Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Thông tin và xừ lý thông tin

4. Máy tính – công cụ hỗ trợ con người xử lí thông tin:

GV: Theo em hoạt động xử lí thông tin của con người được tiến hành nhờ vào cái gì?

- Tuy nhiên giác quan và bộ não của con người có giới hạn nên con người không ngừng nghiên cứu và phát minh ra các công cụ, phương tiện để vượt qua các giới hạn đó.

- Quan sát SGK trang 6 và cho biết tên các công cụ đó?

GV: Trong các thiết bị trên, máy tính điện tử là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động xử lí thông tin. 4. Máy tính – công cụ hỗ trợ con người xử lí thông tin:

HS: Nhờ các giác quan tiếp nhận và bộ não xử lí.

HS: lắng nghe

HS: Kính viễn vọng, máy tính

HS: lắng nghe.

 4. Máy tính – công cụ hỗ trợ con người xử lí thông tin:

- Hoạt động xử lí thông tin của con người được tiến hành thông qua các giác quan và bộ não.

- Máy tính điện tử là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động xử lí thông tin.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tin học Lớp 6 - Chủ đề 1: Thông tin và xừ lý thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 1,2,3
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ TÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS 
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC
Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
1. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết khái niệm thông tin, nhận diện và phân biệt được các dạng thông tin.
- Biết và cho ví dụ các bước trong quá trình xử lí thông tin của con người. 
- Biết được máy tính là công cụ hỗ trự con người để xử lí thông tin và cho ví dụ các trường hợp mà máy tính hỗ trợ.
- Biết thông tin biểu diễn trên máy tính như thế nào.
2. Nội dung trọng tâm:
- Khái niệm thông tin và các dạng thông tin.
- Sơ đồ xử lí thông tin của con người.
- Máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong xử lí thông tin.
- Biểu diển thông tin trong máy tính.
3. Thiết bị dạy học + dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, phấn, viết, thước
4.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Bảng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 10 phút
- Giao việc: Em hãy quan sát các hình ảnh và điền vào chỗ trống bên dưới?
+ Hình 1: Tín hiệu màu đỏ của đèn giao thông cho em biết điều gì?
+ Hình 2: Nhiệt độ tại TP.HCM được ghi nhận là 25oC. Hãy cho biết dự báo nhiệt độ của ngày tiếp theo là bao nhiêu?
- Giáo viên quan sát học sinh và hướng dẫn khi học sinh thắc mắc. 
- GV gọi từng em trả lời và nhận xét bổ sung ý kiến (nếu có).
GV: Vậy Những gì em ghi nhận được gọi là thông tin. Để biết thông tin là gì và nó được biểu diễn như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN.
HS: Quan sát hình SGK trang 3.
HS: Tín hiệu màu đỏ của đèn giao thông cho em biết xe nên dừng lại.
HS: Nhiệt độ của ngày tiếp theo của TP.HCM là 27oC – 35oC.
HS: giơ tay phát biểu và nhận xét.
HS: Lắng nghe GV giảng bài.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: 85 phút
1. Thông tin là gì?
GV: Theo em thế nào là thông tin?
GV: Nhận xét và rút ra bài học.
GV: Hoạt động nhóm ( 4 bạn 1 nhóm):
- Xem các ví dụ về thông tin trong SGK trang 4 và cho biết giác quan nào của con người có thể tiếp nhận thông tin đó bằng cách nối hình của giác quan tương ứng với bảng ghim.
