Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Thông tin và xử lý thông tin - Trường THCS An Lộc

HĐ2.

- Tên hoạt động: Thông tin có những dạng nào?

- Mục đích: + Nhận diện và phân biệt các dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.

- Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi bài tập sau.

1. Thông tin có những dạng cơ bản nào?

2. Em hãy cho ví dụ thông tin về dạng văn bản?

3. Em hãy cho ví dụ về thông tin dạng hình ảnh?

4. Em hãy cho ví dụ về thông tin dạng âm thanh?

5.Em hãy xác định dạng thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh) cho đúng bằng cách đánh dấu ô tròn màu sắc tương ứng.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động.

- Phương án đánh giá: Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi, trả lời đúng nhóm được 2 đ/ 1 câu, nhóm nào trả lời nhanh được cộng thêm 1 đ.

- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: 2. Thông tin có những dạng cơ bản nào?.

Có 3 dạng thông tin cơ bản:

- Dạng văn bản: Chữ số, kí hiệu trong sách, chữ viết trong vỡ ghi,

- Dạng hình ảnh: hình vẽ minh họa trong sách, hình ảnh chút chuột Mickey trong phim, ảnh chụp chung với người bạn.

- Dạng âm thanh: tiếng chim hót, tiếng còi ô tô, tiếng cô giáo giảng bài,

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Thông tin và xử lý thông tin - Trường THCS An Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH LONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS AN LỘC
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
PHẦN I: MÁY TÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
Chủ đề 1: Thông tin và xử lý thông tin Số tiết: 2.
Tiết PPCT từ 01 đến 02 (thực hiện từ ngày 09/09/2019 đến ngày 13/09/2019)
Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: sách giáo khoa, máy chiếu..
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS nêu được các khái niệm thông tin và xử lý thông tin của con người. Thông tin được biểu diễn như thế nào? HS nêu được khái niệm hoạt động thông tin của con người và nhiệm vụ chính của tin học và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2. Kĩ năng: Có thể sử dụng máy tính làm công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc và yêu thích môn Tin học
4. Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực suy luận logic, biến đổi thông qua giải bài tập
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Chuẩn bị của GV: Tranh ảnh minh hoạ, đoạn trích các bài báo, các hình vẽ, băng ghi hình, ghi tiếng, mô hình quá trình xử lí thông tin, Projector, SGK, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài học (1’): Cùng với sự phát triển của loài người, nhu cầu về hiểu biết thế giới xung quanh ta ngày càng cao, ta cần có thông tin để biết giải đáp các vấn đề đó. Vậy bài học này sẽ tìm hiểu xem thông tin là gì và xử lý thông tin của con người ra sao.
2.Dạy học bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên và HS 
Nội dung+ Ghi bảng
Tiết 1
A. Hoạt động khởi động:
- Tên hoạt động: quan sát các hình ảnh và điền vào chổ trống.
- Mục đích: gợi ý cho học sinh về việc sử dụng mạng máy tính trong công việc.
- Giao việc: Yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và điền vào chỗ trống bên dưới.
- Tín hiệu màu đỏ của đèn giao thông cho em biết điều gì?
Dừng xe trước vạch đi bộ
- Nhiệt độ tại TP. HCM được ghi nhận là 25oC. Hãy cho biết dự báo nhiệt độ của ngày tiếp theo là bao nhiêu?
- Những gì em ghi nhận được gọi là gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: Gợi ý cho học sinh trả lời.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: Học sinh không trả lời được. Giáo viên gợi ý và đưa ra hướng giải quyết.
B. Hoạt động khám phá: 
HĐ1. 
- Tên hoạt động: Thông tin là gì?
- Mục đích: Biết khái niệm thông tin.
