Kế hoạch bài học môn Hình học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Thành
III. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình chữ nhật và áp dụng vào các hệ quả trong tam giác: tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
- Nhận biết được định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, tính chất của các điểm cách một đường thẳng cho trước.
- Biết cách được cách đo đạc thực tế thông qua bài tập.
b. Kỹ năng:
- Biết vẽ một tứ giác là hình chữ nhật, biết các cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật vận dụng kiến thức đó vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông và nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến)
- Vận dụng các kiến thức về hình chữ nhật trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
- Áp dụng các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh tứ giác là hình chữ nhật.
- Áp dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh tam giác vuông.
- Biết vận dụng định lí về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng minh một điểm nằm trên một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
- Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên.
- Viết và trình bày trước đám đông.
- Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo.
Báo cáo, thảo luận - Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi 1, 2. - HS làm bài tập ?3. - Đại diện cặp đôi báo cáo trả lời bài tập 1, 2. - Đại diện nhóm chữa bài tập 3. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. +) Báo cáo, thảo luận +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Dấu hiệu nhận biết hình thoi 1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi 2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi 3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông goác với nhau là hình thoi 4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi ?3Chứng minh dấu hiệu 3: ABCD là hình bình hành nên: AB = CD; AD = BC (1) Mà AC^ BD. Xét 2 tam giác vuông OAB và OBC có: OA = OB (t/c 2 đ/chéo hbh) OB chung DOAB = DOBC (c.g.c) AB = BC (2) Bài tập 3 a) Tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA nên là hình thoi b) Tứ giác EFGH có EF = HG và EH = FG nên là hình bình hành. Mà EG là đường phân giác của góc E Þ EFGH là hình thoi c) Tứ giác KINM là hình bình hành vì hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Lại có IM ^ KN Þ KINM là hình thoi d) Tứ giác PQRS không phải là hình thoi e) Tứ giác ADBC là hình thoi vì AD = DB = BC = CA = R HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG. * Mục tiêu: - Củng cố các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thoi. - Biết chứng minh một tứ giác là hình thoi. +) Chuyển giao: GV Cho HS làm bài 76 tr 106 SGK Yêu cầu HS vẽ hình và chứng minh bài toán GV cho HS hoạt động nhóm Bài 1: Bài 76 tr 106 SGK Bốn tam giác vuông AMN; BIN; CIK; DMK có: AM = BI = IC = MD AN = NB = CK = KD Nên bốn tam giác vuông AMN; BIN; CIK; DMK bằng nhau (c-g-c) Þ MN = NI = IK = KM Þ MNIK là hình thoi Bài 2 (Bài 136 SBT) GV đưa đề bài lên bảng phụ, gọi HS đọc đề. a) Cho hình thoi ABCD, kẻ hai đường cao AH và AK. Chứng minh rằng AH = AK b) Hình bình hành ABCD có hai đường cao AH và AK bằng nhau. Chứng minh rằng ABCD là hình thoi. Nếu HS trình bày theo cách 1 thì hỏi thêm có còn cách nào khác để chứng minh ABCD là hình thoi nữa không? Bài 2 (Bài 136 SBT) a) Xét hai tam giác vuông AHD và AKB có: AD = AB (cạnh hình thoi) (hai góc đối của hình thoi) Do đó DAHD = DAKB (cạnh huyền– góc nhọn) Suy ra: AH = AK b) Cách 1: DAHD = DAKB (g-c-g) Suy ra: AD = AK Hình bình hành ABCD có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi. Cách 2: DAHC = DAKC (Cạnh huyền-cạnh góc vuông) Suy ra: Hình bình hành ABCD có một đường chéo là phân giác của một góc nên là hình thoi. GV đưa đề bài lên bảng. Gọi HS đọc đề. GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng Chứng minh rằng: a) Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi. GV nhấn mạnh: Tính chất tâm đối xứng của hình thoi chính là tính chất tâm đối xứng của hình bình hành. b) Hai đường