- Ghi thêm 3 ví dụ khác về thông tin mà em biết vào bảng ghim và nối với hình giác quan tiếp nhận tương ứng.
Tình huống
Giác quan
Bông hoa hồng trước sân rất thơm
Mũi
Tiếng ve kêu râm ran trong sân trường.
Tai
Canh mẹ nấu hôm nay chua và mặn.
Miệng
Ly nước trên bàn rất nóng.
Miệng hoặc tay
Bản tin học tập của lớp 6A1 treo trên tường.
Mắt
1. Thông tin là gì?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
HS: Lắng nghe.
HS: chia nhóm 4 bạn/Nhóm sau đó tiến hành thảo luận và điền kết quả vào bảng phụ.
- HS thảo luận và tìm thêm 3 ví dụ khác về thông tin và trình bày cho các bạn cùng đóng góp ý kiến.
1. Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được từ thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, hình ảnh,) và về chính con người. Thông tin mang lại sự hiểu biết cho con người.
2. Thông tin có những dạng nào?
GV: Thông tin quanh ta rất phong phú và đa dạng. Vậy theo em có bao nhiêu dạng thông tin? Cho ví dụ?
GV: Có 3 dạng thông tin cơ bản: Hình ảnh, âm thanh và văn bản.
GV: Quan sát hình SGK và và xác định dạng thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh) cho đúng bằng cách đánh dấu vào ô tròn màu sắc tương ứng?
- Bài học trong SGK: Văn bản, hình ảnh.
- Phim hoạt hình Doraemon chiếu trên tivi: Văn bản, hình ảnh âm thanh.
- Hình chụp Văn Miếu Quốc Tử Giám: Hình ảnh.
2. Thông tin có những dạng nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời có 3 dạng thông tin cơ bản:
- Văn bản: Chữ số, kí hiệu,
- Hình ảnh: Hình vẽ minh họa, ảnh chụp người bạn,
- Âm thanh: Tiếng chim hót, tiếng cô giáo đang giảng bài,
HS: Quan sát SGK và đánh dấu vào ô tròn thích hợp.
HS: nhận xét và sửa sai nếu có.
2. Thông tin có những dạng nào?
Có 3 dạng thông tin cơ bản:
- Dạng văn bản
- Dạng hình ảnh
- Dạng âm thanh.
3. Tìm hiểu sơ đồ xử lí thông tin:
GV: Theo em thông tin được xử lí qua mấy bước?
GV: nhận xét và rút kết luận.
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ xử lí thông tin?
GV: Nhận xét.
GV: Quan sát các ví dụ minh họa sơ đồ xử lí thông tin và tìm thêm ví dụ khác.
GV: Nhận xét.
3. Tìm hiểu sơ đồ xử lí thông tin:
HS: qua 3 bước: Tiếp nhận thông tin-> xử lí, lưu trữ thông tin -> Truyền, trao đổi thông tin.
HS: Lên bảng thực hiện YCGV.
HS: Tìm thêm ví dụ
3. Tìm hiểu sơ đồ xử lí thông tin:
XỬ LÍ
ĐẦU VÀO ĐẦU RA
Thông tin thô Thông tin
chưa xử lí nhận biết đã
 xử lí
4. Máy tính – công cụ hỗ trợ con người xử lí thông tin:
GV: Theo em hoạt động xử lí thông tin của con người được tiến hành nhờ vào cái gì?
- Tuy nhiên giác quan và bộ não của con người có giới hạn nên con người không ngừng nghiên cứu và phát minh ra các công cụ, phương tiện để vượt qua các giới hạn đó.
- Quan sát SGK trang 6 và cho biết tên các công cụ đó?
GV: Trong các thiết bị trên, máy tính điện tử là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động xử lí thông tin.
4. Máy tính – công cụ hỗ trợ con người xử lí thông tin:
HS: Nhờ các giác quan tiếp nhận và bộ não xử lí.
HS: lắng nghe
HS: Kính viễn vọng, máy tính
HS: lắng nghe.
4. Máy tính – công cụ hỗ trợ con người xử lí thông tin:
- Hoạt động xử lí thông tin của con người được tiến hành thông qua các giác quan và bộ não.
- Máy tính điện tử là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động xử lí thông tin.
5. Thông tin được biểu diễn trên máy tính như thế nào?