- Giao việc: đặt câu hỏi cho các nhóm.
1. Em hãy nêu khái niệm về thông tin?
2. Em hãy xem các ví dụ về thông tin dưới đây và cho biết giác quan nào của con người có thể tiếp nhận thông tin đó bằng cách nối hình của giác quan tương ứng với bảng dưới đây.
3. Em hãy ghi 3 ví dụ khác về thông tin mà em biết vào bảng ghim và nối với hình giác quan tiếp nhận tương ứng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: các em có thể quan sát hình và liệt kê các thiết bị có trong hình.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không biết các thiết bị trên 
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người. Thông tin mạng lại sự hiểu biết cho con người.
Ví dụ: 
Tin tức thời sự trong nước và thế giới thông qua báo chí, phát thanh truyền hình.
Tín hiệu đèn xanh đèn đỏ của đèn giao thông
Mùi thơm của trái mít cho ta biết được mít đã chín.
HĐ2. 
- Tên hoạt động: Thông tin có những dạng nào?
- Mục đích: + Nhận diện và phân biệt các dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi bài tập sau.
1. Thông tin có những dạng cơ bản nào?
2. Em hãy cho ví dụ thông tin về dạng văn bản?
3. Em hãy cho ví dụ về thông tin dạng hình ảnh?
4. Em hãy cho ví dụ về thông tin dạng âm thanh?
5.Em hãy xác định dạng thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh) cho đúng bằng cách đánh dấu ô tròn màu sắc tương ứng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động.
- Phương án đánh giá: Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi, trả lời đúng nhóm được 2 đ/ 1 câu, nhóm nào trả lời nhanh được cộng thêm 1 đ.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp:
2. Thông tin có những dạng cơ bản nào?.
Có 3 dạng thông tin cơ bản:
- Dạng văn bản: Chữ số, kí hiệu trong sách, chữ viết trong vỡ ghi, 
- Dạng hình ảnh: hình vẽ minh họa trong sách, hình ảnh chút chuột Mickey trong phim, ảnh chụp chung với người bạn.
- Dạng âm thanh: tiếng chim hót, tiếng còi ô tô, tiếng cô giáo giảng bài, 
 HĐ3. 
- Tên hoạt động: Tìm hiểu sơ đồ xử lí thông tin.
- Mục đích: Biết và cho ví dụ các bước trong quá trình xử lý thông tin của con người.
- Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi bài tập sau.
1. Em hãy cho biết các bước xử lý thông tin?
2. Em hãy cho biết sơ đồ xử lí thông tin trên máy tính được biểu diễn như thế nào?
3. Em hãy quan sát những ví dụ minh họa sơ đồ xử lí thông tin dưới đây và tìm thêm một ví dụ mới và điền vào sơ đồ bên dưới.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ, gợi ý học sinh trả lời.
- -Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi.
3. Tìm hiểu sơ đồ xử lí thông tin.
- Tiếp nhận thông tin à Xử lí, lưu trữ thông tin à Truyền, trao đổi thông tin.
 HĐ4. 
- Tên hoạt động: Máy tính – Công cụ hỗ trợ con người xử lý thông tin.
- Mục đích: Biết được máy tính là công cụ hỗ trợ con người để xử lí thông tin và cho ví dụ các trường hợp mà máy tính hỗ trợ.
Tiết 2:
- Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi sau:
1. Hoạt động xử lý thông tin của con người được tiến hành nhờ vào gì?
2. Giác quan đóng vai trò là gì trong quá trình xử lý thông tin?
3. Bộ não đóng vai trò là gì trong quá trình xử lý thông tin?
4. Khả năng của các giác quan và bộ não của con người có giới hạn không?
5. Theo em con người làm điều gì để vượt qua những giới hạn nhất định của các giác quan và bộ não?
6. Em hãy điền vào chỗ trông tên của các công cụ dưới đây cho phù hợp:
Tên: Kính hiển vi
Nghiên cứu sinh vật rất nhỏ.
Tên:
Quan sát các vì sao.
Tên: 
Soạn thảo văn bả
7. Sự ra đời của nghành tin học giúp xã hội loài người như thế nào?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi.
4. Máy tính – Công cụ hỗ trợ con người xử lý thông tin.
- Hoạt động xử lí thông tin của con người được tiến hành nhờ giác quan và bộ não. Giác quan: tiếp nhận thông tin, bộ não: Xử lý thông tin.