chéo của hình thoi là trục đối xứng của hình thoi. Bài 3 (77 SGK) a) Hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng. Hình thoi cũng là một hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi. b) BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD Do đó DB là trục đối xứng của hình thoi. Tưng tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi. Bài tập 4 Bài tập trắc nghiệm. Câu hỏi 1:Hình thang có một cặp góc đối là 1250 và 850 thì cặp góc đối nhau còn lại có tổng số đo là: A. 2100 B. 1400 C. 1500 D. 1600 Câu hỏi 2: Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau đây: A.Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi B.Hình thoi là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc C. Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi D. Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau Câu hỏi 3: Hình thoi không có tính chất nào sau đây A.Hai góc cùng kề một cạnh có tổng là 1800 B.Bốn cạnh bằng nhau C. Hai đường chéo vuông góc với nhau D. Bốn góc bằng nhau +) Thực hiện: - HS thảo luận cặp đôi bài 1. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bài 2, 3. - HS làm việc cá nhân làm bài tập 4. - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. +) Báo cáo, thảo luận: - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận bài 1. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm bài 2, 3. - HS lên bảng trình bày bài giải bài 4. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng. Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở. - GV chốt lại kiến thức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. Bài toán 1. Hình a biểu diễn một phần của cửa xếp, gồm những thanh kim loại dài bằng nhau và được liên kết với nhau bởi các chốt tại hai đầu và tại trung điểm. Vì sao tại mỗi vị trí của cửa xếp, các tứ giác trên hình vẽ đều là hình thoi, các điểm chốt I,K,M,N, O nằm trên một đường thẳng? Ha HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG. - Mục tiêu: Bước đầu giúp học sinh tìm hiểu một số hình ảnh và công trình thực tế có dạng hình thoi +) Chuyển giao: Học sinh tìm hiểu và sưu tầm một số hình ảnh trong thực tế. +) Thực hiện: Chia lớp thành bốn nhóm, tìm hiểu thực tế, viết báo cáo. +) Báo cáo: Các nhóm học sinh báo cáo thực tế vào tiết học sau. 1. Tính chu vi của hình thoi, biết các đường chéo bằng 16cm và 30cm 2.Cho hình thang cân ABCD (AB//CD). Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, AD. Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình thoi. 3.Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự E và F . a) Tứ giác AEDF là hình gì? b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi ? - Chuẩn bị bài mới: + Ôn tập các kiến thức đã học về hình chữ nhật, hình thoi. + Chuẩn bị: bài hình vuông. V – RÚT KINH NGHIỆM : ...................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt của ban giám hiệu Ngày tháng năm 2019 Ngày soạn:18.10.2019 Ngày dạy: Khối lớp: 8A Số tiết: 2 Chủ đề: HÌNH VUÔNG I. Vấn đề cần giải quyết: Định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết của hình vuông. II. Nội dung – chủ đề bài học: Phân phối thời gian Tiến trình dạy học Tiết 20 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT1: Định nghĩa KT2: Tính chất KT3: Dấu hiệu nhận biết Tiết 21 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG III. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận dạng được hình vuông - Hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi. - Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh và trong các bài toán thực tế. 2. Kỹ năng: - Biết vẽ 1 hình vuông, biết chứng minh 1 tứ giác là hình vuông + Hình thành cho học sinh các kĩ năng khác: - Thu thập và xử lý thông tin. - Tìm kiếm thông tin và kiến thức thực tế, thông tin trên mạng Internet. - Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên. - Viết và trình bày trước đám đông. - Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo. 3. Thái độ: + Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm + Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn + Bồi dưỡng đạo đức, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước. 4. Năng lực: - Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động. - Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống. - Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mang internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học. - Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình. - Năng lực tính toán. IV. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn KHBH - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: - Làm BTVN - Trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước. V. Tiến trình bài học 1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo sự chú ý của học sinh để vào bài mới, dự kiến các phương án giải quyết được tình huống trong bài. +) Chuyển giao: - Ở tiểu học các em đã biết về hình vuông. Em hãy lấy ví dụ thực tế về hình vuông. +) Thực hiện: Học sinh thảo luận theo nhóm. +) Báo cáo, thảo luận: Chia lớp thành bốn nhóm. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Dự kiến các phương án giải quyết được tình huống. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. HTKT1: ĐỊNH NGHĨA * Mục tiêu: HS nắm được định nghĩa hình vuông, biết cách chứng minh một tứ giác là hình vuông theo định nghĩa. + Chuyển giao: GV đưa hình 104 tr107 SGK lên bảng - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: CH1: Em có nhận xét gì về tứ giác ABCD? CH2: Tứ giác ABCD là một hình vuông. Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào? CH3: Nêu cách vẽ hình vuông CH4: Tứ giác ABCD là hình vuông khi nào? CH5: Hình vuông có phải là hình chữ nhật không, có phải là hình thoi không? vì sao? + Thực hiện: - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 1, 2 - HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi 3, 4, 5. - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. + Báo cáo thảo luận: - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi 1, 2. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác nhận xét bổ xung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS - GV: Chốt lại kiến thức Định nghĩa Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau. Tứ giác ABCD là hình vuông Û Từ định nghĩa suy ra: - Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau - Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông. HTKT2: TÍNH CHẤT . * Mục tiêu: Học sinh nắm vững các tính chất của hình vuông. +) Chuyển giao: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Từ nhận xét cho biết hình vuông có những tính chất gì? - Từ tính chất về đường chéo của hình chữ nhật và của hình thoi suy ra hình vuông có tính chất gì về đường chéo? +) Thực hiện - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi +) Báo cáo, thảo luận - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét về kêt quả bài tập của HS Chốt lại kiến thức: Tính chất - Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật, của hình thoi. - Hai đường chéo của hình vuông cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, bằng nhau và vuông góc với nhau. HTKT3: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT. * Mục tiêu: - Học sinh biết các dấu hiệu nhận biết hình vuông. +) Chuyển giao: CH1: Để chứng minh một tứ giác là hình vuông ta cần chứng minh gì? CH2: Một hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì sẽ trở thành hình vuông? Tại sao? CH3: Từ một hình thoi cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông? Bài tập 1: GV yêu cầu HS làm ?2 SGK Tìm các hình vuông trên hình 105 tr108 SGK (Đưa đề bài lên bảng phụ) + Thực hiện: - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 1, 2, 3 - HS làm việc nhóm, thảo luận làm . - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. + Báo cáo thảo luận: - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi 1, 2, 3. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm bài tập ?2. - Các nhóm khác nhận xét bổ xung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS - GV: Chốt lại kiến thức Dấu hiệu nhận biết hình vuông: - Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. - Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông. - Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông. - Hình thoi có một góc vuông là hình vuông. - Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. Nhận xét: hình chữ nhật mà có thêm một dấu hiệu của hình thoi là hình vuông. một hình thoi có thêm một dấu hiệu riêng của hình chữ nhật là hình vuông. ?2 a) Tứ giác ABCD có OA = OB = OC = OD nên là hình chữ nhật Mà AB = BC nên ABCD là hình vuông b) Tứ giác EFGH không phải là hình vuông c)Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật vì OM = ON = OQ = OP Mà MP ^ NQ nên MNPQ là hình vuông d) Tứ giác URST là hình thoi vì UR = RS = ST = TU Mà nên URST là hình vuông. 3.Hoạt động luyện tập, vận dụng * Mục tiêu: - Củng cố các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình vuông. - Biết chứng minh một tứ giác là hình vuông. +) Chuyển giao: Cho HS làm bài tập 81, 84 SGK. Bài tập 148, 155 SBT GV đưa bài tập 81 SGK lên bảng phụ. Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm cặp đôi. GV kiểm tra các nhóm hoạt động, sau khi HS hoạt động xong, yêu cầu một HS đại diện lên bảng trình bày. Bài 81 SGK Tứ giác AEDF có: nên là hình chữ nhật Lại có AD là tia phân giác của góc A nên AEDF là hình vuông Bài tập 84 SGK: GV đưa đề bài lên máy chiếu. Cho một học sinh đọc đề, một học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL của bài toán 84 SGK. Từ hình vẽ và GT và KL của bài toán ta dự đoán AEDF là hình gì? Hãy chứng minh tứ giác AEDF là hình bình hành? Từ hình vẽ và C/m được AEDF là hình bình hành. Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì hình bình hành AEDF là hình thoi? Vì sao? Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì? Điểm D ở vị trí nào trên BC thì AEDF là hình vuông? Vì sao? (Có vẽ hình riêng cho TH này) Y/C các nhóm hoạt động trong 5 phút. Theo dõi, nhận xét bài làm từng nhóm và hoàn chỉnh bài giải. - GV chiếu lên bảng đáp án để HS kiểm tra. Bài tập 148 SBT: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = AC trên BC lấy H và G sao: BH = HG = GC, qua H, G vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt AB, AC tại E và F. Tứ giác EFGH là hình gì? vì sao? GV đưa đề bài lên máy chiếu. Cho hs làm bài. HD vẽ hình và y/c hs nêu GT và KL của bài toán? Từ hình vẽ và GT hãy dự đoán EFGH là hình gì? Hãy C/m EFGH là hình vuông? Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh bài giải. Bài tập 155 SBT Cho học sinh làm BT155 SBT. GV đưa đề bài lên máy chiếu. Cho hình vuông ABCD, gọi E, F là trung điểm của AB, BC. C/m a) CE ^ DF b) M là giao điểm của DF và CE C/m AM = AD? Gọi hs lên bảng vẽ hình. Từ GT và hình vẽ muốn C/m CE ^ DF tại M ta phải C/m như thế nào? Có nhận xét gì về BCE và CDF? Nếu BCE = CDF thì . Vì sao ta có được điều đó? Từ điều C/m trên ta suy ra điều phải C/m. Cho học sinh lên bảng trình bày bài giải. - GV chiếu lên bảng đáp án để HS kiểm tra. Hướng dẫn học sinh về nhà làm câu b). Bài tập 84 SGK: a) Tứ giác AEDF có AF//DE, AE//FE (gt) Þ AEDF là hình bình hành. b) Nếu D là chân đường phân giác góc A thì AEDF là hình thoi. c) Nếu ABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật, nếu D là chân đường phân giác góc A thì AEDF là hình vuông. Bài tập 148 SBT: FGC vuông có (gt) Þ FG = GC Tương tự: Þ BH = EH Mà BH = GH = GC (gt) Þ FG = GH = HE ta có: EH//FG (cùng vuông góc BC) EH = FG (cmt) Þ EFGH là hình bình hành. mà Þ EFGH là hình chữ nhật. mà EH = HG (cmt) Þ EFGH là hình vuông. Bài tập 155 SBT a) Xét BCE và CDF có: EB = FC (=AB = BC) BC = CD (gt) Þ BCE = CDF Þ mà: Þ M là giao điểm của DF và CE. DMC có: Þ hay CE ^ DF b) Gọi K là trung điểm của AD và I là giao điểm của AK và DF. Ta có: AE//CK (gt) AE = CK (=AB = CD) Þ AECK là hình bình hành. Þ AK // CE Þ AK ^ DM (1) vì IK //MC mà K là trung điểm của DC I là trung điểm của AM (2) (1)(2) ADM cân tại A AD = AM. b) Gọi K là trung điểm của AD và I là giao điểm của AK và DF. Ta có: AE//CK (gt) AE = CK (=AB = CD) AECK là hình bình hành. AK // CE AK ^ DM (1) vì IK //MC mà K là trung điểm của DC I là trung điểm của AM (2) (1)(2) ADM cân tại A AD = AM. +) Thực hiện: - HS thảo luận cặp đôi bài tập 81SGK. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 84, 148, 155 SBT. - GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. +) Báo cáo, thảo luận: - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận bài 81. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm bài 84, 148, 155. - HS lên bảng trình bày bài giải bài tập. Các nhóm khác nhận xét bổ xung. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng. Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở. - GV chốt lại kiến thức 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng * Mục tiêu: Bước đầu giúp học sinh tìm hiểu một số hình ảnh và công trình thực tế có dạng hình vuông. +) Chuyển giao: Học sinh tìm hiểu và sưu tầm một số hình ảnh trong thực tế. +) Thực hiện: Chia lớp thành bốn nhóm, tìm hiểu thực tế, viết báo cáo. +) Báo cáo: Các nhóm học sinh báo cáo thực tế vào tiết học sau. - Xem lại các dạng BT đã giải, hoàn thành BT 155b vào vở - Về nhà làm bài tập 85, 86 SGK. - Ôn tập 9 câu hỏi ở phần ôn tập chương I. - Xem lại SGK , học thuộc các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông . - Làm các bài tập 79, 80, 82; 87, 88, 89 SGK V – RÚT KINH NGHIỆM : ...................................................................................................................................................................... Ký duyệt của ban giám hiệu Ngày tháng năm 2019 Ngày soạn: 22.10.2019 Ngày dạy: Khối lớp: 8A Số tiết: 3 CHỦ ĐỀ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHƯƠNG I I. Vấn đề cần giải quyết: Định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. II. Nội dung – chủ đề bài học: PPTG Tiến trình dạy học Tiết 22, 23 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT1: Định nghĩa các hình tứ giác. KT2: Tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang. KT3: Tính chất của các hình. Tính chất đối xứng. KT4: Dấu hiệu nhận biết của các hình. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP KT1: Bài tập về chứng minh tứ giác đặc biệt. KT2: Bài tập về tìm điều kiện của hình để tứ giác là hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Tiết 24 KIỂM TRA III. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu được các kiến thức cơ bản về các tứ giác một cách có hệ thống (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết). - Học sinh biết tổng hợp các kỹ năng đã có về tính chất, các dấu hiệu nhận biết để chứng minh hình, tìm điều kiện của hình. - Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức tổng hợp của học sinh dưới hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. 2. Về kỹ năng: - Có kỹ năng thành thạo trong việc phối hợp và sử dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán. - Rèn HS khả năng tìm tòi, cẩn thận, biết phân tích để tìm hướng chứng minh. - Có kỹ năng giải các dạng toán nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ hợp tác; đồng tình. Từ đó có ý thức và say mê môn học hơn. - Có thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra. - Cẩn thận, chính xác, trung thực, tích cực, chủ động. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tính toán. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn KHBH - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy tính casio, máy chiếu... - Lập ma trận và xây dựng đề kiểm tra. 2.Chuẩn bị của HS: - Làm BTVN - Đọc, nghiên cứu bài (Tìm hiểu, liên hệ một số kiến thức đã học với bài mới) - Làm BTVN - Làm việc nhóm ở nhà, trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước. - Kê bàn để ngồi học theo nhóm. - Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng - Củng cố kiến thức, kỹ năng lập luận, trình bày lời giải các dạng bài toán được hướng dẫn ôn tập của chương I. Ma trận đề kiểm tra: + Nhận biết hình có tâm đối xứng. (câu 1) + Hiểu được tính chất đường trung bình trong tam giác, hình thang. (Câu 3) + Vận dụng chứng minh tứ giác là hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông,... Biết cách tính độ dài cạnh, đường chéo,.. của tứ giác đặc biệt
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 1_12738865.doc