GV: Thông tin chưa xử lí trong cuộc sống có rất nhiều dạng khác nhau, để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng các dãy Bit gồm 2 kí hiệu 0 và 1. Để con người hiểu được thông tin cần được biến đổi thành 1 trong các dạng quen thuộc với con người.
GV: Thế nào là quá trình mã hóa? Quá trình giải mã?
Kết luận: Quá trình biến đổi thông tin thành dãy bit được gọi là quá trình mã hóa.
- Quá trình biến đổi dãy bit thành 1 trong những dạng quen thuộc với con người được gọi là quá trình giải mã.
GV: Yêu cầu HS quan sát và giải thích về ví dụ sgk trang 7.
5. Thông tin được biểu diễn trên máy tính như thế nào?
HS: lắng nghe
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời
HS khác nhận xét và lặp lại câu trả lời đúng.
HS: Quan sát và lắng nghe GV giải thích.
5. Thông tin được biểu diễn trên máy tính như thế nào?
- Quá trình biến đổi thông tin thành dãy bit được gọi là quá trình mã hóa.
- Quá trình biến đổi dãy bit thành 1 trong những dạng quen thuộc với con người được gọi là quá trình giải mã.
C. Hoạt động trải nghiệm: 30 phút
1. Thông tin quanh em:
- Quan sát môi trường sống ở nhà và ở trường. ghi nhận các tình huống em thường gặp và xác định các dạng thông tin mà em thu nhận được trong tình huống trên?
* Ở nhà: 
- Em đọc quyển truyện cổ tích Việt Nam có chữ và hình ảnh minh họa: Văn bản, hình ảnh.
- Em nghe anh 2 hát: Âm thanh.
- Em xem thời sự trên ti vi cùng ba mẹ: Hình ảnh và âm thanh.
* Ở trường:
- Cô giáo viết bài trên bảng: Văn bản và hình ảnh.
- Tiếng trống trường: Âm thanh.
- 
1. Thông tin quanh em:
HS: Ghi nhận các tình huống của cá nhân và trình bày trước lớp.
2. Máy tính hỗ trợ con người như thế nào?
- Trong các tình huống mà em đưa ra, tình huống nào con người có sử dụng công cụ máy tính để hỗ trợ và máy tính hỗ trợ như thế nào trong quá trình xử lí thông tin ( Lưu trữ, tính toán, dự báo, tư vấn,)
2. Máy tính hỗ trợ con người như thế nào?
HS: suy nghĩ và hoàn thành theo mẫu SGK trang 8.
D. Hoạt động vận dụng: (5 phút)
GV: Có bao nhiêu dạng thông tin cơ bản? kể tên và cho ví dụ từng dạng.
Gv: nhận xét và hỏi thêm: Em hiểu như thế nào là dãy Bit?
GV: Nhận xét và chốt bài: Qua bài học này em cần nắm vững:
- Thông tin và hoạt động thông tin.
- Ba dạng thông tin cơ bản: Văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Dãy Bit ( dãy nhị phân) gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
HS: Có 3 dạng: Văn bản, hình ảnh và âm thanh.
HS: Dãy Bit ( dãy nhị phân) gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
HS: Lắng nghe
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (5 phút)
GV: Em hãy đọc bài đọc thêm: Tại sao máy tính lại sử dụng hệ nhị phân và cho biết:
- Tại sao máy tính lại sử dụng hệ nhị phân (dãy bit) để xử lí thông tin?
GV: Nhận xét và giải thích: Hệ nhị phân được chọn vì hệ nhị phân dễ dàng phân biệt sự hiện diện hay vắng mặt của 1 tín hiệu điện tại 1 thời điểm nào đó. Khi máy tính hoạt động máy tín phải xử lí hàng tỉ tỉ các tín hiệu mỗi giây. Nếu sử dụng hệ đếm khác, máy tính cần tốn nhiều thời gian cho việc chuyển đổi qua lại giữa các hệ đếm có cơ số khác nhau.
HS: Đọc phần đọc thêm.
HS: Nghiên cứu và trả lời.
HS: Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
Ưu điểm: 	
Hạn chế: 	
Hướng khắc phục: 	
Ngày tháng năm
Duyệt của BGH nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn
Người soạn

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_tin_hoc_lop_6_chu_de_1_thong_tin_va_xu.doc