- Con người phát minh ra các công cụ, phương tiện để vượt qua những giới hạn của bộ não và các giác quan.
 HĐ5. 
- Tên hoạt động: Thông tin được biểu diễn trên máy tính như thế nào?
- Mục đích: Biết thông tin được biểu diễn trên máy tính như thế nào.
- Giao việc: Học sinh trả lời câu hỏi
1. Thông tin chưa xử lí trong cuộc sống con người gồm những dạng nào?
2. Máy tính có thể xử lí thông tin dưới dạng nào?
3. Để con người có thể hiểu được, thông tin đã xử lí cần được biến đổi từ dãy bít thành những dạng thông tin nào?
4. Quá trình biến đổi thông tin thành dãy bit được gọi là quá trình gì? 
5. Quá trình giải mã là gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ học sinh xây dựng bài học.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi.
5. Thông tin được biểu diễn trên máy tính như thế nào?
- Để máy tính có thể xử lí thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp là dãy bít. (còn gọi là dãy nhị phân gồm 2 kí hiệu 0 và 1)
- Để con người có thể hiểu được, thông tin đã được xử lí cần được biến đổi từ dãy bít thành một trong những dạng quen thuộc của con người như âm thanh, văn bản, hình ảnh.
C. Hoạt động trải nghiệm:
 HĐ1. 
- Tên hoạt động: Thông tin quanh em.
- Mục đích: Biết được các ví dụ về các dạng thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Trải nghiệm:
.- Giao việc: đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, tự học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra.
Hãy quan sát môi trường sống ở nhà và ở trường em. Ghi nhận các tình huống em thường gặp và xác định các dạng thông tin mà em thu nhận được trong tình huống trên. Chia sẽ kết quả của em với các bạn cùng bàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý khi học sinh trả lời sai.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh trả lời sai, gọi học sinh khác hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi.
1. Thông tin quanh em.
HĐ2.
- Tên hoạt động: Máy tính hỗ trợ con người như thế nào?
- Giao việc: 
Trong các tình huống ở hoạt động 1, tình huống nào con người có sử dụng công cụ máy tính để hỗ trợ? Máy tính hỗ trợ như thế nào trong quá trình xử lí thông tin (lưu trữ, tính toán, ) trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành các ô trống của bảng bên dưới.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý khi học sinh trả lời sai.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh trả lời sai, gọi học sinh khác hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi.
2. Máy tính hỗ trợ con người như thế nào?
Trong các tình huống ở hoạt động 1, tình huống nào con người có sử dụng công cụ máy tính để hỗ trợ? Máy tính hỗ trợ như thế nào trong quá trình xử lí thông tin (lưu trữ, tính toán, )
D. Hoạt động ghi nhớ: 
- Tên hoạt động: ghi nhớ.
- Mục đích: giúp học sinh nắm được trọng tâm của bài
- Giao việc: đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Em hãy cho biết trọng tâm bài học cần ghi nhớ hôm nay là gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý khi học sinh trả lời sai.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh trả lời sai, gọi học sinh khác hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi.
Ghi nhớ.
- Thông tin và hoạt động xử lí thông tin.
- Ba dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- Dãy bít (được gọi dãy nhị phân) Gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
E. Hoạt động đọc thêm: 
- Tên hoạt động: bài đọc thêm – tại sao máy tính lại sử dụng hệ nhị phân.
- Mục đích: học sinh hiểu hơn về ngôn ngữ máy tính có thể hiểu được là các dãy nhị phân.
- Giao việc: đọc bài đọc thêm ở nhà.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: 	
- Phương án đánh giá: 	
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: 	
 Ngày 06 tháng 09 năm 2019
