và phát biểu ý kiến đúng trọng tâm bài học.
	-Giáo viên kết luận:
	Diện tích hình tháng bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
3.Thực hành bài tập:
	+.Bài tập 1a.
	Tính diện tích hình thang, biết: độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 8cm, chiều cao là 5cm.
	+.Bài tập 2a.
	Tính diện tích hình thang sau:
4.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học.
-Nhắc lại các quy tắc tính diện tích.
*.Hoạt động cá nhân.
-Bề mặt của hình đó chiếm được.
-Đáy lớn, đáy bé, 2 cạnh bên, đường cao.
*.Hoạt động cá nhân.
-Hình chữ nhật, hình vuông có 4 cạnh.
-Giống hình tam giác chỗ có đường cao.
-Lấy đáy lớn nhân với đáy bé.
-Lấy đáy lớn nhân với đường cao.
-Lấy đáy bé nhân với đường cao.
*.Hoạt động theo nhóm.
-Lắng nghe theo dõi.
-Trình bày quá trình thực hiện.
*.Hoạt động nhóm.
*.Hoạt động cả lớp.
-Học sinh nêu các câu hỏi thắc mắc.
	-Có thể lấy đáy lớn nhân với đáy bé rồi nhân với đường cao?
	-Đáy lớn nhân với đường cao cộng với đáy bé nhân với đường cao?
	-Đáy lớn cộng với đáy bé rồi chia cho 2 sau đó nhân với đường cao?
(12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2)
(4 + 9) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)

File đính kèm:

  • docDien_tich_hinh_thang_lop_5_soan_theo_PP_BTNB.doc