 Duyệt của Tổ chuyên môn
 Lê Thị Nhung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH LONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS AN LỘC
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 2: MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG Số tiết: 3.
Tiết PPCT từ 03 đến 05 (thực hiện từ ngày 17/09/2019 đến ngày 19/09/2019)
Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: sách giáo khoa, máy chiếu..
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết dược các loại máy tính, hiểu được thành phần cơ bản của máy tính, nêu được một số khả năng ưu việt của máy tính. Biết được ứng dụng của máy máy tính vao2cuoc65 sống con người
2. Kĩ năng: Đưa ra được các VD về ứng dụng của Tin học trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và những gì máy tính chưa thể.
3. Thái độ: Biết được máy tính có công dụng như thế nào đối với con người, từ đó có ý thức học tập nghiêm túc, nâng cao sự hiểu biết.
4. Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực suy luận logic, biến đổi thông qua giải bài tập
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Chuẩn bị của GV: Tranh ảnh minh hoạ, Projector, SGK, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài mới: (1’)
Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu được các dạng cơ bản của thông tin, biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin, cách biểu diễn thông tin trong máy tính. Tiết học hôm nay thầy giúp các em hiểu rõ hơn về máy tính có những loại thông dụng nào, thành phần của máy tính và một số khả năng của máy tính, các em sang bài mới “Máy tính và ứng dụng”.
2.Dạy học bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên và HS 
Nội dung+ Ghi bảng
Tiết 1
A. Hoạt động khởi động:
- Tên hoạt động: quan sát các hình ảnh và tích chọn vào chổ khoanh tròn.
- Mục đích: gợi ý cho học sinh biết về các loại máy tính trong công việc. Có những loại nào và được sử dụng như thế nào trong cuộc sống?
B. Hoạt động khám phá: 
HĐ1. 
- Tên hoạt động: các loại máy tính thông dụng
- Mục đích: Biết các loại máy tính.
- Giao việc: đặt câu hỏi cho các nhóm.
1. Em hãy mô tả các loại máy tính và đối chiếu đáp án phía trên đã đúng chưa nào?
2. Em hãy cho biết có bao nhiêu loại máy tính thông dụng bảng dưới đây.
Loại máy tính
Mô tả
Máy tính để bàn
(Desktop Computer)
Dạng máy tính cá nhân, được thiết kế để đặt trên bàn. 
Thường có cấu trúc gồm các bộ phận riêng biệt, rời rạc như thân máy, chuột, phím, màn hình.
Được dùng nhiều tại cơ quan, trường học và gia đình.
Máy tính xách tay
(Laptop/ Notebook)
Dạng máy tính cá nhân, được thiết kế gọn nhẹ để có thể di chuyển một cách linh hoạt.
Các bộ phận của máy tính thường được thiết kế thành một khối liền.
Phù hợp với công việc cần sự linh động.
Máy tính bảng
(Tablet Computer)
Dạng máy tính cá nhân, nhỏ gọn hơn laptop.
Sử dụng màn hình cảm ứng với chức năng chạm tay
thay cho chuột, bàn phím.
Máy chủ
(Server)
Dạng máy tính chuyên biệt, có kích thước lớn, khả năng lưu trữ lớn và xử lí thông tin nhanh.
Dùng để cung cấp dữ liệu và dịch vụ cho các máy tính khác trong hệ thống mạng ở cơ quan, trường học.
3. Em hãy cho biết có 2 thiết bị trên không phải là máy tính nhưng hoạt động của nó có giống như máy tính không?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: các em có thể cho vì sao? Những thiết bị khác hoạt động của nó có giống như máy tính
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không biết các thiết bị trên 
1. Các loại máy tính thông dụng
 - Máy tính để bàn
(Desktop Computer)
 - Máy tính xách tay
 (Laptop/ Notebook)
 - Máy tính bảng
 (Tablet Computer)
 - Máy chủ
 (Server)
Tiết 2
HĐ2. 
- Tên hoạt động: Máy tính có những thành phần nào?
- Mục đích: + Nhận diện và phân biệt thành phần của máy tính.
- Giao việc: Các em hãy quan sát và nhận diện các hình ảnh về phần cứng, phần mềm qua bài đọc sau. tr11/SGK
1. Bàn phím, chuộ,t màn hình ta có thể sờ nắm dung chạm được không?
2. Còn phần mềm như thế nào?
3. Em hãy cho biết nếu không có phần mềm thì phần cưng có hoạt động được không?
4.Em hãy cho mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm? 
5.Em hãy cho biết đâu là phần cứng và phần mềm?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động.
- Phương án đánh giá: HS hoàn thành các câu hỏi, trả lời đúng cho điểm
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp:
2. Hai thành phần của máy tính
-Phần cứng (Hardware): gồm tất cả các thành phần thiết bị vật lý của máy tính mà ta có thể tiếp xúc được (sờ nắm, đụng chạm).
VD: bàn phím, chuột, màn hình, 
-Phấn mềm là các câu lệnh máy tính
 (do người viết ra) để điều khiển các hoạt động phần cứng hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của con người.
VD phần mềm Paint dùng để vẽ, Word để soạn thảo văn bản.
Tiết 3
 HĐ3. 
- Tên hoạt động: Máy tính được dùng để là gì?.
- Mục đích: Biết được công dụng và những hạn chế của máy tính.
- Giao việc: Các nhóm hãy hoàn thành những câu hỏi bài tập sau.
1. Em hãy điền các công việc mà em có thể làm với máy vào bảng dưới đây? 
2. Em hãy đọc sơ đồ dưới đây để biết các ứng dụng chủ yếu của máy tính?
3. Em hãy quan sát bảng bên dưới để phân loại các ứng dụng sau đây của máy tính vào đúng nhóm bằng cách đánh dấu avào các màu tương ứng với từng lĩnh vực đã nêu ở trên và hãy cho thêm ví dụ.
4. Hãy cho biết có những việc hiện nay máy tính vẫn chưa làm được.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ, gợi ý học sinh trả lời.
- -Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi.
3. Máy tính được dùng để là gì?.
Máy tính là 1 công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực
-Giải trí và học tập
-Hỗ trợ công tác văn phòng
-Liên lạc tra cứu và mua bán trực tuyến.
-Hỗ trợ công tác quản lý.
-Thực hiện các tính toán.
-Robot - điều khiển tự động. 
Máy tính chưa phân biệt được mùi vị, cảm giác, không có những năng lực tư duy như con người.
C. Hoạt động trải nghiệm.
 HĐ1. 
- Tên hoạt động: Đúng hay sai?.
- Mục đích: Biết được phát biểu nào đúng hay sai để hiểu rõ hơn ứng dụng của máy tính.
- Giao việc: Các nhóm hãy chọn các phát biểu đúng sai sau: 
- Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nhóm hoạt động.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi.
 HĐ2. 
- Tên hoạt động: Tình huống
- Mục đích: Biết lựa chọn máy tính sao cho phù hợp với nhu cầu học tập.
- Giao việc: Học sinh trả lời câu hỏi và giải thích?
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh không trả lời được, gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi.
D. Hoạt động ghi nhớ: 
- Tên hoạt động: ghi nhớ.
- Mục đích: giúp học sinh nắm được trọng tâm của bài
- Giao việc: đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
Em hãy cho biết trọng tâm bài học cần ghi nhớ hôm nay là gì?
- Hướng dẫn, hỗ trợ: gợi ý khi học sinh trả lời sai.
- Phương án đánh giá: nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: học sinh trả lời sai, gọi học sinh khác hỗ trợ bạn trả lời câu hỏi.
Ghi nhớ.
-Phần cứng, phần mềm.
-Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ máy tính bảng.
E. Hoạt động đọc thêm: 
- Tên hoạt động: bài đọc thêm – Robot cảnh sát đầu tiên trên thớ giới gây sốt ở Dubai.
- Mục đích: học sinh hiểu công dụng của máy tính được ứng dụng vào việc chế tạo robot phục vụ nhu cầu con người.
- Giao việc: đọc bài đọc thêm ở nhà.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: 	
- Phương án đánh giá: 	
- Dự kiến tình huống xảy ra và giải pháp: 	
 Ngày 14 tháng 09 năm 2019
 Duyệt của Tổ chuyên môn
 Lê Thị Nhung

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_6_chu_de_1_thong_tin_va_xu.doc